Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương và Phủ Tây Hồ, Hà Nội qua câu đối thờ Mẫu Liễu (Phần 1)

Qua khảo sát kỹ lưỡng đôi câu đối có cùng nội dung ở hai ngôi đền thờ Mẫu Liễu Hạnh tại Hà Nội, là đền Cổ Lương (quận Hoàn Kiếm) và Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), bài viết luận giải về niên đại xuất hiện câu đối, cũng như tác giả viết câu đối và người cung tiến. Xét trong bối cảnh đất nước ở nửa đầu thế kỷ XX, nội dung câu đối phản ánh tâm thế của con người Việt Nam thời kỳ đó, tiêu biểu là Trần Tán Bình – một trí thức khoa bảng có đầu óc canh tân, tham gia tích cực và bền bỉ vào nhiều phong trào công khai với mục đích chấn hưng dân khí và bồi dưỡng dân trí ở đầu thế kỷ XX.

Xem chi tiết

Bước đầu tìm hiểu hoạt động xuất bản sách ở Huế (1920 – 1935) (Nghiên cứu trường hợp nhà in Đắc Lập và Tiếng Dân)

Góp nhặt đôi dòng tư liệu, bài viết này, xin được phác thảo sơ lược về hoạt động xuất bản sách (nghiên cứu trường hợp nhà in Đắc Lập và Tiếng Dân), đồng thời gợi lại một chút dư hương để tri ân về một thế hệ đã dày công kiến tạo, nhẹ nhàng đặt từng “viên gạch” xây dựng và phát triển nghề in xứ Huế.

Xem chi tiết

Cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) qua tư liệu của Paul Doumer

Cầu Hàm Rồng là công trình giao thông đường bộ kỳ vĩ nhất được xây dựng ở Thanh Hóa, dưới sự chỉ đạo thi công của người Pháp. Cây cầu “gồm một nhịp vòm, sải dài 160 mét” (Paul Doumer 2017) nối liền đôi bờ sông Mã không chỉ có vị thế rất quan trọng với mạng lưới đường bộ, đường sắt Thanh Hóa mà còn là thành tựu nổi bật về giao thông của Toàn quyền Đông Dương với khu vực Bắc Trung Bộ đầu thế kỷ 20.

Xem chi tiết

Tìm hiểu về năng lượng tái tạo

 Hiện nay trên các phương tiện truyền thông, chúng ta hay bắt gặp cụm từ “năng lượng tái tạo” hay “năng lượng tái sinh”. Ý nghĩa của cụm từ này là gì và từ đâu chúng ta có năng lượng tái sinh, tác dụng của nó ra sao, bài viết này nhằm trao đổi, tìm hiểu cho rõ.

Xem chi tiết

Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình

 Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (KBT Vân Long) bao gồm nhiều loại hệ sinh thái, trong đó hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước là quan trọng nhất. Ngoài bảo tồn được tính nguyên vẹn, nơi đây còn có giá trị cao về đa dạng sinh học, là nơi có điều kiện thích hợp cho các loài động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển. Sự tham gia của cộng đồng là một giải pháp quan trọng và mang ý nghĩa tích cực trong quản lý và bảo vệ các khu bảo tồn,…

Xem chi tiết

Tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn trước thế kỷ XX

Bài viết cung cấp cho bạn đọc thêm nhận thức về lịch sử Việt Nam thời cổ – trung – cận đại. Khi làm rõ về lịch sử và vai trò của tuyến đường, bài viết có ý nghĩa giáo dục rất lớn cho thế hệ trẻ. Từ đó, hình thành thái độ, tư tưởng, tình cảm đúng đắn, biết trân trọng những công lao của cha ông trong quá trình xây dựng và hoàn thiện tuyến đường cũng như quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Thông qua bài viết, chúng tôi hy vọng cung cấp thêm nguồn tư liệu để phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương.

Xem chi tiết

Đặc điểm của khoa học chính sách xã hội

Trên thế giới, khoa học chính sách xã hội là một chuyên ngành của các khoa học chính sách; có đặc trưng riêng về đối tượng, nhiệm vụ, lý thuyết, khái niệm, phương pháp và các phát hiện khoa học. Việc tìm hiểu khoa học chính sách xã hội trên thế giới góp phần nâng cao kiến thức khoa học cần thiết; thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo, xây dựng và thực thi chính sách xã hội trên cơ sở bằng chứng khoa học; nâng cao phúc lợi xã hội, bảo trợ xã hội, phát triển con người và phát triển bền vững.

