HÁT PẢ DUNG trong Đời sống tâm linh của NGƯỜI DAO ở Phúc Chu, Định Hoá, Thái Nguyên

Được coi là một trong những báu vật văn hóa, hát Pả dung là làn điệu dân ca đặc sắc gắn với đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Dao ở xã Phúc Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều loại hình văn hóa đan xen, khiến đại đa số người trẻ không mấy mặn mà với những hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền, nhưng những người dân nơi đây vẫn luôn cố gắng bảo tồn, lưu truyền hát Pả dung bởi nó là văn hoá, là tín ngưỡng của đồng bào Dao. Nghiên cứu này nhằm khái quát nội dung ý nghĩa và nghệ thuật diễn xướng của các lời hát Pả dung, qua đó truyền bá được những giá trị sáng tạo và lưu truyền những nét đẹp mang đậm đà bản sắc dân tộc Dao.

Xem chi tiết

Kịch viết về đề tài lịch sử sau năm 1945 – Nhìn từ phương diện ngôn ngữ kịch

Kịch viết về đề tài lịch sử giai đoạn sau 1945 có những biến chuyển tương đối lớn về đề tài cũng như hướng tiếp cận lịch sử. Về nội dung, kịch lịch sử giai đoạn nửa sau thế kỷ XX phân chia thành hai chủ đề lớn: chiến tranh cách mạng và lịch sử phong kiến. Về thi pháp, trong vòng hơn một trăm năm tồn tại và phát triển, kịch Việt Nam đã có nhiều thay đổi để tiếp cận với thi pháp kịch hiện đại trên thế giới. Những đặc điểm này được thể hiện rất rõ trong hành động, xung đột, nhân vật và ngôn ngữ kịch. Trong đó, ngôn ngữ kịch ít được nói đến, nhưng lại là yếu tố quan trọng làm nên diện mạo của kịch nói chung và kịch về đề tài lịch sử nói riêng.

Xem chi tiết

Tiếp cận nghệ thuật tạo tác bao lam trong chùa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh thế kỉ XVIII-XIX

 Tiếp cận văn hóa dân tộc thông qua ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình là một trong những phương pháp tốt nhất để tiếp cận giá trị nghệ thuật của các công trình chạm khắc trang trí kiến trúc tôn giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là việc làm cần thiết nhằm gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Xem chi tiết

Nghệ thuật tạo hình tượng Giám Trai bằng gốm trong chùa Giác Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh

Tượng Phật Giám Trai trong chùa Giác Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là pho tượng gốm tráng men quý hiếm thuộc dòng gốm Cây Mai, Sài Gòn xưa. Đây là pho tượng được chế tác vào năm 1880, rất độc đáo về mặt mĩ thuật, mang nhiều giá trị trong nghiên cứu nghệ thuật truyền thống Nam Bộ. Bài viết cũng là một trong những cơ sở ban đầu để nghiên cứu về đặc trưng của mĩ thuật Nam Bộ.

Xem chi tiết

Âm nhạc Công giáo ở Việt Nam trước và sau Công đồng Vatican II

Âm nhạc Công giáo là một bộ phận trong nền âm nhạc Việt Nam nói chung. Âm nhạc Công giáo đã và đang tham gia bảo tồn và phát huy nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. Giới nhạc sĩ Công giáo đã dành nhiều tâm huyết vào sáng tạo âm nhạc cho Giáo hội trên nền tảng âm nhạc truyền thống nước nhà từ buổi đầu cải cách. Vì vậy, âm nhạc Công giáo Việt Nam cần được nghiên cứu, một số nhạc sĩ Công giáo cần được nhìn nhận và tôn vinh trong bối cảnh hiện nay.

Xem chi tiết

Hiện trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển nghề gốm Mường Chanh – Mai Sơn – Sơn La

Gốm Mường Chanh là một sản phẩm kỹ nghệ thủ công truyền thống vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị văn hóa tộc người được nhân dân trong vùng và một số vùng lân cận ưa chuộng. Nghề gốm hiện nay cơ bản chưa được cải tiến từ kỹ thuật đến công nghệ sản xuất và đang có nguy cơ thất truyền. Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng và quy trình sản xuất gốm Mường Chanh chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển nghề gốm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái.

