Thủ công nghiệp Đàng trong (thế kỷ XVII- XVIII) dưới chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn

Thủ công nghiệp Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn(1) mặc dù chưa phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả kinh tế cao, song đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII – XVIII. Từ một nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp, ở Đàng Trong đã xuất hiện những làng nghề lớn sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Sự phát triển của thủ công nghiệp Đàng Trong dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của các chúa Nguyễn đóng vai trò quan trọng. Bài viết dưới đây nhằm làm rõ hơn vấn đề này.

Xem chi tiết

Những thư viện lớn của triều Nguyễn ở kinh đô Huế xưa

Với vị thế là kinh đô của đất nước dưới thời nhà Nguyễn, Huế là nơi tập trung nhiều cơ quan văn khố, thư viện nhằm lưu trữ các loại văn bản hành chánh, sách sử, tư liệu được ghi chép, trước tác qua các đời… Bài viết trình bày sơ lược về lịch sử của 6 thư viện lớn ở kinh đô Huế thời Nguyễn, theo thứ tự hình thành là: Thư viện Sử Quán (1821), Tàng Thư Lâu (1825), Thư viện Nội Các (1826), Thư viện Tụ Khuê (1852), Tân Thư Viện (1909) và Thư viện Bảo Đại (1923).

Xem chi tiết

Chế độ thưởng phạt quan lại thời Nguyễn (1802-1884)

Các vị vua phong kiến dựa trên tư tưởng Nho gia và Pháp gia xây dựng các quy định và biện pháp đảm bảo thực thi chính sách thưởng phạt đối với quan lại. Các quy định đó được thể chế hóa trong các nghị chuẩn của triều đình và bộ Hoàng Việt luật lệ. Chế độ thưởng phạt cùng thực tiễn áp dụng đã góp phần khuyến khích sự công tâm cũng như nghiêm trị những hành vi sai trái của quan lại trong quá trình làm việc; đồng thời củng cố vương quyền triều Nguyễn giai đoạn 1802- 1884.

Xem chi tiết

Công tác khảo hạch đội ngũ quan lại dưới triều Nguyễn (1802 -1885)

…Nhằm quản lí và nâng cao năng lực lực lượng quan lại của mình, triều Nguyễn đã có nhiều biện pháp để khắc chế và giám sát quan lại nhằm tránh tình trạng làm “cong vẹo luật pháp” hay hiện tượng “đánh cắp quyền lực” của nhà vua. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi nghiên cứu quy chế khảo hạch quan lại của các vua Nguyễn, tập trung vào 3 nội dung sau: định lệ thời gian khảo hạch; hiệu quả công việc và tư cách đạo đức của quan lại.

Xem chi tiết

Minh Mệnh với cải cách hành chính ở các cơ quan trung ương thời Nguyễn – Nhìn từ lịch sử và ấn chương hành chính

Thời Nguyễn sơ triều Gia Long (1802-1819) dưới chế độ quân quản phân quyền những hạn chế bất cập trong thực trạng hệ thống hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương bộc lộ khá rõ nét trên nhiều mặt. Tính chất phân quyền cho các viên Tổng trấn ở hai miền Nam, Bắc cũng đồng nghĩa với tính không thống nhất…

Xem chi tiết

Công nữ Ngọc Tuyên và dòng tộc Nguyễn Cửu làng Vân Dương: Nhìn từ vai trò và công lao to lớn đối với công nghiệp trung hưng của vương triều Nguyễn

Tại bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến vai trò, vị thế của dòng tộc Nguyễn Cửu trong lịch sử, cũng như mối quan hệ khăng khít giữa dòng tộc Nguyễn Phúc của vua chúa nhà Nguyễn với đại tộc Nguyễn Cửu ở làng Vân Dương,(1) thông qua một điển hình tiêu biểu, đó là những dấu ấn về vai trò và công lao của bà Sãi Vân Dương, tức công nữ Ngọc Tuyên (trưởng nữ của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và là chính thất của Kế quận công Nguyễn Cửu Thống).

Xem chi tiết

Chính sách đối với dân tộc thiểu số ở Đàng trong của các chúa Nguyễn

Bài viết tập trung tới các chính sách của các chúa Nguyễn trong giai đoạn này: đánh dẹp những cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh quá trình Nam tiến và củng cố sự vững bền của xứ Đàng Trong; sẵn sàng bảo vệ và tin tưởng sử dụng, trọng dụng những người quy phục cùng nhân tài người dân tộc thiểu số; không có thái độ kỳ thị chủng tộc và để cho các dân tộc thiểu số được sống theo truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của họ.

