“TIẾNG VIỆT từ thế kỷ thứ 17 (Phần 42): các cách dùng TRỐNG MỘT, GIỮ/CẦM CANH, NHÀ ĐIẾM/DỎ, TRẮC ẢNH, THÌ GIỜ” – Phần 2
Lượt xem: 10 … đang cập nhật … MỜI XEM : ◊ “TIẾNG VIỆT từ thế kỷ thứ 17 (Phần 42):
Xem chi tiếtLượt xem: 10 … đang cập nhật … MỜI XEM : ◊ “TIẾNG VIỆT từ thế kỷ thứ 17 (Phần 42):
Xem chi tiếtĐây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh /Bồ (chữ Quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời.
Xem chi tiếtPhần này bàn về các cách dùng trống một, trống hai, giữ canh, cầm canh, nhà điếm, tuần điếm từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo, cũng như các cách nói liên hê như đêm năm canh. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời hay sau đó…
Xem chi tiết…Trường từ vựng mang tính liên tưởng, phản ánh đặc điểm tư duy và năng lực tri nhận của mỗi dân tộc. Do đó, nó không chỉ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ đơn thuần mà còn hàm chứa ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Trong khuôn khổ bài viết này, trên cơ sở điểm qua đôi nét lí luận về trường từ vựng, chúng tôi tập trung phân tích làm sáng tỏ đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam.
Xem chi tiết… Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến mối liên quan, các đặc điểm đặc thù về ngữ pháp của tiếng Hán và tiếng Việt nhằm tìm hiểu về tính hoạt dụng, sắc thái biểu thị khác nhau và tính phức tạp của một số hiện tượng ngữ pháp trong quá trình dịch Hán-Việt nhằm làm rõ ý nghĩa ngữ pháp, khả năng kết hợp, cách sử dụng một số hư từ và câu đặc biệt… cũng như hiện tượng ngữ pháp giống và khác nhau của hai ngôn ngữ để phân tích nhằm tìm ra được kỹ thuật dịch tốt hơn.
Xem chi tiếtThời kì Phan Khôi góp mặt với báo chí Sài Gòn (từ 1928 đến 1933) là thời kì sung sức nhất, thời kì làm nên “thương hiệu” Phan Khôi. Sự có mặt của ông trong các mục xã thuyết, nghiên cứu, sáng tác, tranh luận… trên các tờ báo có xu hướng cấp tiến ở Sài Gòn lúc bấy giờ đã làm sôi động không khí học thuật. Trong đó, những bài viết mang tinh thần phản biện sâu sắc về vấn đề chữ Quốc ngữ rất có ý nghĩa, bởi khi ấy Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện chữ Quốc ngữ, trở thành đối tượng quan tâm hàng đầu ở các cuộc vận động canh tân và vận dụng trong các hoạt động báo chí, xuất bản.
Xem chi tiếtTrong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, trên ngữ liệu thu thập từ thực tiễn ngôn ngữ và các tác phẩm văn học Trung Quốc, Việt Nam, tiến hành khảo sát ý nghĩa, nhất là ý nghĩa ẩn dụ của từ “mặt trời”, “mặt trăng”, từ đó chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa chúng, nhằm góp một tài liệu tham khảo về nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trung – Việt.
Xem chi tiếtBài viết chủ yếu phân tích ẩn dụ ý niệm về các từ chỉ động vật trong tiếng Trung và tiếng Việt xuất hiện ở từ vựng và câu, tiến hành nghiên cứu sâu thêm cơ chế tri nhận ẩn dụ, nhấn mạnh sự xuất hiện của ẩn dụ là đến từ trải nghiệm của con người, môi trường sống của con người, phương thức tư duy của con người, truyền thống văn hóa của con người. Sự giải thích của con người đối với các hình tượng trừu tượng, hầu hết là được gắn liền với con vật. Những thứ đó là quan hệ ánh xạ của hai miền ý niệm: miền nguồn và miền đích.
Xem chi tiếtMối quan hệ giữa phạm trù nội động/ngoại động và cấu trúc Đề-Thuyết là một quan hệ phức tạp. Phân tích mối quan hệ này là tìm hiểu mối quan hệ giữa động từ làm vị ngữ trong phần thuyết và các ngữ đoạn giữ vai trò là tham tố trong cấu trúc nghĩa. Việc Bị thể, Nhận thể trong cấu trúc nghĩa có thể đứng ở vị trí Đề là một đặc điểm nổi bật trong tiếng Việt, một ngôn ngữ thiên về chủ đề tiêu biểu.
Xem chi tiết… Theo thống kê của các nhà ngôn ngữ học, từ Hán Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ tiếng Việt và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong từ vựng tiếng Việt. Mặc dù người học được trang bị vốn kiến thức về từ Hán Việt qua các cấp học nhưng trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu chúng tôi vẫn nhận thấy đối với người Việt nói chung và các em sinh viên nói riêng, từ Hán Việt vẫn là rào cản không nhỏ. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa từ Hán Việt sẽ có ý nghĩa tích cực đối với việc dạy học và nghiên cứu từ Hán Việt.
Xem chi tiết…Trong kho tàng ngôn ngữ của hai dân tộc Hán – Việt, phần lớn đều có những thành ngữ liên quan đến con ngựa. Đằng sau kho tàng ngôn ngữ ấy tiềm tàng một nền văn hóa sâu sắc, phản ánh sự không giống nhau về thái độ, tình cảm của mỗi dân tộc đối với loài vật này. Nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ của các ngôn ngữ và chúng ta sẽ xác định được các điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, đồng thời có thể sử dụng đặc trưng văn hóa hay các kiến thức nền về văn hóa để giải thích những điểm giống nhau và khác nhau trong thànhngữ của hai ngôn ngữ Hán – Việt.