Xem chi tiết

Âm nhạc truyền thống và đương đại của người Chăm An Giang

 Trên cơ sở khái quát sự hình thành với những nét đặc trưng về văn hóa của người Chăm ở An Giang, bài viết tập trung làm rõ âm nhạc truyền thống và đương đại của cộng đồng này ở An Giang, đồng thời, tác giả làm rõ các đặc điểm về nét đặc trưng âm nhạc người Chăm An Giang. Qua đó, tác giả cũng chỉ ra những điểm dị biệt và tương đồng trong âm nhạc người Chăm An Giang với người Chăm miền Trung Việt Nam…

Xem chi tiết

Khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián

Bình phong, tuy chỉ là một yếu tố nhỏ trong tổng thể công trình kiến trúc, nhưng từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống trong kiến trúc Việt bởi những ý nghĩa, công dụng và cả giá trị mà nó mang lại. Bài báo khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián, thành phố Đà Nẵng – một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cùng với các giá trị văn hóa đặc sắc, mang ý nghĩa về mặt tâm linh, là dấu ấn lịch sử đối với đình làng Thạc Gián và thể hiện triết lý âm dương qua hình tượng long mã và biểu tượng nhật nguyệt.

Xem chi tiết

Rối nước loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam

 Nghệ thuật múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Theo những nguồn tư liệu khác nhau về nghệ thuật múa rối ở Việt Nam cho thấy, năm 1121 múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua, mà minh chứng đó là những dòng chữ Hán được khắc trên tấm bia đá cổ có từ triều đại nhà Lý được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Xem chi tiết

Vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù Kê

Từ đặc điểm yêu chuộng cái hay, cái đẹp mà người Khmer Nam Bộ đã không ngừng miệt mài sáng tạo và cho ra đời một loại hình nghệ thuật mới, nghệ thuật sân khấu Dù kê. Đối với loại hình nghệ thuật sân khấu này, vũ đạo đóng vai trò chủ đạo. Ngoài việc kế thừa từ các loại hình múa của tổ tiên họ, người Khmer còn không ngừng sáng tạo và tiếp thu những nét tinh túy của các loại hình nghệ thuật của các dân tộc khác tạo nên một loại hình nghệ thuật mới đầy tính thu hút…

Xem chi tiết

Luân thường nho giáo đối với sinh hoạt Ca Trù Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa cuối thế kỷ XIX

Về ảnh hưởng của Nho giáo đối với các nước Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, các học giả đã có nhiều bài viết trên phương diện chính trị – xã hội, nhưng trên phương diện văn hóa – nghệ thuật còn ít được quan tâm. Bài viết nghiên cứu một hiện tượng văn hóa phổ biến ở Việt Nam (giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa cuối thế kỷ XIX), đó là sinh hoạt ca trù (hát ả đào, hát cô đầu); ảnh hưởng của luân thường Nho giáo tới loại hình sinh hoạt văn hóa này.

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy giá trị các tác phẩm điêu khắc Champa ở Thừa Thiên Huế

Từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIX, một phần miền Trung Việt Nam (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) là lãnh thổ của vương quốc Lâm Ấp – Champa. Mặc dù vương quốc này không còn tồn tại, nhưng những di sản văn hóa Champa gồm kiến trúc đền tháp, thành lũy, các công trình khai thác nước, các tác phẩm điêu khắc… vẫn còn hiện diện rõ nét với thời gian. Các di sản văn hóa này là tài sản quý giá của dân tộc và nhân loại.

Xem chi tiết

Tân nhạc và sự hình thành nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam

Nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp của nhân loại mà đỉnh cao là các Trường phái thanh nhạc cổ điển gắn liền với nghệ thuật Bel canto của Italia và châu Âu đã hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ qua đã và đang tiếp tục ảnh hưởng, chi phối và dẫn dắt toàn bộ các hoạt động biểu diễn, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của toàn nhân loại. Trào lưu âm nhạc Tân nhạc trong thời kỳ Pháp thuộc, trào lưu học tập nhạc cụ phương Tây, trào lưu hát lời ta theo điệu Tây,…

Xem chi tiết

Một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi ở Quảng Bình

Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể, là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, sản phẩm tinh thần độc đáo mang đậm tính nhân văn, tính giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước… của cư dân trên dải đất miền Trung nói chung và Quảng Bình nói riêng. Nghệ thuật trình diễn bài chòi phổ biến ở khu vực Trung Bộ, từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng…

