Bảo tồn TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU sau vinh danh: LÝ LUẬN và THỰC TIỄN ở HÀ NỘI

Tại Hà Nội, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm thực hiện từ trước khi tín ngưỡng này được vinh danh cho đến nay. Cuối năm 2018, Hội Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội tiến hành khảo sát các di tích và lực lượng tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Nội.

Xem chi tiết

Một số sinh hoạt NGHI LỄ và PHONG TỤC trong LỄ HỘI CỔ TRUYỀN của NGƯỜI KHMER NAM BỘ

Người Khmer Nam Bộ có nền văn hoá phát triển khá sớm, tồn tại và được chắt lọc qua thời gian, chứa đựng nhiều giá trị tinh hoa đặc sắc về vật chất và tinh thần. Một trong những thành tố không thể không nói tới của nền văn hoá đó là lễ hội cộng đồng.

Xem chi tiết

Tín ngưỡng THỜ QUAN CÔNG của NGƯỜI HOA ở TP HỒ CHÍ MINH (Trường hợp ở Nghĩa An Hội Quán)

Quan Công là một vị thần có địa vị tối cao trong hệ thống chư thần ở Trung Quốc, được cả Nho, Phật, Lão thờ phụng. Nho giáo xem Quan Công là “Võ Thánh Đế Quân” (còn Văn Thánh là Khổng Tử), Phật giáo xem Quan Công là Hộ pháp gọi là “Già Lam Bồ tát”, còn Đạo giáo phong Quan Công là “Tam giới Phục ma Đại đế”. Cả tam giáo Nho, Phật, Lão đã tích hợp từ văn hoá dân gian, truyền thuyết, ghi chép… và từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng để “sáng tạo” nên một hình tượng Quan Công “Trung nghĩa”, “Nho nhã”, ”Anh linh”, “Thần uy”.

Xem chi tiết

Hiện tượng THỜ ĐỊA MẪU tại HÀ NỘI

Tín ngưỡng thờ Mẫu là loại hình tín ngưỡng dân gian được hình thành khá sớm và tồn tại phổ biến ở Việt Nam. Nó thể hiện đặc trưng tính “nữ” của văn hoá người Việt, điều đó thể hiện rõ nét trong tục thờ cúng Nữ thần và các Thánh Mẫu. Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu, thể hiện ở việc dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.

Xem chi tiết

TẢN VIÊN SƠN THÁNH trong đời sống VĂN HOÁ TÂM LINH CƯ DÂN VIỆT _ MƯỜNG (Phần 2)

Trong đời sống văn hoá tâm linh của cư dân Việt và Mường, tục thờ Sơn thần tồn tại theo nguyên lí vũ trụ luận nguyên sơ của phương Đông với các cặp tương sinh tương khắc và đối lập với nhau như Sông – Núi, Đất – Nước,… Đó là môi trường sống quen thuộc của con người, đặc biệt là đối với cư dân nông nghiệp lúa nước, họ sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên với họ, đất và nước có vai trò vô cùng quan trọng. Trong hệ tư duy huyền thoại của người dân, họ luôn quan niệm vạn vật có linh hồn, nên họ luôn cầu mong sự phù hộ của các thần tự nhiên; và vị thần núi Tản Viên Sơn Thánh ngự trị trên đỉnh Ba Vì cũng không nằm ngoài dạng thức đó.

Xem chi tiết

Những giá trị VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG của DÂN TỘC trong TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU ở VIỆT NAM

Thờ Mẫu là một hình thức tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc bản địa, do đó tín ngưỡng này gắn bó chặt chẽ với văn hoá Việt Nam, kết tinh nhiều giá trị văn hoá truyền thống độc đáo của dân tộc. Làm rõ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam không chỉ góp phần khẳng định vai trò của tín ngưỡng này trong đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng mà còn là cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu vì một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xem chi tiết

TẾT TRUNG NGUYÊN (Rằm tháng bảy) – Phần 2: MÙA CHÈ LAM BỎNG BỘP (1)