Xem chi tiếtBài viết phân tích và đối sánh 77 thành ngữ tiếng Việt và 91 thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui, dựa trên nguyên lý hoán dụ phổ quát: HIỆU ỨNG SINH LÝ CỦA CẢM XÚC ĐẠI DIỆN CHO CẢM XÚC với ba miền nguồn cụ thể là PHẢN ỨNG SINH LÝ, PHẢN ỨNG HÀNH VI, PHẢN ỨNG BIỂU LỘ NÉT MẶT. Kết quả khảo sát cho thấy thành ngữ tiếng Việt sử dụng ba miền nguồn hoán dụ này có số lượng nhiều hơn so với thành ngữ tiếng Anh…
Xem chi tiết…. Kết quả phân tích bố cục hình ảnh của 400 diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt đã chỉ ra người viết quảng cáo sử dụng ba bình diện của thiết kế bố cục hình ảnh như khung, giá trị thông tin và sự nổi bật để góp phần tạo nghĩa cho diễn ngôn quảng cáo cùng với ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu của bài báo góp phần làm sáng tỏ về tính ứng dụng của lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống, cụ thể là ngữ pháp hình ảnh trong các nghiên cứu liên ngành. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho những ai đang nghiên cứu lý thuyết thiết kế hình ảnh kết hợp với ngôn ngữ để tạo nghĩa cho diễn ngôn quảng cáo.
Xem chi tiếtBài viết này sử dụng Lí thuyết Đánh giá được xây dựng bởi Martin và White (2005) để phân tích nguồn tạo nghĩa Liên nhân trong diễn ngôn pháp lí. Cáo trạng là một thể loại diễn ngôn pháp lí được sử dụng để minh họa cho hệ thống Đánh giá trong tạo lập văn bản. Kết quả phân tích khẳng định Lí thuyết Đánh giá là một khung lí thuyết hợp lí cho việc mô tả siêu chức năng Liên nhân của các thể loại diễn ngôn nói hay viết. Đồng thời, kết quả của việc phân tích hệ thống Đánh giá trong một bản cáo trạng cho thấy rằng Tình cảm (Affect) không tồn tại trong ngữ liệu.
Xem chi tiếtBài viết này hướng đến làm rõ vài vấn đề biên dịch và bình giảng tác phẩm thơ chữ Hán trong trường trung học đã và đang gây băn khoăn cho cả người dạy lẫn người học. Trên cơ sở những nguyên tắc dịch thuật và bình giảng, thực trạng tiếp cận thơ chữ Hán ở trường trung học được đưa ra bàn bạc nhằm nhận dạng một số khuynh hướng cơ bản hiện nay với ưu và khuyết điểm vốn có. Kế thừa các khuynh hướng trên, cách tiếp cận tác phẩm thơ chữ Hán từ phương diện từ vựng, ngữ pháp được đề xuất như một hướng đi tuy không mới mẻ nhưng cần được tiếp tục khuyến khích.
Xem chi tiếtChữ Nôm đã cùng người Việt thiên di đến Nam Bộ từ khoảng thế kỉ XVII, nhưng không có nhiều cơ hội xuất hiện. Qua khảo sát thực tế, bài viết nhìn lại vận mệnh chữ Nôm ở Nam Bộ: là chữ viết ghi âm quan trọng, nhưng chữ Nôm ở Nam Bộ được sử dụng phổ biến trong thời gian rất ngắn. Bài viết chỉ ra các nguyên nhân của vấn đề bằng góc nhìn xuyên văn hóa.
Xem chi tiết Bài viết trình bày 3 giai đoạn phát triển của chữ Quốc ngữ Việt Nam từ thế kỉ XVII đến nay: Từ đầu thế kỉ XVII đến 1860, từ 1861 đến 1945 và từ 1945 đến nay. Bên cạnh đó, bài viết trình bày một số vấn đề tồn tại trong bảng chữ cái Quốc ngữ hiện đại cũng như trong tiếng Việt hiện hành; từ đó, đề xuất những ý tưởng nhằm hoàn thiện tiếng Việt trong
tương lai.
Tác giả bài viết phát hiện và chứng minh rằng, từ prince trong tiếng Anh hoàn toàn tương đương với từ vương trong tiếng Việt. Nghĩa phổ quát của prince là vương. Hoàng tử = king’s son chỉ là một trong nhiều nghĩa dẫn xuất của từ prince. Cho đến nay, khi dịch ra tiếng Việt, chưa thấy ai dùng từ vương để dịch từ prince, mọi prince đều biến thành hoàng tử. Các từ điển Anh Việt gọi Charles là Hoàng tử xứ Wales, Reiner là Thái tử! Hậu quả của tình trạng này là dịch sai hàng loạt cụm từ tiếng Anh, đem lại những lời dịch mà nghĩa hiển ngôn trong tiếng Việt hoàn toàn mâu thuẫn với thực tế….
Xem chi tiếtTính đa dạng văn hóa là một trong những nội dung quan trọng khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Bài viết giới thiệu các ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt và chỉ ra những biểu hiện cho thấy sự đa dạng văn hóa của các ẩn dụ này từ hai khía cạnh xuyên văn hóa và nội tại văn hóa.
Xem chi tiếtẨn dụ vị giác đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người và nhiều khái niệm trừu tượng được xây dựng thông qua ẩn dụ vị giác. Dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, bài viết nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống về ẩn dụ của từ chỉ vị giác 苦 (khổ) – đắng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy ẩn dụ vị giác 苦 (khổ) – đắng trong hai ngôn ngữ chủ yếu tập trung vào năm lĩnh vực: thị giác/xúc giác, cảm xúc, thế giới vật chất, đời sống xã hội và mức độ…
Xem chi tiết