Ẩn dụ từ chỉ vị giác “苦 (khổ) – đắng” trong tiếng Hán và tiếng Việt

Ẩn dụ vị giác đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người và nhiều khái niệm trừu tượng được xây dựng thông qua ẩn dụ vị giác. Dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, bài viết nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống về ẩn dụ của từ chỉ vị giác 苦 (khổ) – đắng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy ẩn dụ vị giác 苦 (khổ) – đắng trong hai ngôn ngữ chủ yếu tập trung vào năm lĩnh vực: thị giác/xúc giác, cảm xúc, thế giới vật chất, đời sống xã hội và mức độ…

Xem chi tiết

Về tư liệu Văn khắc Hán Nôm thời Lý

…các tư liệu văn khắc Hán Nôm trên chất liệu đá hoặc đồng có niên đại sớm từ thời Lý – Trần ngược trở lên đến thời kỳ Bắc thuộc có thể vẫn còn tồn tại nhưng chưa được phát lộ và chúng sẽ được cập nhật bổ sung trong quá trình khảo cứu, sưu tầm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng như các nhà nghiên cứu tại địa phương. Trở lại với các văn khắc Hán Nôm thời Lý hiện được công bố trong tập sách nói trên cũng như mới phát hiện thời kỳ gần đây, chúng tôi có một số nhận xét sau.

Xem chi tiết

Văn bia thời Trần ở Ninh Bình

Ninh Bình là mảnh đất địa linh nhân kiệt lại nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có thể nói bất cứ ngọn núi nào ở nơi đây đều được khắc thơ văn, đó cũng là một trong những lý do khiến cho mảnh đất này còn lưu lại được gần 900 văn bia. Không nhiều về số lượng mà rất đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đặc biệt chúng có niên đại kéo dài, liên tục suốt gần 1.000 năm, điều mà ít vùng có được. Văn bia sớm nhất được biết đến là các cột kinh Phật ở Hoa Lư do Đinh Liễn cho khắc vào thế kỉ thứ X (968 – 979), sự có mặt của chúng là vô cùng ý nghĩa, nó đánh dấu sự ra đời của loại hình văn bia ở Việt Nam…

Xem chi tiết

Một số kết quả thu thập, sưu tầm nguồn tư liệu Hán nôm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Các tư liệu Hán Nôm là loại hình văn bản hình thành từ quá khứ, lưu giữ những thông tin về quá khứ, qua đó truyền đến đời sau những tư liệu, tình cảm, tư tưởng của cha ông ta từ nhiều thế hệ trước. Hiện nay, các tư liệu, văn bản Hán Nôm này rất quý hiếm và rất quan trọng, phục vụ cho việc tìm hiểu các vấn đề về xã hội, tư tưởng, lịch sử, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của Việt Nam, của địa phương qua các thời kỳ trước đây…

Xem chi tiết

Thần tích Hà Nội – Đặc điểm, số lượng và giá trị

Thần tích hay còn gọi là thần phả, ngọc phả, phả lục… là loại hình văn bản ghi chép sự tích các thần được thờ ở đình, đền, miếu. Trước khi chữ Quốc ngữ ra đời, thần tích được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, sang thời kỳ thực dân, trong các bản kê khai thần tích ở các làng xã, bên cạnh thần tích, thần phả viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, còn có cả thần tích viết bằng chữ quốc ngữ. Các thần tích viết bằng chữ Hán, chữ Nôm được lưu trữ chủ yếu ở Viện nghiên cứu Hán Nôm. Các bản thần tích bằng chữ Quốc ngữ được lưu trữ ở Thư viện Viện Thông tin KHXH. Ngoài ra, còn một số bản thần tích hiện còn nằm rải rác ở một số đình, đền ở các địa phương.

Xem chi tiết

Những người thầy ở làng xã Nghệ An xưa qua tư liệu Hán Nôm

Tại các thôn xã ở nhiều địa phương trong cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng, trường lớp được mở ra tương đối nhiều, thầy giáo là các vị quan về hưu, người đang làm quan nhưng tranh thủ lúc rảnh rỗi, người thi đỗ nhưng không ra làm quan, những ông đồ, ông Tú… Họ đem hết tài năng, tâm huyết truyền dạy cho các thế hệ học trò nơi bản quán và những vùng lân cận, góp phần đưa chữ Thánh hiền đến gần hơn với người dân. Điều đó được ghi chép khá chi tiết trong tư liệu Hán Nôm, hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Xem chi tiết

Sắc phong và đối tượng được ban sắc ở tỉnh Đồng Tháp

Sắc phong là loại hình văn bản độc bản, là nguồn tài nguyên quý, có giá trị trên nhiều phương. Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp may mắn lưu giữ được số lượng tương đối các văn bản sắc phong có niên đại thuộc nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn. Qua khảo cứu, sắc phong chủ yếu ban cho thần linh và những nhân vật có công trạng với đất nước. Nghiên cứu này cung cấp tư liệu bổ sung hành trạng của các nhân vật lịch sử cùng tín tục của người Đồng Tháp nói riêng và người miền Tây nói chung trong tình hình khan hiếm tư liệu hiện nay.