Xem chi tiết

Vài nét về quy cách ẩm thực cung đình triều Nguyễn

 Bài viết khảo cứu về ẩm thực cung đình triều Nguyễn qua hai phần chính: 1) Các tổ chức và nhân sự phục vụ đồ ăn thức uống trong cung đình; và 2) Quy cách ăn uống hang ngày của nhà vua và phong thái dự tiệc của các quan trong những dịp lễ lớn. Từ đó, tác giả kết luận: – Ẩm thực cung đình triều Nguyễn đã được tổ chức và thực hiện một cách quy củ và có hệ thống.; – Ẩm thực cung đình triều Nguyễn đã để lại một di sản văn hóa lớn lao, thể hiện qua hàng trăm món ăn thức uống còn truyền lại đến ngày nay, trong ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Huế nói riêng.

Xem chi tiết

Tổ chức hoạt động và cuộc sống của các bà trong nội cung nhà Nguyễn

Dưới triều Nguyễn, đời sống của các cung phi chủ yếu diễn ra trong Tử Cấm Thành. Để điều hành mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý, dạy dỗ các cung phi và giữ gìn các đồ vật từ quý giá đến bình thường trong Nội cung, triều Nguyễn phải đặt ra các chức tước và cử nữ quan để chăm sóc. Các hoạt động ở chốn hậu cung góp phần quyết định cho việc kế thừa ngai vàng của nhà Nguyễn và trong một chừng mực nhất định nào đó cũng góp phần không nhỏ đến sự bình ổn chính trị của đất nước vào thời điểm bấy giờ.

Xem chi tiết

Chính sách nội thương dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong

 Các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (thế kỷ XVII – XVIII) đã có nhiều đóng góp cho lịch sử và kinh tế Đại Việt. Để khuyến khích thương nghiệp phát triển, các chúa Nguyễn đã đề ra nhiều chính sách trên các lĩnh vực, trong đó chính sách nội thương được chú trọng với những biện pháp hết sức thiết thực, như: hình thành nên các chợ và trung tâm buôn bán, khuyến khích việc trao đổi buôn bán giữa các địa phương; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa…

Xem chi tiết

Thời điểm dựng Tiên Y miếu ở Huế qua sử liệu triều Nguyễn

Cũng như Y miếu Thăng Long – Hà Nội, Tiên Y miếu ở Huế là nơi thờ phụng các vị tiên tổ ngành Y Đông phương và danh y Việt Nam các đời. Hiện không khó để tìm thấy những thông tin nói về Tiên Y miếu Huế trong sử liệu triều Nguyễn, nhất là khi hầu hết các bộ sử quan trọng triều Nguyễn đều đã có bản dịch. Tuy nhiên, khi tiếp cận các nguồn tài liệu liên quan, có thể dễ dàng nhận ra có sự ghi chép không thống nhất về thời điểm dựng Tiên Y miếu…

Xem chi tiết

Vài nét về lễ Đảo vũ dưới triều Nguyễn

Dưới triều Nguyễn, lễ Đảo vũ được xem như là một biện pháp tích cực của nhà nước, nhằm mưu cầu “mưa thuận gió hòa”, phát triển sản xuất, đem lại cuộc sống ấm no sung túc cho dân chúng. Vì lý do đó, triều đình nhà Nguyễn tổ chức lễ thường xuyên, quy định nghi lễ rất chặt chẽ, có tính điển chế từ trung ương đến địa phương. Tìm hiểu nghi lễ này để thấy rõ hơn những đặc điểm văn hóa của xã hội nông nghiệp thời nhà Nguyễn.

Xem chi tiết

Triều Nguyễn với việc xây dựng lực lượng quân sự chính quy tại chỗ ở Tây Bắc (1802-1890)

 Bài viết đề cập khái quát về Tây Bắc, tình hình lực lượng đồn trú ở Tây Bắc trước thế kỷ XIX, một số chính sách của triều Nguyễn nhằm củng cố hệ thống phòng thủ và xây dựng lực lượng quân sự chính quy tại chỗ (thổ dõng) làm nhiệm vụ đồn trú, thường trực chiến đấu ở Tây Bắc, cùng những kết luận, nhận định được rút ra.

Xem chi tiết

Tìm hiểu về tình hình quản lý vùng đất bao quanh kinh thành Huế dưới thời nhà Nguyễn

Vùng đất bao quanh Kinh Thành Huế (tính từ mép sông hộ thành vào đến chân tường thành, bao quanh cả bốn mặt thành, sử gọi là Tứ diện quách ngoại) đóng một vai trò trọng yếu đối với tổng thể bố cục của công trình. Ngoài chức năng phòng thủ và giao thông, vùng đất này còn góp phần tạo nên vẻ bề thế, uy nghiêm của trung tâm quyền lực tối cao của đất nước dưới thời nhà Nguyễn. Qua một số sử liệu quan phương nhà Nguyễn và tư liệu đương thời, bài viết này góp bàn một cách khái quát về tình hình quản lý của triều đình đối với dải đất bao quanh Kinh Thành Huế, từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1934.

