Ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo và Nho giáo đến bố cục tổng thể chùa Huế thời Nguyễn (1558-1945)

Kiến trúc chùa Huế hình thành và phát triển dưới thời Nguyễn với dấu mốc rõ nét khi chúa Nguyễn Hoàng vào khai phá xứ Đàng Trong. Nhất là giai đoạn nhà Nguyễn, với nhiều chính sách và nhiều cuộc trùng hưng lớn đã tạo nên số lượng chùa mât tập, tạo nên diện mạo ngôi chùa Huế đặc trưng về kiến trúc và cảnh quan. Khi chúng ta nhìn nhận về mặt kiến trúc, không dễ nhận thấy như ngôi điện Đại Hùng hay các đường nét hoa văn trang trí trên bề mặt,… nhưng bố cục tổng thể ngôi chùa chính là mô hình biểu đạt tổng quan nhất về mặt kiến trúc, về không gian sử dụng và cả môi trường sinh thái đặc sắc xung quanh ngôi chùa.

Xem chi tiết

Giá trị lịch sử – kiến trúc di tích cầu ngói Thanh Toàn và giải pháp khai thác phục vụ du lịch

 Cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã được nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1990. Trong những năm qua, hoạt động du lịch ở làng Thanh Toàn đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa để phát triển du lịch trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Bài viết nhận diện các giá trị lịch sử văn hóa, giá trị kiến trúc nghệ thuật của cầu ngói Thanh Toàn, đồng thời, đề xuất một số giải pháp khai thác du lịch hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương cũng như công tác bảo tồn di tích trong bối cảnh hiện nay.

Xem chi tiết

Bảo tồn di sản đô thị: Tiếp cận từ thích ứng (Điển cứu trường hợp Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh)

Sài Gòn-TP.HCM và di sản đô thị còn tồn tại, bên cạnh là động lực cho sự phát triển kinh tế địa phương còn là nơi lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ đóng vai trò gắn kết cộng đồng. Tuy vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gia tăng, nguy cơ các di sản bị tàn phá ở tầm mức đáng báo động. Bài viết tiếp cận bảo tồn ở góc độ thích ứng cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của thích ứng và xây dựng đô thị thích ứng có thể mang đến những triển vọng to lớn cho công tác bảo tồn, hướng đến phát triển bền vững đô thị.

Xem chi tiết

Chùa Thánh Duyên: Một dấu ấn văn hoá – kiến trúc dưới triều Nguyễn (1)

Chùa Thánh Duyên được xây dựng, vào triều Minh Mạng, mở rộng quy mô và tăng thêm một số công trình kiến trúc trên núi Thuý Hoa8. Những công trình kiến trúc này, tuy đã được trùng tu nhưng vẫn giữ được khá nguyên trạng kiến trúc và mỹ thuật đặc trưng dưới triều Nguyễn. Đặc biệt là việc hoạch định bố cục, xử lý tình huống hài hòa với địa lý tự nhiên, đồng thời thể hiện những nét đặc trưng của danh lam xứ Huế.

Xem chi tiết

Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Po Sah Inư

Po Sah Inư là một trong ba nhóm đền tháp Chăm thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, có niên đại sớm từ đầu thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ IX. Đây là một trong những nhóm đền tháp cổ kính nhất ở Bình Thuận (trong phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai ở Bình Thuận còn có tháp Podam (Pô Tằm) ở huyện Tuy Phong và nhóm tháp Làng Gọ ở xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc) là những nhóm đền tháp cổ của vương quốc Chămpa còn lại cho đến ngày nay ở miền Trung Việt Nam.

Xem chi tiết

Phủ đệ triều Nguyễn: Không gian, kiến trúc mang tính “chuyển tiếp” giữa sự quyền uy và truyền thống

Nhắc đến Huế, dường như ai cũng biết đến giá trị kiến trúc di sản thời Nguyễn cũng như các giá trị văn hóa đã trầm tích qua bao thế hệ, để hun đúc thành một “xứ” Huế rất riêng mà không thể lẫn vào đâu được trong mạch văn hóa xứ Đàng Trong. Để chứng minh điều đó thì các di sản kiến trúc thời Nguyễn và Nhã nhạc cung đình Huế đã được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, để rồi Huế mặc nhiên tự hào là Cố đô cuối cùng của một đất nước ngàn năm văn hiến…