Xem chi tiết

Bộ sưu tập sách Hán Nôm ở Thư viện Đại học Yale – Một đóng góp quan trọng của Maurice Durand về Việt Nam học

… bộ sưu tập Hán Nôm hiện được lưu giữ tại Thư viện Đại học Yale như là một đóng góp độc đáo cho Việt Nam học. Đây là bộ sưu tập phong phú, khoa học, góp phần lưu giữ văn hóa – văn học Việt Nam, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến toàn thế giới. Bộ sưu tập này đã lưu giữ các văn bản cổ xưa, góp phần bổ sung cho kho sách Hán Nôm của Việt Nam vốn đã còn lại không nhiều. Đối chiếu bộ sưu tập này với kho sách Hán Nôm của Thư viện Quốc gia Việt Nam và các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được xuất bản ngoài nước, ta thấy Maurice Durand đã cung cấp cho thế giới và cả những học giả Việt Nam những dị bản quý báu, có ý nghĩa cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa và văn học Việt Nam.

Xem chi tiết

Tái dựng lịch sử ngôi chùa Xiển Pháp qua văn bia và tài liệu Hán Nôm liên quan (1)

Xiển Pháp là ngôi chùa được nhắc tới trong các nghiên cứu lịch sử Phật giáo và văn hóa in ấn truyền thống sử dụng mộc bản tại Việt Nam. Tuy nhiên, tư liệu trực tiếp đề cập tới lịch sử của ngôi chùa này là hai tấm bia đá hiện đang nằm tại nền chùa cũ lại chưa từng được tìm hiểu một cách đầy đủ. Nghiên cứu này, thông qua việc tìm hiểu kỹ lưỡng hai tấm bia này kết hợp với một số tư liệu Hán Nôm hữu quan, tái dựng lịch sử hình thành của ngôi chùa Xiển Pháp vào cuối thế kỷ XIX, đồng thời đặt ra nghi vấn về cuộc đời tu hành của Hàn Thái Ninh – vị trụ trì chùa Xiển Pháp.

Xem chi tiết

Đặc điểm của văn tế Hán Nôm Bình Định

Từ thực tế điền dã, sưu tầm văn tế Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Bình Định, nhóm tác giả bước đầu nghiên cứu tổng quan về một thể loại khá đặc biệt trong văn học Hán Nôm Bình Định. Thông qua nội dung đã tìm hiểu được, bài viết hướng đến việc khẳng định những đặc điểm nổi bật của văn tế Hán Nôm Bình Định. Với tư cách là một thể loại gắn liền với chức năng nghi lễ mang âm điệu xót xa, văn tế Hán Nôm Bình Định đã mang lại những giá trị văn hóa mới góp phần vào tiến trình phát triển của văn học Bình Định.

Xem chi tiết

Tổng quan về tư liệu tộc ước trên thư tịch tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Với mục tiêu nghiên cứu khối tư liệu tộc ước trên thư tịch hiện được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi tiến hành thống kê danh mục văn bản tộc ước đang nằm rải rác trong các tư liệu khác (chủ yếu là gia phả); phân tích và tổng kết các đặc điểm về dung lượng và tên gọi của các văn bản tộc ước này; dùng phương pháp văn bản học để xác định niên đại văn bản, đồng thời vận dụng kiến thức của địa danh học lịch sử để xác định đặc điểm phân bố của các dòng họ có văn bản tộc ước; từ đó đưa ra kết luận về dung lượng, tên gọi, đặc điểm phân bố trên không gian địa lý và thời gian lịch sử của các văn bản tộc ước trong kho tư liệu này.

Xem chi tiết

Tư liệu Hán Nôm tại các di tích lịch sử thời Lý Nam Đế, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Ở bài viết này, chúng tôi giới thiệu về những tư liệu Hán Nôm tại các di tích lịch sử thờ Lý Nam Đế, thuộc huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Bài viết gồm hai vấn đề chính: Giới thiệu các di tích lịch sử thờ Lý Nam Đế, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, thực trạng tư liệu Hán Nôm tại các di tích và nội dung tư liệu Hán Nôm tại các di tích đó. Từ khóa: Lý Nam Đế, tư liệu Hán Nôm, di tích lịch sử, Hoài Đức.

