CÁC LOẠI HÌNH TRƯỜNG DẠY VÕ TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN

     Trong quá trình tiến hoá của nhân loại từ thời Cổ Trung đại, các đế chế hùng mạnh ở phương Đông (Mông cổ, Trung Hoa…) hay các đế chế phương Tây (La Mã, Hy Lạp…) luôn tìm cách đánh chiếm những nước yếu kém trong khu vực hay ngoài khu vực để thoả mãn tư tưởng thôn tính của chế độ quân chủ.

     Cũng trong lịch sử tiến hoá ấy vào thời cận hiện đại – những nước văn minh phương Tây với những phát minh khoa học (điện khí, hơi nước, tàu thuỷ, vũ khí…) đã tìm đường xâm chiếm những nước chưa phát triển để khai thác thuộc địa… xa xôi ở phương Đông, phục vụ chế độ dân chủ tư bản…

     Trong quá trình tiến hoá đó, Việt Nam rơi vào tầm các cuộc xâm chiếm để khai hoá văn minh.

     Do đó nền văn minh của Việt Nam được tiếp cận với nhiều nền văn minh lớn của nhân loại của Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn độ, Âu Châu, Hoa Kỳ…

     Từ những bộ tộc chưa hình thành nên quốc gia – có chữ viết chưa rõ ràng đã vay mượn chữ Hán và nền Hán học để phát triển văn hoá của dân tộc trong thời Cổ Trung đại. Vào thời cận hiện đại (từ cuối thế kỷ 19) đã thay đổi chữ viết thành chữ La tinh hoàn chỉnh trong thế giới Hán hoá ([1]) thuộc khu vực Đông Á: An Nam (Việt Nam), An Đông (Hàn quốc), Yamatô (Nhật Bản)….

     Trong thời Cổ Trung đại đến hiện đại (cho đến khi Pháp đặt nền móng cai trị và đầu thế kỷ 20) nền giáo dục truyền thống Việt Nam  chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền tảng Khổng giáo trong hàng nghìn năm lịch sử.

     Do đó để đào tạo nên tầng lớp cai trị giúp bảo vệ và phát triển các vương triều phong kiến, Việt Nam đã có cách đào tạo để tuyển dụng nhân tài không thoát ly khỏi khuôn mẫu của Trung Quốc.

     Để thử tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta có thể khái lược qua những nét cơ bản như sau:

x
x   x

     Dân tộc Việt Nam đã sớm nghĩ ra đường lối giáo dục, học tập để kén chọn nhân tài thông qua phương pháp đào tạo để tuyển dụng nguồn nhân lực để tiếp nối các triều đại hay thay đổi quyền lực, hình thái chính trị…

     Khi muốn tuyển dụng các võ tướng trong triều, Chế độ phong kiến Việt Nam đã thực hiện theo 2 cách:

     – Một là căn cứ trên những cống hiến cá nhân qua các công trạng, kỳ tích hay qua gửi gắm họ hàng Hoàng thân quốc thích (gia thế vương tộc) mà không thông qua đào tạo. Cách này áp dụng từ trước thế kỷ XVI.

     – Hai là đào tạo chuyên nghiệp cho bộ phận hoàng thân quốc thích từng là các võ tướng để được bổ nhiệm chính thức trong trường dạy võ – mở đầu là Giảng Võ đường.

     Giảng Võ đường được triều Trần (1253) xây dựng nên để các võ tướng và các hoàng thân quốc thích có nơi rèn luyện võ nghệ để tuyển chọn. Từ đây nhà Trần còn cho viết Binh Thư – như loại sách giáo khoa để giảng dạy căn cứ trên những thế trận đã được trải nghiệm.

     Do đó nhà Trần đã sinh ra được những danh tướng lừng danh mà chúng ta đã liệt kê.

     Tuy nhiên, tuỳ triều đại mà có cách tuyển chọn khác nhau. Kể từ  đời (986) chỉ tuyển chọn qua thể hình (vóc dáng khoẻ mạnh) hay qua trình diễn (múa võ) để tuyển chọn vào lực lượng binh bị

     Nếu đời có cách tuyển chọn theo cách riêng thì đến đời vua Lê Đại Tông (niên hiệu Bảo Thái) mô phỏng theo cách của các nhà Đường, Tống, Thanh (triều đại Trịnh Cương) theo phương pháp quốc tế thời ấy mà Trung Quốc là một nước mạnh có ảnh hưởng trong một khu vực rộng lớn – đặc biệt là khối Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…)

     Từ đây các khoa thi võ được mở đầu tại Giảng võ đường 1721 (năm Bảo Thái thứ 2) với chức quan gọi là Giáo thụ để theo dõi việc giáo dục võ nghệ chỉ cho các bậc quan lại theo một loại giáo trình nhất định gọi là Võ kinh.

     Mãi cho đến đời Lê Dụ Tông (1721) – việc giảng dạy mới được mở rộng cho quảng đại quần chúng – theo cách mà ngày nay ta gọi là xã hội hoá – Đó là Võ học Sở (tại kinh đô Thăng Long) dưới sự cái quản của 1 viên quan chuyên trách.

     Cũng từ đây, những quy định và thể chế thi tuyển võ học được ấn định – không kém chặt chẽ như thể chế văn học  để tuyển chọn quan văn.

     Nếu các cuộc thi văn – được tổ chức thành 3 cấp: “thi Hương, thi Hội, thi Đình” thì cuộc thi chỉ thực hiện ở 2 cấp. Cấp 1 gọi là Sở cử (thi Hương) cấp 2 thi Bác cử (thi Hội)

     Cuộc thi được tổ chức nghiêm nhặt khiến cho nhà thơ Trần Tế Xương đã phải lận đận trong cuộc thi văn. Ông than thân:

“ Tám năm không khỏi phạm trường quy”

     Trường quy áp dụng nghiêm nhặt cho thi văn cũng như thi võ. Bảng trường quy thường treo trước trường thi văn để cho thí sinh biết rõ, mà H. oger có ghi lại nội dung – nhưng do bản khắc gỗ chữ Hán Nôm qua nhỏ– nên chúng tôi không thể chú giải được (hình) . Riêng đối với cuộc thi võ, nội dung ghi rõ đầu tiên là cấm đem theo kinh sách. Có khi kinh sách được sao chép nhỏ lại trên lớp vỏ của hạt mít (còn ngày nay thí sinh dùng những bản sao chép nhỏ gọi là phao).

TRƯỚC CỬA TRƯỜNG THI (Văn trường). Một sĩ tử vi phạm trường quy bị lính thể sát – người cầm túi roi – gông cổ. Theo NGUYỄN MẠNH HÙNG “Kỹ thuật của người An Nam” (Technique du peuple Annamite) của H. Oger thực hiện tại Hà Nội (1908 -1909).

___________
1. LÉON VANDERMEERSCH, Le neauveau monde sinisé, Paris: Seuil, 1985