Bảo tồn và phát huy văn hóa làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên Vịnh Hạ Long

Bài viết trình bày những giá trị văn hóa làng chài cũng như vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên vịnh Hạ Long. Nơi đây lưu giữ những giá trị về địa chất-địa mạo và đa dạng sinh học cao. Phát triển du lịch ở khu vực này đã được Quảng Ninh quan tâm, đầu tư từ nhiều năm nay, chỉ tính riêng trong năm 2012 lượng khách tham quan khu vực này đã vượt qua con số 7 triệu lượt khách. Tuy nhiên, bên cạnh những con số và danh hiệu đáng tự hào là những áp lực môi trường với nhiều thách thức về sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên….

Xem chi tiết

Văn hóa kinh doanh của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết phân tích những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của người Hoa tại TP Hồ Chí Minh. Theo đó, việc tổ chức kinh doanh của người Hoa mang các đặc điểm: Tổ chức kinh doanh theo gia đình, họ hàng; Tổ chức kinh doanh theo nhóm người đồng hương; Tổ chức kinh doanh theo nhóm mặt hàng, sản phẩm. Về văn hóa ứng xử trong kinh doanh của người Hoa, bài viết phân tích các yếu tố: Việc giữ chữ tín trong kinh doanh; Quan hệ tôn ti trong kinh doanh; Tính cần kiệm trong kinh doanh; Tính cộng đồng trong kinh doanh; Tính hòa đồng trong ứng xử với các tộc người khác và mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa ở nước ngoài…

Xem chi tiết

Những tác động của văn hóa Pháp đến xã hội Tây Nguyên từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Những linh mục người Pháp đã khám phá Tây Nguyên từ năm 1849. Họ đã vận dụng triệt để yếu tố văn hóa phương Tây, nhất là văn hóa Pháp, để làm phương tiện truyền giáo và thu hút tín đồ. Từ cơ sở này, chính quyền thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy cai trị và khai thác thuộc địa ở Tây Nguyên đến năm 1945. Suốt thời gian đó, văn hóa Pháp đã tác động đáng kể đến xã hội Tây Nguyên từ thiết chế xã hội, phương thức sản xuất đến văn hóa, chữ viết, phong tục tập quán, tín ngưỡng… Bài viết này đề cập sự tác động của văn hóa Pháp đến xã hội Tây Nguyên từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XX.

Xem chi tiết

Giá trị văn hóa thổ cẩm các dân tộc Việt Nam kế thừa và phát huy

Thổ cẩm là một trong những mặt hàng dệt thủ công truyền thống với sắc màu rực rỡ bởi kỹ thuật đan kết của sợi tạo nên những dạng thức hoa văn trên bề mặt vải, đã trở thành sản phẩm mỹ nghệ của nhiều dân tộc thiểu số. Cùng với tiếng nói và chữ viết, hoa văn thổ cẩm cũng là một trong nét văn hóa đặc trưng của từng tộc người, nó hiện lên không chỉ làm đẹp, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ ở dạng nghệ thuật hóa bằng ngôn ngữ tạo hình hay kỹ xảo thể hiện màu sắc hoa văn mà còn mang tính khoa học, tiềm ẩn một mục đích thông báo về giá trị văn hóa, tinh thần trong không gian sinh tồn của họ.

Xem chi tiết

Tính đa dạng văn hóa của ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt

Tính đa dạng văn hóa là một trong những nội dung quan trọng khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Bài viết giới thiệu các ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt và chỉ ra những biểu hiện cho thấy sự đa dạng văn hóa của các ẩn dụ này từ hai khía cạnh xuyên văn hóa và nội tại văn hóa.

Xem chi tiết

Giá trị văn hóa – lịch sử của địa danh làng xã ở Quảng Bình từ góc nhìn ngôn ngữ học

Trên cơ sở những đặc điểm về địa lí tự nhiên, về xã hội, lịch sử của tỉnh Quảng Bình, bài viết tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích và miêu tả một số giá trị văn hóa – lịch sử của hệ thống địa danh làng xã ở Quảng Bình. Những giá trị văn hóa – lịch sử của địa danh làng xã ở Quảng Bình được thể hiện ở các phương diện sau: a/ Thể hiện qua kiểu ngôn ngữ – văn hóa trong địa danh làng xã Quảng Bình; b/ Thể hiện qua nội dung phản ánh hiện thực và dấu ấn giao lưu với các nền văn hóa. Địa danh làng xã Quảng Bình thể hiện quá rõ nét sự gắn bó lẫn nhau giữa các phương diện văn hóa sinh hoạt, văn hóa lao động sản xuất và văn hóa vũ trang. Trong địa danh làng xã Quảng Bình còn có sự giao thoa của văn hóa Việt, văn hóa Hán, văn hóa Chăm, một đôi nét của văn hóa Ấn Độ và văn hóa các dân tộc thiểu số khác.