Xem chi tiết

Cách dạy và học chữ Hán của người Việt xưa dưới góc nhìn của phương pháp giảng dạy hiện đại

Từng là hệ thống văn tự mượn dùng, vào giai đoạn đầu, chữ Hán đóng vai trò như hệ thống văn tự ngoại ngữ, ai cũng biết thế giới đánh giá chữ Hán là một trong những thứ chữ khó học, khó nắm bắt nhất. Vậy ngày xưa người Việt Nam ta học chữ Hán như thế nào, hệ thống sách giáo khoa dạy chữ Hán được biên soạn thế nào cho phù hợp với trình độ, độ tuổi của người học…

Xem chi tiết

Một số vấn đề về văn bản hương ước chữ Hán thế kỷ XVII – XVIII của Choson

… Hương ước thế kỷ XVII có tổng cộng 3 bản, thế kỷ XVIII là 6 bản. Số lượng hương ước thế kỷ XVIII minh chứng cho vai trò cũng như tác động
của hương ước đối với các vấn đề thời đại. Năm 1986, bộ sưu tập hương ước chữ Hán Choson ra đời, được đánh giá là tập đại thành tư tưởng tân tiến của tri thức Choson. Đồng thời phản ánh công cuộc gìn giữ vốn văn
hóa truyền thống và chiến lược xây dựng con người – xã hội choson thời hiện đại.

Xem chi tiết

Số hoá để bảo quản và khai thác di sản Hán Nôm Việt Nam: Triển vọng và thách thức

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại cho các thế hệ ngày nay
và mai sau một di sản văn hoá vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, đó là di sản Hán Nôm, bao gồm những thư tịch và tài liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Di sản văn hoá thành văn to lớn và phong phú này đã phản ánh lịch sử và văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước…

Xem chi tiết

Giải pháp phát huy giá trị di sản Hán nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt ở Hà Nội

Hà Nội có 10/12 di tích quốc gia đặc biệt gắn với tôn giáo, tín ngưỡng. Các di tích này đang lưu trữ khối lượng di sản Hán Nôm phong phú, đa dạng và hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Hiện nay, số lượng và thông tin về di sản Hán Nôm này đã và đang được cơ quan quản lý di tích khai thác, phát huy trong đời sống xã hội đương đại. Tuy nhiên, hiệu quả công tác phát huy giá trị vẫn còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những giải pháp tối ưu đối với hoạt động phát huy giá trị di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt này.

Xem chi tiết

Thể cách Ca trù trong ghi nhận của nguồn tư liệu Hán Nôm

 Thể cách là một thuật ngữ trong ca trù và không thấy ở các bộ môn ca nhạc khác. Nghiên cứu ca trù không thể không tìm hiểu thuật ngữ này. Trong khi chờ đợi các kết quả nghiên cứu về nội dung khoa học cho thuật ngữ thể cách ca trù trong tương lai, bài viết này là một cố gắng ban đầu, ít nhất là về mặt tư liệu…

Xem chi tiết

Tổng quan nguồn tài liệu chữ Hán về lịch sử Văn miếu Vĩnh Yên

Văn miếu là nơi thờ Khổng Tử (551- 479 TCN), nhà tư tưởng, nhà chính trị và là người sáng lập học thuyết Nho giáo ở Trung Quốc thời cổ đại. Khởi nguồn từ một ngôi miếu xây dựng vào năm 478 trước Công nguyên tại Khúc Phụ, Sơn Đông (Trung Quốc), là quê hương Khổng Tử, sau nhờ ảnh hưởng của Nho giáo truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam…

Xem chi tiết

Hệ thống thơ văn chữ Hán trên Kiến trúc Cung đình Huế – Một di sản tư liệu độc đáo

Hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế là những áng thơ văn tinh túy nhất được tuyển chọn từ trước tác của các vị hoàng đế, thân vương, quan lại triều Nguyễn, được chạm, khắc, khảm, cẩn, tráng men hay đắp nổi trên các kiến trúc cung đình Huế trong giai đoạn 1802 – 1945. Hệ thống này gồm hàng ngàn bài thơ, văn, câu đối, là một di sản tư liệu vô cùng quý giá cần được bảo tồn, giới thiệu và phát huy giá trị.

Xem chi tiết

Nghề in và đồ họa sách thời Nguyễn (TBHNH 1998)

Phần Chư công nghệ tổ trong sách Liệt tiên truyện có chép: Hộc người Hồng Lục huyện Trường Tân lộ Hải Dương. Đỗ Thám khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442). Làm quan đến chức Đô ngự sử. Từng hai lần sang sứ Tầu và học được cách chế bản in. Sứ về, Hộc dạy cho dân Hồng lục và Liễu Tràng (gọi liền là Hồng – Liễu). Vì vậy dân Hồng – Liễu mới có nghề này. Sau Hộc mất, dân lập đền thờ, tôn làm Tổ Sư. Triều đình cũng ban Sắc chỉ phong làm Phúc thần.

Xem chi tiết