Ở Hà Nội, vào những ngày giáp rằm tháng bảy, ra khỏi nhà thì có thể thấy ngay cảnh bán mua các thức đồ cúng lễ thật sôi động, tấp nập. Từ hoa quả, hương hoa, vàng mã đến bỏng, kẹo, chè lam. Và nhiều nhất là các gánh hàng bỏng bột (h. b364 ) và chè lam để bán cho người ta bày lên mâm chúng sinh trong ngày lễ Vu Lan. Bạn đã bao giờ cầm trên tay những nắm bỏng bột trắng xốp, nhẹ bồng và thơm nồng hương lúa, hoặc thanh chè lam dẻo ngọt bùi mật mía, để cảm nhận cho riêng mình một dư vị thật riêng của thứ quà quê miền Bắc?

Xem chi tiết

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG của NGƯỜI CHĂM trên các đền tháp ở NINH THUẬN

Lễ hội Yuer Yang được tổ chức định kì hằng năm vào chiều ngày chủ nhật và sáng ngày thứ hai vào tháng 4 Chăm lịch (khoảng tháng 7 dương lịch). Mục đích của lễ Yuer Yang là tạ ơn thần mặt trời. Theo tác giả Ngô Văn Doanh, mục đích lễ Yuer Yang là cầu cho mưa xuống để có nước cày cấy, vì thế người Chăm thường giải thích Yuer Yang là lễ cầu đảo hay lễ thần nông.

Xem chi tiết

Tính chất NGHI LỄ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN của NGƯỜI HOA ở Đồng Nai

Nghi lễ thờ cúng trong cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai với những tính chất như: vía thần linh, vía Tổ nghề, cúng giỗ, vía thần bửu đản, vía thần nhập đạo, vía thần đắc đạo, cầu an, cầu siêu,… Những nghi lễ gồm: vía Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quảng Trạch Tôn Vương, Kim Hoa Nương Nương, giỗ Trần Thượng Xuyên, Tiên Sư Bửu đản, Quan Âm Bồ Tát,… Ngoài ra, còn có lễ cầu an cầu siêu với tính chất thờ cúng Tổ tiên và những người đã mất.

Xem chi tiết

Góp phần tìm hiểu TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU của cư dân Bến Tre

 Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho rằng, Bến Tre “đất đai rộng, người hào-hiệp, siêng nghề- nghiệp, hay bố-thí, tánh cứng thẳng, thích điều nghĩa, dũng-cảm, siêng việc công,… hay tụng kinh lễ Phật, chuộng Thần-Thánh, tin đồng bóng cúng lễ, ưa đãi khách không kể tổn phí, hay dùng cô đồng múa hát (bóng rỗi) lấy làm vui thú”. Điều đó cho thấy người dân Bến Tre “hay tụng kinh, chuộng Thần thánh, tin đồng bóng lễ cúng” bởi phần lớn họ sống bằng nông nghiệp, ngư nghiệp nên họ phải luôn cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, mang lại cuộc sống no đủ,… Do đó họ luôn tin tưởng và kì vọng vào sự bảo vệ, độ trì của những vị thần để có thể giúp họ vượt qua mọi tai hoạ hiểm nghèo mà thần Mẫu là vị thần rất gần gũi và có vai trò vô cùng quan trọng.

Xem chi tiết

Hội RẰM THÁNG BA _ nét VĂN HOÁ NGƯỜI NGUỒN huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình

Người Nguồn bảo nhau rằng: “Thà rằng đau ốm mà nằm, ai mà nỡ bỏ Hội Rằm Tháng Ba”. Mùa xuân trên quê hương Minh Hoá ánh lên đầy màu sắc, khi mùa con ong đi lấy mật, khi những chồi non đang nhú, những nhánh lan rừng nở trắng đồi núi, tiếng chim hót líu lo, cảnh sắc núi rừng căng tràn sức sống như nàng sơn nữ đang tuổi trăng tròn cũng là mùa “đến hẹn lại lên” của những đôi trai gái thề hẹn năm nào. Với những ai chưa được trải nghiệm ngày hội văn hoá đặc sắc này thì hãy một lần đến, để rồi nhớ, rồi thương, vấn vương để lại tìm về Hội Rằm Tháng Ba.