Xem chi tiết

Tri thức địa phương của các tộc người thiểu số khu vực Đông Nam Bộ – Nhìn từ nguồn lực phát triển

…Ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã có vai trò quan trọng dẫn đến những thay đổi của đời sống xã hội nhưng các nhà nghiên cứu, nhà quản lý cộng đồng dân cư vẫn cho rằng, kho tàng tri thức đó vẫn đã và luôn có giá trị. Trên cơ sở những tư liệu thu thập được, bài viết chủ yếu phân tích vai trò của tri thức địa phương như một nguồn lực phát triển ở khu vực Đông Nam Bộ.

Xem chi tiết

Chuyển đổi số đối với tạp chí khoa học và công nghệ ở Việt Nam

 Trong quá trình phát triển hiện nay, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu cấp thiết đối với mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, trong đó có tạp chí khoa học. Bài viết trình bày một số vấn đề liên quan đến chuyển đổi số đối với tạp chí khoa học của Việt Nam.

Xem chi tiết

Khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên gỗ của nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ XV – XVIII

Tài nguyên rừng của Việt Nam dồi dào và đa dạng, trong đó có tài nguyên gỗ. Xuyên suốt tiến trình lịch sử dân tộc, từ người Việt cổ cho đến người Việt hiện đại, cây gỗ thực sự đã mang lại giá trị nhiều mặt cho sinh hoạt vật chất và tinh thần. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã biết tận dụng tối đa ưu thế của nguồn tài nguyên này, đồng thời tạo ra những khuôn khổ về cách thức quản lý, khai thác đáp ứng nhu cầu hoạt động đời sống và môi sinh/cảnh quan. Bằng vào sự diễn giải logic trên cơ sở kết nối các dữ kiện phù hợp từ tài liệu, bài viết phục dựng khách quan phần nào bức tranh nội lực về nguồn tài nguyên gỗ của Việt Nam từ thế kỷ XV – XVIII, từ đó cho thấy một cách tiếp cận mới trong nhận thức đa chiều lịch sử Việt Nam thời trung đại.

Xem chi tiết

Vai trò của các nhà truyền giáo Hoa Kỳ tại Siam trong thế kỷ XIX

Hiện nay khi xem xét lại cuộc chạy đua tranh giành thuộc địa cũng như tầm ảnh hưởng giữa các cường quốc vào thế kỷ XIX, các sứ mệnh truyền giáo thường được đánh giá với góc nhìn tiêu cực liên quan đến chủ nghĩa thực dân. Tuy nhiên, trong trường hợp Hoa Kỳ, việc đánh giá các hoạt động truyền giáo của nước này ở khu vực Đông Nam Á theo khuôn mẫu suy nghĩ trên tỏ ra không hoàn toàn chính xác và phù hợp với cứ liệu lịch sử. Bài viết này nhằm khảo cứu và đánh giá các hoạt động của các nhà truyền đạo Hoa Kỳ tại Siam trong thế kỷ XIX (Thái Lan hiện nay), từ đó đề xuất một góc nhìn khác về vấn đề truyền giáo tại châu Á trong thế kỷ này.

Xem chi tiết

Về kinh tế, xã hội vùng Tây Nam bộ từ thế kỷ I đến thế kỷ VII trong các tư liệu tại Thư viện Khoa học xã hội

…Tư liệu lịch sử cho thấy, miền Tây Nam bộ từ những thế kỷ đầu Công nguyên đã đạt được một số thành tựu quan trọng về các mặt sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng như về tổ chức đời sống xã hội. Bài viết khái lược về vùng đất Tây Nam bộ và bước đầu khảo cứu một số vấn đề kinh tế, xã hội nổi bật ở vùng đất này từ thế kỷ I đến thế kỷ VII qua các tư liệu có tại Thư viện Khoa học xã hội, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Xem chi tiết

Ảnh hưởng của khí hậu đối với các nền văn minh trong lịch sử

Môi trường, khí hậu và điều kiện tự nhiên luôn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các xã hội và các nền văn minh trong lịch sử. Khí hậu và điều kiện tự nhiên có thể tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng những cách khác nhau đến sự hưng suy của các xã hội và các nền văn minh. Khí hậu đã viết lịch sử như thế nào? Bằng phương pháp tiếp cận của lịch sử môi trường (một tiểu chuyên ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh trong lịch sử), bài viết bước đầu giới thiệu khái quát về vai trò và những ảnh hưởng của khí hậu đối với các xã hội và các nền văn minh trong lịch sử.