Xem chi tiết

Hình tượng con chó trong văn hóa

Trong văn hóa của nhiều quốc gia, hình tượng con chó hàm chứa những ý nghĩa tâm linh sâu xa, biểu tượng cho sức mạnh, sự trung thành, thông minh; là hiện thân của thần linh hoặc là trung gian giữa thần linh và con người. Có lẽ do gần gũi với con người và có những phẩm chất mà con người yêu mến, nên hình tượng con chó biểu hiện trong văn hóa khá đa dạng ở từng quốc gia, tộc người. Trong văn hóa Việt Nam, mặc dù hình tượng con chó tiếp thu nhiều triết lý từ nước ngoài nhưng lại được biểu hiện một cách hồn nhiên, phóng khoáng và hòa đồng, gần gũi với tâm thức dân gian người Việt.

Xem chi tiết

Văn hóa kinh doanh của tư sản người Việt ở Nam Kỳ từ 1897 đến 1929

Chủ thể của văn hóa kinh doanh ở Nam Kỳ từ 1897 đến 1929 được chia thành hai dạng: thứ nhất những sĩ phu có tư tưởng tiến bộ, tiêu biểu là các chí sĩ phong trào Minh Tân; thứ hai tư sản ra đời cùng với quá trình khai thác thuộc địa và du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Nam Kỳ góp phần định hình nên các giá trị về văn hóa kinh doanh thời cận đại ở Việt Nam…

Xem chi tiết

Văn hóa kinh doanh các sản phẩm truyền thống tại Việt Nam nghiên cứu điển hình tại làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

 Thông qua việc phân tích văn hóa kinh doanh tại Bát Tràng, Hà Nội, bài viết đã cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh văn hóa kinh doanh tại các làng nghề kinh doanh sản phẩm truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Các vấn đề như văn hóa trong quảng cáo, bày bán sản phẩm, văn hóa giao tiếp với khách hàng và với đối thủ cạnh tranh hiện vẫn đang là điều rất đáng quan tâm. Trong bài viết này nhóm tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị đối với việc kinh doanh kết mảng hiện nay như một đóng góp về mặt khoa học với đặc thù đa dạng các mặt hàng truyền thống như Việt Nam

Xem chi tiết

Chùa dân gian xứ Quảng: Tình hình xây dựng, kiến trúc và thờ tự (Phần 2)

Chùa Việt truyền thống trên vùng đất xứ Quảng (Quảng Nam – Đà Nẵng) tồn tại song hành hai loại: chùa của tăng ni và chùa của dân chúng. Loại thứ nhất gọi là chùa chính thống (Official Buddhist temples) theo nghĩa là cơ sở quan yếu và phổ quát của Phật giáo. Loại thứ hai gọi là chùa dân gian (Unofficial/ Folk Buddhist temples) theo nghĩa là phi chính thống, mang đặc trưng của loại hình văn hóa dân gian Việt. Nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về chùa Việt xứ Quảng nói chung, chùa dân gian nói riêng và đồng thời, cũng để nhận diện một khía cạnh của Phật giáo trên vùng đất này, bài viết tập trung trình bày tương đối toàn diện và hệ thống về loại hình chùa dân gian thông qua phân tích tình hình xây dựng, trùng tu tôn tạo đến kiến trúc và thờ tự, trong khung thời gian từ thế kỉ XVII đến năm 1945.

Xem chi tiết

Chùa dân gian xứ Quảng: Tình hình xây dựng, kiến trúc và thờ tự (Phần 1)

…Nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về chùa Việt xứ Quảng nói chung, chùa dân gian nói riêng và đồng thời, cũng để nhận diện một khía cạnh của Phật giáo trên vùng đất này, bài viết tập trung trình bày tương đối toàn diện và hệ thống về loại hình chùa dân gian thông qua phân tích tình hình xây dựng, trùng tu tôn tạo đến kiến trúc và thờ tự, trong khung thời gian từ thế kỉ XVII đến năm 1945.

Xem chi tiết

Biểu tượng “chim” trong ca dao dân ca Nam Bộ

Biểu tượng “chim” là kết quả của sự biểu trưng hóa nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất Nam Bộ. Nghiên cứu biểu tượng “chim” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vì một mặt có thể góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu các biểu tượng ngôn ngữ, mặt khác góp phần khẳng định giá trị tư liệu văn hóa của ca dao, dân ca Nam Bộ. Bài viết nghiên cứu ngôn ngữ biểu tượng “chim” trong ca dao, dân ca Nam Bộ trong mối quan hệ ngôn ngữ – tư duy và văn hóa, qua đó cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về đời sống sinh hoạt, đời sống tình cảm, cách tư duy của người Việt Nam Bộ qua biểu tượng “chim”.

