Quá trình nhập Việt tịch của người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975

Bài viết khai thác phần lớn tài liệu lưu trữ có liên quan đến các biện pháp của chính quyền Sài Gòn nhằm quản lí quốc tịch của người Hoa thông qua các văn bản luật mà chính quyền Sài Gòn đã ban hành; từ đó, cung cấp nguồn tư liệu đáng tin cậy để nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn lịch sử.

Xem chi tiết

Tư tưởng về quyền con người trong xã hội truyền thống Việt Nam

Quyền con người được xem là giá trị chung của nhân loại; một quy định pháp luật cơ bản của các nhà nước pháp quyền, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền con người luôn mang tính đặc thù bởi truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Trong phạm vi bài viết này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu tư tưởng quyền con người trong lịch sử tư tưởng dân tộc ở một số giá trị truyền thống, từ đó làm sáng tỏ những giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện thời của những tư tưởng đó.

Xem chi tiết

Phong trào “văn minh hóa” ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

…Phong trào đã tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đã thức tỉnh ý thức tự cường dân tộc, chống chế độ quân chủ chuyên chế, nâng cao dân trí, mở mang kinh tế, phát triển xã hội theo hướng văn minh… Bài viết này sẽ tập trung làm rõ nguyên nhân khởi phát phong trào, trình bày quá trình hình thành, phát triển của phong trào “Văn minh hóa” ở Việt Nam, từ đó, phân tích tác động và rút ra những điểm tương đồng và khác biệt của phong trào này ở Việt Nam và Nhật Bản.

Xem chi tiết

Kinh tế và xã hội người Hoa ở Chợ Lớn vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 (Phần 1)

Chợ Lớn, cách Sài Gòn khoảng 6km, trước đây từng được coi là thủ đô lúa gạo của toàn Đông Dương. Chợ Lớn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nam Kỳ xưa kia và cho đến gần đây. Lịch sử Sài Gòn gắn liền với lịch sử Chợ Lớn. Chợ Lớn được thành lập trước Sài Gòn. Sài Gòn thật ra là tên trước đây đặt cho khu Chợ Lớn và chính tên Sài Gòn có thể có nguồn gốc từ “Tai Ngon” hoặc “Tin-Gan” (âm Hán Việt là Đề Ngạn, chỉ thành phố gần đê dọc kênh Tàu Hủ) mà người Quảng Đông đọc là “Thầy Ngòn” hay “Thì Ngòn”.

Xem chi tiết

Săn bắn thú vật hoang dã ở Nam bộ đầu thế kỷ 20

Bài viết thuật lại nạn săn bắn thú vật hoang dã ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ 20 qua một số
sách báo và hồi ký của người nước ngoài. Qua đó, có thể thấy vào thời điểm này, Nam Bộ, đặc biệt là vùng chung quanh Sài Gòn vẫn còn là vùng đất rất phong phú về đa dạng sinh học, với nhiều loài động thực vật đặc hữu và khung cảnh thiên nhiên hoang dã, khiến cho nơi đây trở thành địa bàn săn bắn lý tưởng của giới quý tộc, thượng lưu người Âu….

Xem chi tiết

Tìm hiểu hoạt động ngoại thương của cộng đồng người Hoa ở Hội An (XVI – XVIII)

Theo tác giả Đinh Trọng Tuyên trong cuốn biên khảo “Dinh Trấn Thanh Chiêm”, thì sau khi xây dựng xong Dinh trấn Thanh Chiêm, công việc đầu tiên của các chúa Nguyễn là phát triển cảng thị Hội An ở tổng Phú Chiêm nằm trên cửa Đại Chiêm, bờ bắc sông Chợ Củi (Sài Thị Giang) để trao đổi và xuất nhập khẩu hàng hóa. Phát triển một trung tâm thương mại tại khu vực Hội An…

Xem chi tiết

Hội nhập hay phân cực: Những hiệu ứng xã hội của mạng xã hội trực tuyến

Mạng xã hội trực tuyến trên Internet ngày nay đã lan truyền rộng khắp các tầng lớp xã hội ở hầu hết các quốc gia. Vậy câu hỏi có thể đặt ra là đâu là những hiệu ứng xã hội tích cực của mạng xã hội, và đâu là những hiệu ứng tiêu cực? Nó góp phần vào sự hội nhập xã hội hay sự phân cực xã hội và sự phân hóa xã hội? Tại sao lại nảy sinh hiện tượng “tung tin giả” trên mạng xã hội? Tại sao lại người ta lại thích nghe “tin giả” và tin vào “tin giả”? Thế nào là tình trạng “ngộ độc” trên mạng xã hội? Đấy chỉ là một vài trong số những câu hỏi mà bài tổng quan nghiên cứu sau đây cố gắng giải đáp.