Xem chi tiết

Tiêu cực và chống tiêu cực trong thi cử dưới triều Nguyễn

…Hình thành khi chế độ phong kiến ở Việt Nam đã đi vào thoái trào, khi nền giáo dục Nho học đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém khó có thể cứu vãn, triều Nguyễn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, mà tiêu cực trong thi cử là một trong số đó. Dù triều Nguyễn đã đưa ra các biện pháp hòng cứu vãn, song các hiện tượng tiêu cực vẫn không ngừng bộc phát, như hệ quả tất yếu của những yếu kém trên lĩnh vực chính trị – kinh tế – xã hội – giáo dục dưới thời Nguyễn. Bài viết sẽ tập trung phản ánh thực trạng tiêu cực và chống tiêu cực trong thi cử dưới triều Nguyễn, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác thi cử ở Việt Nam hiện nay.

Xem chi tiết

Biện pháp sử dụng quan lại là người địa phương trong bộ máy chính quyền ở Nam Bộ trong thời kỳ đầu của triều Nguyễn (1802-1832)

….Ở nhiều địa phương, việc sử dụng nhân tài vẫn còn theo kiểu phong trào, cụ thể là địa phương nào cũng có chính sách “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài, nhưng không thiết thực, hiệu quả, làm lãng phí nguồn chất xám của đất nước. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ một số biện pháp mà vua Gia Long và Minh Mạng đã áp dụng trong việc sử dụng quan lại ở vùng đất Nam Bộ. Qua đó có thể tiếp thu được nhiều điều bổ ích trong việc “dụng hiền” của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Xem chi tiết

Đặc điểm địa danh sông nước các tỉnh Nam Kì dưới triều Nguyễn

Địa danh sông nước các tỉnh Nam Kì biểu hiện đặc điểm địa hình, cấu tạo, sản vật, con người vùng đất này. Địa danh phản ánh sự đa dạng và phong phú loại hình sông nước vùng đất Nam Kì. Nam Kì là vùng đất hợp lưu các tộc người, ngôn ngữ và văn hóa: Việt, Hoa, Khme, Chăm. Vì vậy địa danh sông nước vùng này cũng mang dấu ấn văn hóa và ngôn ngữ các dân tộc chung sống. Nghiên cứu địa danh sông nước góp phần làm rõ hơn đặc điểm vùng đất, văn hóa và con người Nam Kì dưới triều Nguyễn.

Xem chi tiết

“Địa giới Long An” từ năm 1859 đến năm 1875

Bài viết tập trung nghiên cứu về những thay đổi địa giới Long An buổi đầu Pháp thuộc, khái quát phần nào diện mạo địa giới Long An ngày nay dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Qua đó, cho ta cái nhìn rõ nét hơn về chính sách cai trị của người Pháp mà điển hình là việc phân chia địa giới để tổ chức bộ máy cai trị một cách bài bản. Bài viết còn là nguồn tư liệu bổ sung cho Lịch sử địa phương Long An trong giai đoạn Pháp thuộc phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy, biên soạn Lịch sử địa phương cũng như nghiên cứu về Long An thời Pháp thuộc dưới khía cạnh địa giới.

Xem chi tiết

“Địa giới Long An” đầu thế kỉ XIX đến năm 1859

Qua việc nghiên cứu địa giới hành chính Long An từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1859, bài báo này góp phần làm phong phú nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu Lịch sử địa phương. Đây cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, những ai quan tâm về đất và người Long An trong quá khứ đặc biệt trong thế kỉ XIX.

Xem chi tiết

Triều Nguyễn với việc tiếp thu tri thức, áp dụng kĩ thuật quân sự phương Tây giai đoạn 1802-1858

…Bằng các phương pháp lịch sử – logic và phân tích, khảo cứu tư liệu, bài viết đã phục dựng cơ bản quá trình tiếp thu tri thức, áp dụng kĩ thuật phương Tây trên lĩnh vực quân sự dưới thời nhà Nguyễn vào nửa đầu thế kỉ XIX. Tuy nhiên, quá trình này trải qua nhiều thăng trầm, bị đứt đoạn và không giúp hình thành một xu hướng hiện đại hóa quân đội triều Nguyễn theo lối phương Tây. Quân đội nhà Nguyễn vì thế mà không đủ khả năng để bảo vệ đất nước trước những mưu đồ xâm lược từ bên ngoài, đặc biệt là từ phương Tây.

Xem chi tiết