Xem chi tiết

Những nét đặc trưng của ngôi vườn xứ Huế

… Việc xây dựng kinh thành Huế trong quá khứ với khuôn viên rộng, tạo sự uy nghiêm và cách ly với quần chúng đã khiến cho thiên nhiên với cây, trái, hoa, lá, cỏ, đá,… lẫn những quảng trường được thiết lập, trở thành không gian hoành tráng, làm nền tôn tạo cho kiến trúc cung đình mà đằng sau hoàng thành cũng là hệ thống những khu vườn ngự, muôn hương nghìn sắc. Trên phép ứng dụng các yếu tố phong thủy, khu vườn lớn của Huế lồng trong thiên nhiên mà phần nào đã tựa vào thành quả của tạo hóa như sông, núi, cồn, bãi,… đó là những cảnh sắc tiền, hậu, tả, hữu tuyệt đẹp tô điểm cho những “đại hoa viên” được tạo dựng một cách khéo léo và có dụng ý của con người…

Xem chi tiết

Quỹ di sản kiến trúc Pháp ở Hà Nội (Phần 2)

Thực tiễn và những công trình hiện đang song hành với sự phát triển của xã hội chứng minh kiến trúc Pháp đã tạo nên dấu ấn sâu đậm và ảnh hưởng mạnh mẽ đến bộ mặt đô thị của Hà Nội. Từ cưỡng bức, cộng sinh, chuyển hóa, kiến trúc Pháp đã dần khai thác những yếu tố kiến trúc phù hợp tự nhiên và đặc điểm nhân văn của Hà Nội… Ở mỗi công trình kiến trúc Pháp, có thể nhận thấy đầy đủ tư duy phân tích của phương Tây, tư duy dung hòa, tổng hợp của phương Đông…

Xem chi tiết

Quỹ di sản kiến trúc Pháp ở Hà Nội (Phần 1)

Là một đô thị tồn tại lâu đời nhất ở Việt Nam, Hà Nội khoác trên mình một tấm áo dày dặn của thời gian lịch sử và chồng chất các nếp tầng văn hoá. Hà Nội mang trong mình những di sản vô giá trong suốt hàng ngàn năm văn vật. Kiến trúc là một sản phẩm đang hiện hữu và hoà nhập vào tổng thể quỹ di sản đô thị đó. Bài nghiên cứu đề cập đến một trong những vấn đề quan trọng là quỹ di sản kiến trúc Pháp ở Hà Nội.

Xem chi tiết

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản Kiến trúc đô thị Huế

Trong bài báo này, bằng việc vận dụng những lý thuyết liên quan đến bảo tồn di sản trong những tài liệu thứ cấp sẵn có, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh, chúng tôi có tham vọng mang lại những cách nhìn tổng thể hơn, hệ thống hơn về các vấn đề liên quan đến di sản và ứng dụng nó vào thực tế công tác bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế.

Xem chi tiết

Khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián

Bình phong, tuy chỉ là một yếu tố nhỏ trong tổng thể công trình kiến trúc, nhưng từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống trong kiến trúc Việt bởi những ý nghĩa, công dụng và cả giá trị mà nó mang lại. Bài báo khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián, thành phố Đà Nẵng – một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cùng với các giá trị văn hóa đặc sắc, mang ý nghĩa về mặt tâm linh, là dấu ấn lịch sử đối với đình làng Thạc Gián và thể hiện triết lý âm dương qua hình tượng long mã và biểu tượng nhật nguyệt.

Xem chi tiết

Xu hướng dân gian qua biểu tượng rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn ở Nghệ An

Đình Hoành Sơn là một trong những ngôi đình còn lưu giữ kiểu thức kiến trúc và chạm khắc có giá trị văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của thế kỷ XVIII vùng xứ Nghệ. Một trong những mô típ trang trí phổ biến trên kiến trúc ngôi đình này là hình tượng rồng. Mô típ rồng trở thành biểu tượng trang trí chứa đựng nhiều nét chung của nghệ thuật chạm khắc dân gian, từng xuất hiện nhiều trên kiến trúc đình làng Bắc Bộ thế kỷ XVII. Xu hướng dân gian được thể hiện khá rõ qua các bức chạm khắc hình rồng trên kiến trúc đình Hoành Sơn. Hoàn cảnh lịch sử và xã hội đương thời đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của một ngôi đình làng xứ Nghệ còn tồn tại đến ngày nay.