Xem chi tiết

Phương tiện vận chuyển và đánh bắt của các tộc người thiểu số Việt Nam giai đoạn thế kỷ X – XVIII

Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau, nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ.

Xem chi tiết

Xã hội của người Xtiêng ở Bình Phước hiện nay

Xtiêng là tộc người cư trú lâu đời ở vùng đất Đông Nam Bộ, trong đó tập trung đông
nhất ở tỉnh Bình Phước. Người Xtiêng có nhiều nhóm, trong đó nổi bật nhất là hai nhóm
Bù Lơ và Bù Đeh, cư trú ở hai khu vực khác nhau, và có tổ chức xã hội cũng như hoạt
động kinh tế truyền thống khác nhau. Điều đó tạo nên sắc thái đa dạng trong xã hội của
tộc người Xtiêng. Tuy nhiên, tính đa dạng ấy rồi cũng biến đổi. Sự thay đổi đó được biểu
hiện cụ thể trong cấu trúc gia đình, dòng họ và trong quản lý xã hội; …

Xem chi tiết

Có hay không “Xã hội học sáng tạo”? Tại sao không!

… “Xã hội học về Sáng tạo” chỉ là một khuynh hướng chuyên ngành xã hội học, còn “Xã hội học sáng tạo” mới là một chuyên ngành xã hội học độc lập cần được xây dựng. Dự án xây dựng chuyên ngành “Xã hội học sáng tạo” là hoàn toàn khả thi và khả dụng trong Xã hội học đương đại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bài viết tập trung phân tích các khái niệm “Sáng tạo” (Creation, Creativity), “Tư duy sáng tạo” (Creative thinking), và quan niệm về “Xã hội học sáng tạo” nhằm làm rõ vấn đề trên.

Xem chi tiết

Diện mạo cộng đồng ngư dân Sông Đốc

Bài viết này tập trung miêu tả diện mạo cộng đồng ngư dân Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) để góp phần tìm hiểu các cộng đồng ngư dân ven biển Nam Bộ hiện nay. Thực hiện bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, theo hai hướng tiếp cận điền dã dân tộc học cũng như phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu. Ngoài ra, quan điểm tiếp cận cộng đồng là quan điểm chính của bài viết. Quan điểm này giúp chúng tôi đánh giá một cách khách quan về hiện trạng, hướng phát triển của cộng đồng này.

Xem chi tiết

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay

Bài viết sử dụng bốn bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư (VHLSS) 2006, 2010, 2014 và 2018 để phân tích phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ. Kết quả phân tích cho thấy, cơ cấu giai tầng ở Nam Bộ sau 12 năm vẫn mang đặc điểm của một xã hội công nghiệp chưa hoàn thành với các nhóm nghề thuộc tầng dưới trong tháp phân tầng chiếm tỷ lệ khá cao ở hầu hết các năm, còn các nhóm nghề thuộc tầng trên và tầng giữa chiếm tỷ lệ tương đối thấp.

Xem chi tiết

Sự thay đổi quyền quyết định trong gia đình mẫu hệ (Nghiên cứu trường hợp người Raglai ở tỉnh Khánh Hòa)

Trên cơ sở khảo sát về người Raglai ở huyện Khánh Sơn, huyện Khánh Vĩnh và thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, bài viết bước đầu tìm hiểu về quyền quyết định của phụ nữ và nam giới trong gia đình mẫu hệ dưới tác động của quá trình đổi mới, giao lưu và hội nhập. Kết quả khảo sát cho thấy, vị trí, vai trò và quyền lực của người vợ, người chồng trong gia đình đã có sự thay đổi đáng kể, theo xu hướng đáng khích lệ, đó là sự bàn bạc, sẻ chia giữa hai vợ chồng, hướng tới sự bình đẳng giới trong xã hội hiện đại.

