Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ thành hoàng làng với sự tồn tại của phong tục tập quán và các loại hình văn hóa truyền thống ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam

… Cơ sở thực tiễn để chúng tôi phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề này là sự tồn tại bền vững của làng cổ vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng và sự bền vững của phong tục tập quán và các loại hình văn hóa dân gian của các làng Việt cổ. Khi tiếp cận các đối tượng này, chúng tôi đặt chúng trong mối quan hệ qua lại với nhau và chú ý tìm ra khả năng chi phối và sự tác động qua lại giữa các yếu tố.

Xem chi tiết

Bàn thêm về thờ cúng tổ tiên

Cho đến nay, ở Việt Nam, quan niệm về thờ cúng Tổ tiên vẫn chưa thống nhất. Một số ý kiến coi thờ cúng Tổ tiên là phong tục, truyền thống, luật tục. Một số ý kiến khác cho rằng, thờ cúng Tổ tiên là đạo ông bà, đạo nhà, đạo hiếu nghĩa. Trong khi đó, có những ý kiến lại coi thờ cúng Tổ tiên là tín ngưỡng/tín ngưỡng dân gian hoặc tôn giáo/tôn giáo bản địa. Bài viết này góp bàn thêm về thờ cúng Tổ tiên, một đề tài hiện vẫn còn nhiều tranh luận chưa có hồi kết ở Việt Nam.

Xem chi tiết

Tục thờ cọp ở Huế

Thờ cúng vật linh của người Huế trong một số loài vật thì có con Cọp, vì “Cọp được xem là mạnh nhất trong các loại thú rừng, nên gọi là chúa sơn lâm. Do sức mạnh đó, Đạo Giáo phù thủy đã thuần hóa, dùng hình tượng cọp trong một số lá bùa trấn giữ trong nhà. Một số am miếu vẽ hình tượng cọp lên bình phong, như là một sức mạnh trấn giữ tà khí. Một số khác vẽ trong hệ thống bên tả Rồng xanh, bên hữu Cọp trắng, với ý nghĩa tăng cường yếu tố địa linh: tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ triều củng, hộ vệ cho công trình.

Xem chi tiết

Đặc trưng trong tang ma của người Sán Chỉ

Bài viết phân tích các đặc trưng trong tang ma của người Sán Chỉ tại Việt Nam. Theo tác giả, giống như một số dân tộc thiểu số cư trú tại vùng núi phía Bắc, người Sán Chỉ vẫn còn duy trì nhiều hình thức tang chế với những tập tục, kiêng kị riêng về cách “quản lý” linh hồn, khâm liệm, chuẩn bị hành trang cho người quá cố về với thế giới bên kia, về cách cúng tế, trang trí quan tài, di quan, chôn cất… Trong cách tang ma của người Sán Chỉ có nhiều quan niệm độc đáo về đời sống tín ngưỡng tâm linh.

Xem chi tiết

“Sôt” và nghi thức “chong-đai” trong đời sống người Khmer Nam Bộ

Tục “chong-đai” (cột tay) là một nghi thức độc đáo xuất hiện ở hầu hết các nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ. Nó thể hiện mong ước, niềm tin của các thế hệ người Khmer về một tương lai tươi sáng. Sợi chỉ dùng để cột tay được gọi là “sôt”. Hình ảnh “sôt” không chỉ xuất hiện trong tục “chong-đai” mà còn phổ biến ở các sinh hoạt thường ngày và các lễ tục khác – được xem là biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, bình an trong cuộc sống.

Xem chi tiết

Tìm hiểu lễ hội Thek Côn (Đạp Cồng) của người Khmer Sóc Trăng

 Người Khmer Sóc Trăng có nhiều lễ hội truyền thống mang giá trị hết sức độc đáo. Đặc biệt, đó là lễ hội Thek Côn tại ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Tìm hiểu lễ hội này cho thấy đây là lễ hội cầu an, mang tính nhân văn. Mặt khác, thông qua nghiên cứu cũng làm rõ thêm giá trị địa phương của lễ hội, cũng như sức lan tỏa của nó không chỉ đối vùng đất Sóc Trăng mà còn cả khu vực Nam bộ.