Xem chi tiết

Dư luận xã hội: Lý thuyết truyền thông và cơ chế hình thành

Các lý thuyết truyền thông nhấn mạnh vai trò của truyền thông đối với sự hình thành dư luận xã hội (DLXH). Cơ chế truyền thông cho biết DLXH hình thành trong quá trình thông tin từ người này đến người người khác. Thuyết chức năng và cơ chế giải quyết vấn đề cho biết DLXH xuất hiện và biến đổi trong quá trình giải quyết vấn đề. Do vậy, để định hướng DLXH, truyền thông cần cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để DLXH có thể tập trung vào bàn luận và đề xuất cách giải quyết cần thiết cho những vấn đề đặt ra.

Xem chi tiết

Về công tác sưu tầm, giới thiệu thư tịch lá buông tại trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

   Hầu hết thư tịch cổ của người Chăm đều được chép tay và gắn với văn hoá truyền thống của người Chăm. Từ khi thành lập (1993) đến nay, Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm tỉnh Ninh Thuận luôn chú trọng đến việc sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và phát huy giá trị mảng tư liệu này, đặc biệt là các thư tịch cổ của người Chăm viết trên lá buông.

Xem chi tiết

Cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương ở Thừa Thiên Huế: Quá trình hình thành và đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

…Trong nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu phân tích quá trình hình thành, đặc điểm, số lượng, tổ chức chính trị – xã hội, thực hành tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động kinh tế truyền thống của cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân này trên địa bàn Thành phố Huế.

Xem chi tiết

Những đặc điểm cơ bản trong xu hướng di cư tại Việt Nam

…Kết quả phân tích cho thấy rằng dòng di cư tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lịch sử, chính trị và xã hội trên bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế. Bài báo kết luận rằng các dòng di cư thường được định hình dưới những tác động từ cấp độ vĩ mô đan xen với yếu tố gia đình, công việc và cá nhân, tạo nên một nền “kinh tế di cư”. Kết luận này cung cấp thêm hiểu biết về các nhân tố tác động qua lại trong di cư cho những nghiên cứu tiếp theo về giáo dục quốc tế và chảy máu chất xám.

Xem chi tiết

Xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Sự phát triển của ngành Chế biến gỗ Việt Nam trong những năm gần đây là những tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Trong nghiên cứu này tác giả đã tập trung phân tích các mặt hàng gỗ của Việt Nam được làm từ nguồn gỗ hợp pháp nhập khẩu từ các nguồn cung sạch và gỗ rừng trồng trong nước tạo điều kiện cho lâm dân tham gia vào chuỗi cung; nói lên thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong 6 năm gần đây cho thấy sức sống mãnh liệt của ngành…

Xem chi tiết

Thái độ của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam trước những tri thức khoa học – kỹ thuật phương Tây từ thế kỷ xvii đến nửa đầu thế kỷ XIX

Trong bối cảnh đứng trước sự “hội nhập quốc tế” trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giới sĩ phu phong kiến Việt Nam đã suy nghĩ và hành động như thế nào? Những hệ quả đưa đến từ sự nhận thức và ứng xử của tầng lớp sĩ phu đối với
những tri thức khoa học – kỹ thuật phương Tây sẽ tác động đến đất nước vào thời điểm đó ra sao? Bằng phương pháp lịch sử và logic cùng với phép so sánh, đối chiếu các tư liệu thu thập được, bài viết sẽ góp thêm một góc nhìn để tìm hiểu về thái độ của tầng lớp sĩ phu Việt Nam đối với nền khoa học kỹ thuật phương Tây…

Xem chi tiết

Thương điếm Nagasaki trong chiến lược Đông Á của Bồ Đào Nha (thế kỷ XVI – XVII)

Thương nhân Bồ Đào Nha là thế lực tiên phong trong quá trình mở rộng thương mại và truyền giáo đến phương Đông thế kỷ XVI – XVII. Họ sớm xây dựng thành công hệ thống thương điếm liên hoàn xuyên lục địa bắt đầu từ Lisbon đến Nhật Bản. Trong đó, Nagasaki là một trong những thương điếm quan trọng góp phần duy trì mạng lưới hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha ở Đông Á và mang lại những lợi nhuận lớn cho Bồ Đào Nha. Do đó, bài viết cố gắng tập trung phân tích vai trò của thương điếm Nagasaki trong việc duy trì và phát triển mạng lưới thương mại của Bồ Đào Nha ở Đông Á.

Xem chi tiết