Xem chi tiết

Kịch Samuel Beckett ở Việt Nam

Trước 1986, chỉ có một vài nghiên cứu về Samuel Beckett. Tuy nhiên, từ năm 1990, có nhiều công trình phê bình về kịch phi lí và Samuel Beckett với các nhà nghiên cứu có tên tuổi được biết đến như Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Thùy Linh. . . Các công trình nghiên cứu về Beckett đã tạo nền tảng tri thức cho bạn đọc, những người quan tâm về nhà văn và tác phẩm của ông. Quá trình tiếp nhận Samuel Beckett ở Việt Nam đã trải qua hơn nửa thế kỉ và chắc hẳn trong tương lai sẽ có ngày càng nhiều nghiên cứu đối với tác giả tài năng này.

Xem chi tiết

Âm nhạc truyền thống và văn học trung đại Việt Nam

 Âm nhạc truyền thống và văn học trung đại Việt Nam có những ảnh hưởng qua lại cho thấy mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dưới những hình thức, vị trí và vai trò khác nhau, các yếu tố của văn học trung đại đã trở thành một phần chất liệu của các tác phẩm âm nhạc truyền thống. Ngược lại, các yếu tố của âm nhạc truyền thống cũng để lại dấu ấn đậm nhạt với những mức độ khác nhau trong tác phẩm văn học trung đại Việt Nam…

Xem chi tiết

Vị trí của hát nói (ca trù) trong dòng văn học chữ Nôm

Hát nói là một thể thi ca dân tộc được sinh ra từ nhu cầu của bộ môn nghệ thuật ca trù và trở nên một thể thơ độc đáo trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học chữ Nôm nói riêng. Trước nay cũng đã có một số công trình bài viết nghiên cứu về thơ hát nói ca trù và cũng đã có nhiều vấn đề của hát nói được làm sáng tỏ và khẳng định. Tuy nhiên vị trí và tầm vóc của hát nói trong văn học sử nói chung và trong dòng văn học chữ Nôm nói riêng thì vẫn chưa được khẳng định một cách mạnh mẽ.

Xem chi tiết

Đặc tính tổng hợp trong cấu trúc nghệ thuật cải lương Nam Bộ

Cải lương là một trong những loại hình sân khấu nghệ thuật truyền thống của Nam Bộ, là sản phẩm văn hóa nghệ thuật của vùng đất này. Bài viết vận dụng một số phương pháp nghiên cứu (liên ngành, so sánh văn hóa, hệ thống-cấu trúc) hướng đến phân tích, làm sáng tỏ tính tổng hợp trong cấu trúc nghệ thuật cải lương ở Nam Bộ – với tư cách là một trong những đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu…

Xem chi tiết

Văn hóa học và ứng dụng trong nghiên cứu phim cải biên

 Lý thuyết văn hóa cho thấy tác phẩm cải biên có tiếng nói riêng trong việc xây dựng văn hóa của thời đại mà tác giả cải biên đang sống. Bởi vì, không ai có thể phủ nhận được tính chất diễn ngôn của tác phẩm cải biên. Mỗi tác phẩm cải biên đều mang trong đó mục đích của đạo diễn, tác giả điện ảnh nên nó sẽ không bao giờ trung lập hoặc khách quan. Mặt khác, vì đóng vai trò diễn ngôn của đạo diễn nên tác phẩm cải biên sẽ phục vụ cho mục đích của đạo diễn….

Xem chi tiết

Múa rối nước Việt Nam – Một di sản văn hóa độc đáo

 Múa rối nước là nghệ thuật gắn với nền văn minh lúa nước của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, từ trước thế kỷ X. Múa rối nước có nhiều giá trị liên quan tới nhận thức, xã hội, giáo dục, giải trí…, nổi bật lên là giá trị thẩm mỹ. Múa rối nước mang tính phổ quát, so với bất kỳ loại hình nghệ thuật (biểu diễn, tạo hình, cổ vật…) nào, kể cả nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Múa rối nước là một dòng văn hóa riêng biệt, được cả người trong và ngoài nước vô cùng thích thú.

Xem chi tiết