Xem chi tiết

Lễ mãn tang của người Tày ở Đắk Lắk

Nghi lễ tang ma là nghi lễ tiêu biểu trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Tày, phản ánh những giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, nhân sinh quan, thế giới quan của tộc người. Lễ mãn tang là một trong những nghi thức hoàn tất việc tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên trong quy trình tổ chức đám tang cho người chết của người Tày. Mặc dù sinh sống ở vùng đất mới, nhưng lễ mãn tang của người Tày di cư đến Đắk Lắk vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.

Xem chi tiết

Tập tục sinh đẻ của người Thái ở miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An (*)

Người Thái ở Việt Nam phân thành 2 ngành là Thái Đen (Tay Đăm) và Thái Trắng (Tay Đón hoặc Tay Khao), nhưng ở miền Tây Thanh – Nghệ, họ dùng tên tự gọi theo nhóm địa phương như Tày Thanh, Tày Đèng, Tày Mường… Đối với các nhóm Thái, sự ra đời của mỗi đứa trẻ không chỉ là biểu hiện hạnh phúc của lứa đôi, sự kiện trọng đại của mỗi gia đình, mà còn là niềm vui của cả dòng họ. Bài viết làm rõ tập tục sinh đẻ với những nét văn hóa đặc thù mang bản sắc vùng miền của người Thái nơi đây.

Xem chi tiết

Ẩm thực ngày tết của người Hoa Phúc Kiến ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ẩm thực là lĩnh vực thể hiện nét riêng biệt đặc thù trong văn hoá của từng dân tộc nói chung, cũng như tộc người Hoa nói riêng. Chính những nét văn hoá riêng đó đã tạo nên phong tục tập quán của họ. Vì thế, việc tìm hiểu món ăn ngày tết của người Hoa Phúc Kiến tại Thành phố Hồ Chí Minh và so sánh với ẩm thực của nhóm Phúc Kiến ở Trung Quốc sẽ giúp chúng ta hiểu thêm ý nghĩa của từng món ăn trong dịp xuân về; đồng thời, nghiên cứu góp phần tìm hiểu về con người và quá trình sinh sống của người Hoa Phúc Kiến ở Việt Nam sâu sắc hơn…

Xem chi tiết

Phong tục ngày tết của người Hoa ở thành phố Cần Thơ

 Tết Nguyên đán là một trong những lễ hội mang bản sắc văn hóa đặc trưng của nếp sống cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nói chung, Cần Thơ nói riêng, chứa đựng nhiều phong tục cổ truyền giàu ý nghĩa, là mối giao hòa giữa người với người cùng sống trong cộng đồng. Trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa với các tộc người anh em như người Việt, người Khmer trên địa bàn, người Hoa ở Cần Thơ cơ bản vẫn giữ được những nền nếp, thói quen của tổ tiên từ bao đời nay trong dịp Tết cổ truyền.

Xem chi tiết

Lễ tục truyền thống từ thai kỳ đến sơ sinh của người Khmer ở An Giang

Lễ tục từ thai kỳ đến sơ sinh là những nghi lễ, trong chuỗi nghi lễ vòng đời của con người, của nhiều dân tộc trên thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến lễ tục truyền thống từ thai kỳ đến sơ sinh của người Khmer An Giang. Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến một số biến đổi trong lễ tục mang thai và sinh nở của người Khmer An Giang hiện nay.

Xem chi tiết

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước (Phần 1)

Bài viết nghiên cứu nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước qua nguồn tư liệu thứ cấp và sơ cấp từ điền dã dân tộc học ở cộng đồng người Xtiêng Bù Lơ và người Xtiêng Bù Đek. Nghi lễ hôn nhân của người Xtiêng có nội dung phong phú, mang nét đặc trưng của tộc người và phản ánh văn hóa của cộng đồng cư dân vốn sinh sống lâu đời ở vùng Bình Phước.

Xem chi tiết

Nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước (Phần 2)

Nghi lễ cưới hỏi đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân tộc Xtiêng, thể hiện những loại hình di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) có giá trị tiêu biểu phản ánh đặc trưng văn hóa của cộng đồng có lịch sử cư trú lâu đời ở vùng đất Bình Phước nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung. Ngày nay, do quá trình hội nhập và phát triển diễn ra mạnh mẽ, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội, hôn nhân và các nghi lễ văn hóa liên quan đến hôn nhân của người Xtiêng ở Bình Phước đã có những biến đổi nhất định.