Xem chi tiết

Tổ chức bản của một số tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam

 Bản là hình thức tổ chức xã hội quan trọng ở các dân tộc thiểu số thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Mỗi bản đều có miếu thổ thần, tọa lạc ở một nơi bên trong bản hay khu rừng cấm, rừng thiêng – nơi tổ chức nghi lễ cầu an cho cộng đồng hằng năm. Lễ hội của bản đã và đang làm thỏa mãn đời sống tâm linh, cũng là môi trường bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người. Bài viết phân tích các đặc trưng “bản” của một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam từ tên gọi, ranh giới, hình thức quản lý bản truyền thống và hiện nay, đồng thời chỉ rõ vai trò của trưởng bản trong điều hành sản xuất, điều phối đất đai, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng cấm và giữ gìn trật tự, an ninh…

Xem chi tiết

Làng – Đô thị hiện nay và một số đặc điểm về lối sống

… bài viết đã khái quát một số đặc điểm trong lối sống ở các làng này hiện nay như: lối sống pha trộn nông dân – thị dân, lối sống đề cao sự kết nối cộng đồng , lối sống thu hẹp phạm vi giao tiếp cộng đồng, lối sống cạnh tranh mang tính chất thể diện, lối sống công nghiệp dịch vụ,… và bàn luận về sự thay đổi lối sống đó đã mang đến những vấn đề gì cho các làng quê này.

Xem chi tiết

Cuộc đấu tranh chống lại cái cũ trong xã hội nông thôn Việt Nam trên báo Phong Hóa (1932- 1936)

Phong Hóa là tờ báo trào phúng đầu tiên của Việt Nam có mục đích bàn một cách vui (châm biếm, hài hước) về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế để làm rõ hiện tình trong nước. Trong đó cuộc đấu tranh với cái cũ của xã hội nông thôn Việt Nam được phản ánh với giọng châm biếm và nổi bật tính thời sự. Phong Hóa đã dùng phương pháp trào phúng để đả kích bài trừ sự cổ hủ, lạc hậu cũng như thói hư tật xấu của người dân nông thôn….

Xem chi tiết

Tổ chức đời sống xã hội của người Mường: Từ truyền thống đến hiện đại

…Bằng phương pháp phân tích tài liệu, so sánh và điền dã dân tộc học, tác giả đã tổng hợp một cách có hệ thống về tổ chức đời sống xã hội của người Mường thông qua từng giai đoạn lịch sử, qua đó tác giả làm nổi bật các mối quan hệ xã hội đặc trưng trong từng hình thái tổ chức đời sống xã hội.

Xem chi tiết

Giá trị Nhật Bản – Một góc nhìn

Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng đi tìm giá trị Nhật Bản, dựa vào hai giai đoạn được xem là quan trọng nhất đối với sự phát triển của Nhật Bản ở thời cận – hiện đại lịch sử Nhật Bản. Ở giai đoạn Minh Trị Duy Tân giá trị Nhật Bản được thể hiện ở chỗ là mạnh dạn trút bỏ những gì không còn phù hợp cho sự phát triển của đất nước hướng tới một cuộc cải cách. Trên con đường tiến hóa chung của lịch sử nhân loại, Nhật Bản đã tìm cho mình một con đường đi riêng dựa vào những tính đặc thù của lịch sử và điều kiện tự nhiên, tạo bước đột phá làm nên một kì tích,…

Xem chi tiết

Hôn nhân của người Thái: từ nhận thức đến hành vi ứng xử

Ở Việt Nam, tộc người Thái có phong tục, tập quán phong phú và đa dạng. Hôn nhân của người Thái trong xã hội truyền thống chứa đựng nhiều giá trị văn hóa; gồm nhiều nguyên tắc, nghi thức và nghi lễ độc đáo đánh dấu mốc lớn trong chu kỳ đời người. Các nghi lễ cưới xin hàm chứa nhiều giá trị về đạo đức, tâm lý, tình cảm, hành vi ứng xử xã hội; là dịp để các thành viên trong cộng đồng thắt chặt mối quan hệ họ hàng, láng giềng. Điều đó được minh chứng qua những tục lệ tốt đẹp, mang tính nhân bản.

Xem chi tiết

Về tổ chức xã hội ở Việt Nam thời xưa

Từ 1990 đến 2002, trong hơn mười năm, chúng tôi đã tham gia hai chương trình nghiên cứu về làng xã ở đồng bằng sông Hồng trong khuôn khổ hợp tác khoa học giữa Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (Việt Nam) với Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (Pháp), rồi với Viện Viễn Đông Bác cổ (Pháp). Các thành quả đã được công bố trong hai cuốn sách: Mông Phụ, un village du delta du fleuve Rouge(1) và Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ(2). Trước đó, tôi cũng đã nghiên cứu làng Bảo An ở Quảng Nam(3). Sau đây, tôi xin ghi lại vài tâm đắc về làng xã Việt Nam đã được trình bày chủ yếu trong các cuốn sách nói trên.

Xem chi tiết