Xem chi tiết

Những khác biệt giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh ở Việt Nam

 Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Sa Huỳnh là 2 nền văn hóa chủ đạo đã từng tồn tại trong quá khứ trên mảnh đất Việt Nam. Khu vực địa lý trải dài trên nhiều vĩ độ nhưng có tính thống nhất của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, sự gắn bó, giao thoa của các yếu tố tự nhiên, xã hội, nhân chủng… đã tạo ra nhiều nét tương đồng và dị biệt của hai nền văn hóa đó. Chính sự hợp lưu của hai dòng chảy văn hóa đó đã tạo nên những tiền đề cơ bản của văn hóa và văn minh Việt Nam…

Xem chi tiết

Công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc

 Trong những thập niên gần đây khi Việt Nam và nhiều nước trong khu vực vẫn còn đang lúng túng ở định hướng phát triển các ngành nghề, dịch vụ văn hóa theo hướng công nghiệp hóa thì công nghiệp văn hóa đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở hai nước đó, công nghiệp văn hóa là một trong những lĩnh vực kinh tế trụ cột, không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận, mà còn quảng bá văn hóa ở trong nước và hải ngoại rất hữu hiệu, tạo nên những hiệu ứng tích cực nhiều mặt.

Xem chi tiết

Giá trị văn hóa của Thăng Long Tứ trấn

Thăng Long “Tứ trấn” (bốn ngôi đền bảo vệ) không chỉ là niềm tự hào của người dân vùng đất Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội nay, mà còn là điểm tựa tinh thần trong quá trình dựng nước và giữ nước của cả dân tộc suốt nhiều thế kỷ. Bốn ngôi đền với vai trò “tứ trấn” chưa xuất hiện ngay từ buổi đầu quy hoạch kinh đô Thăng Long mà lần lượt được hình thành qua thời gian. Chúng ta cần nhận thức rõ giá tri ̣văn hóa của Thăng Long tứ trấn và để hiểu rõ thêm về lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Xem chi tiết

Quá trình du nhập văn hóa phương Tây vào Đàng Trong thế kỷ XVII, XVIII

Trên cơ sở khai thác nguồn sử liệu gốc và các thành quả nghiên cứu của giới học giả Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng thời kết hợp vận dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo của khoa học Lịch sử (phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic) với các phương pháp khác, tác giả đi sâu tìm hiểu để tái hiện một cách cụ thể quá trình du nhập của các thành tựu văn hoá phương Tây vào Đàng Trong ở các thế kỉ XVII, XVIII. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu trên ba lĩnh vực tiêu biểu là Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ và khoa học kĩ thuật…

Xem chi tiết

Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với phong tục, tập quán và lối sống của người Việt thời kỳ Lý – Trần và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo giai đoạn hiện nay

 Văn hóa Phật giáo thời kỳ Lý – Trần có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam trên các phương diện: tư tưởng, chính trị – xã hội; phong tục tập quán, lối sống; văn học, kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Bài viết đề cập đến ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với phong tục, tập quán và lối sống của người Việt Nam thời kỳ Lý – Trần (thế kỷ XI – XIV).

Xem chi tiết

Chợ Hội An thế kỷ XVI – XIX

Cùng với quá trình tụ cư, sản xuất ngày càng phát triển và dưới sự tác động của nền kinh tế hàng hóa, chợ Hội An đã ra đời. Chợ ở vị trí ven sông và chịu sự quản lí của chính quyền địa phương. Hàng hóa ở chợ phong phú, đa dạng mang tính đại diện cho những đặc trưng của vùng đất từ hàng nông sản, may mặc đến dụng cụ lao động sản xuất hay đồ mỹ nghệ. Chợ Hội An trong quá trình tồn tại đã đóng vai trò trung gian nối liền khai thác với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, tạo nên bước đột phá quan trọng vào nền kinh tế tiểu nông khép kín.

Xem chi tiết

Chợ Cam Lộ trong tuyến thương mại Đàng Trong và Khu vực thế kỷ XVI-XVIII

Bài viết tập trung khảo cứu về vị trí và vai trò của Chợ Cam Lộ trong kết nối thương mại
Đàng Trong và khu vực thế kỷ XVI – XVIII. Có thể nói để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và
hưng thịnh của Đàng Trong thì các nguồn hàng và thương phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Đây được coi là cơ sở để chúa Nguyễn thiết lập các quan hệ thương mại với thương nhân và
thuyền buôn các nước. Triệt để khai thác những nguồn lực của xứ Thuận – Quảng thì sự xuất hiện
của hệ thống chợ trên tuyến thương mại Tây – Đông là điều kiện trung gian lý tưởng giúp chúa
Nguyễn dễ dàng có được nguồn hàng. Với vị trí then chốt nằm giữa biển và lục địa, chợ Cam Lộ là
nơi hội tụ của đa dạng các nguồn hàng khác nhau, các thương nhân miền xuôi mang tới đây nhiều
sản phẩm đặc trưng của đồng bằng, của miền biển như muối, cá khô, hàng thủ công….để mua về
nguồn lâm, thổ sản, khoáng sản do người Thượng và thương nhân khu vực mang đến.

Xem chi tiết