Xem chi tiết

Kiến trúc nhà ở Hàn Quốc thời Joseon qua Vương quốc nghìn năm

Tiểu thuyết Vương quốc nghìn năm của Kim Kyung-uk dựa
trên câu chuyện có thật trong lịch sử khi có ba thuyền viên Hà
Lan trôi dạt vào Joseon hồi thế kỷ XVII. Thông qua lời kể của
Jan Jansz Weltevree – người phương Tây đầu tiên đặt chân
đến Joseon, đời sống, xã hội và con người Joseon được cảm
nhận và miêu tả một cách mới mẻ, khác lạ với những đánh giá
của người Hàn Quốc hay người phương Đông. Nghiên cứu
này tập trung khảo sát kiến trúc – văn hoá ở của người Joseon
trong tác phẩm văn học độc đáo này để thấy được sự đặc trưng
trong văn hoá ở của người Hàn Quốc xưa

Xem chi tiết

Chức năng tương tế của đình trong bối cảnh đô thị hóa ở Bình Dương

Bài viết này tìm hiểu mối quan hệ giữa đình với người cúng đình nhằm giải thích sự tồn sinh của đình trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. Sử dụng cách tiếp cận Nhân học và nguồn tư liệu điền dã tại một số ngôi đình ở thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và thị xã Tân Uyên, bài viết phát hiện và phân tích sự biến đổi chức năng tương tế của đình ở các điểm dân cư có mức độ đô thị hóa khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa đình với người cúng đình thông qua lễ bái quan hiện vẫn còn duy trì đầy đủ, đảm bảo chức năng tương tế tại các đình được khảo sát.

Xem chi tiết

Ảnh hưởng của kinh thành Huế đến hình thái nhà vườn truyền thống tọa lạc trong khu vực kinh thành

Bài viết tìm hiểu ảnh hưởng của Kinh Thành Huế đến tổng thể và bố cục sắp xếp của các nhà vườn truyền thống Huế (NVTTH) tọa lạc trong khu vực Kinh Thành thông qua nghiên cứu sự chuyển đổi các yếu tố tổng thể của các ngôi nhà. Qua khảo sát 84 NVTTH tọa lạc trong khu vực Kinh Thành cho thấy những ngôi nhà này chuyển đổi theo nhiều hình thái khác nhau dưới tác động của quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa. Tuy nhiên một số yếu tố quan trọng như bình phong, bể cạn và hướng nhà chính vẫn được tôn trọng…

Xem chi tiết

Nghinh Lương Đình – Những thay đổi về hình dáng kiến trúc trong các giai đoạn lịch sử

 Bài viết trình bày những biến đổi về hình dáng kiến trúc, công năng của Nghinh Lương
Đình qua các thời kỳ, từ thời Thành Thái (1889-1907) đến thời Bảo Đại (1925-1945), thông qua tư liệu sử, tư liệu ảnh và đối chiếu với hình ảnh Nghinh Lương Đình tháng 4/2017 để chỉ ra các chi tiết cần phải điều chỉnh khi thực hiện trùng tu công trình.

Xem chi tiết

Sinh thái hóa đô thị tại Việt Nam: Mô hình nào cho Bình Dương?

Các đô thị Việt Nam đang bước vào một giai đoạn bùng nổ đô thị hóa với sự gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng đô thị. Trong số đó, thành phố Bình Dương nổi bật lên, được xem như một đô thị trẻ năng động. Với những dự án đầy tham vọng, thành phố mới Bình Dương đang được định hướng trở thành một đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch và thân thiện môi trường để nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp môi trường sống ngày càng tốt hơn,..

Xem chi tiết

Quy hoạch kiến trúc kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX và giá trị nhân văn bền vững của nó trong lòng đô thị Huế

Tư tưởng chủ đạo của quy hoạch kiến trúc Kinh Thành Huế là Dịch lý và thuật Phong thủy. Nó được kết hợp với phương pháp xây dựng thành lũy của Vauban và ứng dụng vào hình sông thế núi tại chỗ để tạo ra được một công trình kiến trúc vừa đồ sộ, vừa hài hòa với bối cảnh thiên nhiên thơ mộng của vùng đất này. Trong ngót 200 năm qua, Kinh Thành Huế bao giờ cũng được xem là cái lõi trên mặt bằng tổng thể kiến trúc đô thị Huế. Chính quyền địa phương đã và đang đưa các giá trị lịch sử và nghệ thuật của Kinh Thành vào trong đời sống văn hóa và xã hội của thành phố Huế.

Xem chi tiết

Kiến trúc chùa Hội Phước

Bài báo này tập trung vào việc nhận diện các đặc điểm và giá trị trong kiến trúc chùa Hội Phước hiện tại. Dựa trên kết quả khảo sát và tìm hiểu lịch sử kiến trúc chùa Nam bộ, từng hạng mục kiến trúc được phân tích các đặc điểm về quy hoạch chung và bố cục tổng thể, bố cục không gian, vật liệu xây dựng và trang trí…

Xem chi tiết