Xem chi tiết

Về táng thức “mộ chum” ở nhóm cư dân Tày, Hoa, Nùng, Thái tại thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng, Lâm Đồng)

Trên cơ sở khảo sát điền dã tại địa bàn, đối chiếu với các nguồn tài liệu từ mạng Internet về táng thức mộ chum ở các cư dân thuộc dân tộc Choang và nhóm Khách gia ở khu vực Đông nam Trung Quốc, tác giả cho rằng tập tục cải táng vào lu (ắn xùng) ở nhóm cư dân Tày, Hoa, Nùng, và Thái ở Thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) là sự kế thừa một truyền thống từ nguyên quán của họ – các tỉnh khu vực Đông nam Trung Quốc). Khi sang Việt Nam và sau đó di cư vào Liên Nghĩa từ giữa thế kỷ trước họ đã mang theo táng thức mộ chum và tiếp tục duy trì trên quê hương mới…

Xem chi tiết

Biểu tượng trong lễ cưới của người Hoa (nhóm ngôn ngữ Quảng Đông) ở Thành phố Hồ Chí Minh

… Vận dụng khái niệm và phương pháp phân tích biểu tượng trong nghi lễ của Victor Turner cùng hướng tiếp cận đa thanh của hậu hiện đại và dựa trên cơ sở nguồn tư liệu thực tế thu thập được từ 20 cuộc phỏng vấn sâu và tham dự 10 lễ cưới của người Hoa của tác giả, bài viết này đề cập và lí giải về một số biểu tượng phổ biến trong lễ cưới của người Hoa Quảng Đông ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Xem chi tiết

Gia đình của người Chăm Bàlamôn truyền thống và biến đổi

Bài viết tiếp cận một số đặc trưng gia đình truyền thống và những biến đổi trong gia đình của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận và Bình Thuận dưới góc nhìn về các mối quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái đối với việc thực hiện các chức năng kinh tế và giáo dục của gia đình người Chăm Bàlamôn hiện nay.

Xem chi tiết

Nghi lễ tống ôn – tống gió của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết nhằm tìm hiểu nghi lễ này ở các khía cạnh: nguồn gốc, hành động lễ, ý nghĩa và giá trị văn hóa; kết hợp với việc liên hệ và so sánh những nghi lễ tương tự của các cộng đồng người Việt ở miền Trung, góp phần chứng minh sự gắn bó, xuyên suốt của văn hóa Việt Nam. Với những giá trị mà nghi lễ mang lại cho cộng đồng người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt và khẳng định được sức sống của lễ hội truyền thống trong sự phát triển của xã hội.

Xem chi tiết

Biến đổi phong tục, tập quán của người Mông ở khu vực Tây Bắc dưới tác động của đạo Tin lành

Người Mông ở Việt Nam có hệ thống phong tục, tập quán khá phong phú, đa dạng. Tập
quán pháp của người Mông gồm những quy định bất thành văn, được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đó là tập quán quy định về quan hệ ứng xử giữa người và người, những tập tục trong sinh hoạt gia đình và xã hội…

Xem chi tiết

Nghi lễ Sliên của người Nùng ở Thái Nguyên

…Qua việc tiếp cận, thống kê, khảo sát và phân tích các giá trị của Sliên, chúng tôi nhận thấy nghệ thuật diễn xướng dân gian này không chỉ là thể loại ca nhạc tín ngưỡng lâu đời thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người Nùng mà còn là hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ độc đáo. Nó không chỉ là phương tiện cầu cúng để chữa bệnh mà đã trở thành loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian kể chuyện tín ngưỡng bằng các yếu tố văn hoá nghệ thuật.

Xem chi tiết

Tục thờ vật tổ và biểu hiện của nó trong đời sống cộng đồng dân tộc Thái

Trong xã hội cổ truyền của các cộng đồng người, tục tôn kính một loài động vật hay thực vật nào đó với quan niệm như là nguồn cội lịch sử của tộc người, gọi là tục thờ vật tổ (sau đây sẽ sử dụng thuật ngữ phổ biến là totem). Bài viết giới thiệu và phân tích một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về tục thờ totem; những biểu hiện và ứng xử của các cộng đồng người nói chung đối với totem và ý nghĩa xã hội của tín ngưỡng này. Đi sâu tìm hiểu một trường hợp cụ thể, bài viết bàn về tục thờ totem ở tộc người Thái ở Việt Nam – một trong những tộc người còn duy trì đời sống tâm linh khá phong phú.

Xem chi tiết