Xem chi tiết

THỜ CÚNG TỔ TIÊN – Sự tiếp biến văn hoá công giáo với văn hoá bản địa và những vấn đề cần nghiên cứu

Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XVI. Trong quá trình hình thành và phát triển ở Việt Nam, đạo Công giáo đã có những xung đột với văn hoá bản địa, đặc biệt là vấn đề thờ cúng tổ tiên. Vấn đề này đã được giới học giả trong và ngoài Công giáo nghiên cứu. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề khác trong quá trình tiếp biến của văn hoá Công giáo với văn hoá bản địa cần được nghiên cứu. Trong tham luận này chúng tôi đề cập đến vấn đề thờ cúng tổ tiên trong cộng đồng người Công giáo để thấy được quá trình tiếp biến của văn hoá Công giáo với văn hoá truyền thống bản địa. Qua đó, chúng tôi sẽ nêu lên một số những vấn đề cần quan tâm mở rộng nghiên cứu về mặt văn hoá dưới góc độ tôn giáo – tín ngưỡng.

Xem chi tiết

ĐÁM TANG TRUYỀN THỐNG của NGƯỜI THÁI họ Lò ở PHÙ YÊN (Sơn La)

Trong nghi lễ vòng đời người Thái Phù Yên còn được bảo tồn đến nay, đám tang là nghi lễ lớn, quan trọng, có giá trị nhiều mặt, thể hiện nhiều phương diện văn hoá tín ngưỡng của người Thái ở Phù Yên, trong đó có đám tang truyền thống họ Lò. Vì thế khảo sát đám tang các dòng họ nói chung, họ Lò nói riêng sẽ giúp chúng ta những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hoá tín ngưỡng tôn giáo cũng như nhân sinh quan tộc người Thái, trong đó có trường hợp người Thái ở Phù Yên.

Xem chi tiết

PHONG TỤC, TẬP QUÁN, TÍN NGƯỠNG dân gian của NGƯỜI NGÁI

Hiện nay, người Ngái là một trong những tộc người có số lượng dân số sụt giảm nghiêm trọng nhất tại Việt Nam (cùng với Si-La, Pu Péo, Brâu, Ơ-Đu…). Trong vòng 10 năm (1999 – 2009), dân số người Ngái giảm 3.806 người từ 4.842 người (năm 1999) [1] xuống còn 1.035 người (năm2009) – một con số đáng báo động [2]. Sự suy giảm dân số đi liền với đó là sự mai một dần các giá trị văn hoá truyền thống – yếu tố quan trọng trong việc định hình, xác lập ý thức tộc người, bảo tồn văn hoá truyền thống.

Xem chi tiết

Vai trò của RỪNG TÂM LINH trong quản lí, sử dụng đất công ở NGƯỜI CƠ-TU, TA-ÔI tỉnh Thừa Thiên HUẾ

Các dân tộc Cơ-tu, Ta-ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế sống dựa vào rừng, gắn bó mật thiết với rừng ở cả khía cạnh vật chất lẫn khía cạnh tinh thần, tâm linh. Đối với họ, rừng là “một phần bản nguyên của con người”, đó không chỉ là không gian mà còn là thời gian; là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng. “Sống rừng nuôi, chết rừng chôn”, bởi vậy họ sống với rừng bằng tất cả cuộc đời họ có và bằng sự biết ơn, đoạt lấy rừng bằng rìu và lửa, nhưng không lãng phí cũng chẳng tàn phá, vừa đủ để sinh tồn.

Xem chi tiết

Các LINH VẬT HỌ RỒNG trong văn hoá Việt Nam (qua nghiên cứu đối sánh với Trung Hoa và Ấn Độ)

Rồng là một linh vật huyền thoại có mặt trong rất nhiều nền văn hoá từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây. Để truy nguyên nguồn gốc của rồng, các nhà khoa học đã phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như văn bản học, khảo cổ học, lịch sử mĩ thuật, niên đại học, khu vực học,… Trong các nghiên cứu khoa học xã hội có một ý kiến khá thống nhất về sự hình thành biểu tượng rồng là quá trình kết hợp những nét đặc trưng của nhiều con vật có thực để tạo nên một con vật hư cấu có tên gọi là rồng.

Xem chi tiết