LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phụ lục – Phần 1
Luận án “Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 qua bộ tư liệu Kỹ thuật người An Nam” – Phụ lục – Phần 1
PHỤ LỤC
BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT: Giới thiệu tổng quát về
việc nghiên cứu kỹ thuật của dân AN NAM.
Ngay từ đầu, trước khi bước vào tập sưu tầm những sách vở, tài liệu về nghệ thuật, về dân tộc chí và xã hội học Trung Hoa và Đông Dương, một loạt sách sẽ gồm không dưới 30 cuốn – bản văn và ảnh vẽ, tác gỉa thấy cần phải cáo lỗi vì tuổi quá trẻ của mình. Nhiều người ở bên Pháp và Đông Dương đã không tha thứ điều đó cho tác gỉa. Vài người bạn tốt đã vạch cho thấy rằng công việc đó cũng dễ làm thôi. Tất nhiên chỉ cần biết nghĩ đến công việc đó … và phải làm sao hoàn thành cho tốt. Những đầu óc tò mò, sau khi đọc lời mở đầu này, sẽ thấy rằng ở đây “đổ mồ hôi ra” không phải là một câu nói bóng bảy quá cũ trên các nẻo đường của cái lò than hồng xích đạo, có tên là Hà Nội, nghĩa là thành phố giữa sông.
Là học trò của các ông Silvain Lévi và Finot, các giáo sư tại Pháp quốc học viện, tại Trường Cao học thực hành và tại trường Đại học Sorbonne, tác gỉa đã xin ông Bộ trưởng Bộ thuộc địa năm 1907 cái đặc ân là hoàn tất 2 năm quân dịch ở Bắc Kỳ.
Một trong những đề án của tác gỉa nhằm nghiên cứu các gia đình người An Nam theo phương pháp độc khảo, độc biên. Ai cũng biết một trong nhũng đặc điểm của phương pháp này là thiết lập tỉ mỉ những ngân quỹ dành cho may mặc, cho lương thực, cho nhà ở, rồi tiền lương, tiền sắm đồ đạc trong nhà. Nhưng khi tác gỉa tính việc soạn thảo các ghi chép của mình, mới nhận ra rằng may ra chỉ hai hoặc ba linh mục thừa sai gìa đang sống cuộc sổng của người An Nam mới hiểu được mình thôi, còn không ai hiểu được công trình của mình, nhất là các độc gỉa bên mẫu quốc.(1)
Như vậy cần thiết phải có một công trình nghiên cứu sơ bộ để định nghĩa những từ về kỹ thuật. Và cái đáng lý ra chỉ là một tập danh từ thì do sự thể bắt buộc đã trở thành một cuốn sách dầy cộm. Tiếng Việc giầu danh từ vật chất. Còn khả năng trừu tượng hình như còn quá ít phát triển nơi dân tộc này. Bởi vậy tác gỉa đã có một sự thu hoạch phong phú, và chắc sau này còn phong phú hơn.(2)
* Henri Oger – Introduction général à l’étude de la Technigue du Peuple Annamite – Essai sur la vie matérielle les arts et industries du Peuple D’Annam, Geuthner, Librairie – Editeur Paris.
(1) Một cuộc nghiên cứu về đời sống trong gia đình của người Việt Nam về phương diện vật chất sẽ gồm 5 mục: 1) một mục riêng, nghiên cứu về những nguyên liệu do 3 nguồn (khoáng chất, thực vật, động vật) cung cấp, và được dùng để chế tạo các sản phẩm và các đồ vật cần thiết cho sinh hoạt gia đinh và xã hội, 2) nhà cửa, đồ đạc, quần áo, 3) thực phẩm, thức uống, việc giữ gìn vệ sinh và sức khỏe, 4) thắp sáng và nấu nướng, 5) đụng cụ và đồ nghề.
(2) Dân Việt Nam thuộc vào loại các dân tộc bán khai, có tiến bộ đáng kể, nhưng tiến bộ chậm, và trong tiến bộ thì cái trỗi vượt vẫn là bảo vệ cái đã sở đắc; nhưng xã hội đó có hàng ngàn hoặc hàng triệu cá nhân, chữ viết tượng hình hoặc theo phát âm, văn chương sơ sài, có thể chia làm hai loại: nông nghiệp (như dân Trung Hoa, Việt Nam, Xiểm, Mã Lai, Ai Cập, Pê-ruy-viêng), và du mục (Mông cổ và Ả rập).
PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Trong suốt một năm, tác gỉa rảo qua các công xưởng, các cửa hiệu, dắt cheo một họa sĩ. Các câu hỏi đã nhắm vào kích thước, tên gọi riêng, cách thức tạo tác mỗi công cụ hoặc dụng cụ. Người thợ phân tích cái cứ chỉ vận hành công cụ của họ. Một bản vẽ sẽ lặp tức ghi lấy cử chỉ đó, trong tất cả các giai đoạn của nó. Như vậy sự trình bày sẽ gồm hai phần hoàn toàn khác nhau: nghiên cứu về đồ nghề hay đồ vật, và nghiên cứu về cử chỉ, nghĩa lầ đồ vật hay đồ dùng được tác tạo thế nào. Phương pháp này cho phép tổ chức những loạt cùng chung một loại. Như thế các dụng cụ bằng gỗ, bằng sắt, bằng thiếc, bằng tre sẽ giải thích lẫn cho nhau và bổ sung cho nhau do sự được xếp lại gần nhau như thế. Nhưng nghiên cứu về kỹ thuật của một dân tộc là nghiên cứu về nền văn minh vật chất của dân tộc đó. Bởi vậy độc gỉa sẽ không ngạc nhiên khi thấy diễn lại và nghiên cứu ở đây một chuỗi những cử chỉ là việc mà các dụng cụ chịu thua. Xin lấy một ví dụ: các trò chơi. Đây là chỗ thân thể con người ta được dùng làm công cụ, rồi môi trường con người sống như trái đất, cây cối, là nước, cũng vậy.
PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY
Không gì cực bằng đọc những mô tả về các công cụ hoặc các cử chỉ mà không có một sơ đồ trước mắt. Những văn sĩ có tài gợi ý thì không nhiều lắm. Đàng khác, với số đông người trí nhớ qua đôi mắt thì bền hơn. Bởi vậy phần lớn công trinh này là bằng những bản vẽ và bằng những phác họa.
Nhưng đặc điểm cơ bản của loại sách này là có tính lý luận và có mạch lạc. Nó không phải là kết quả của một sự tình cờ. Những tài liệu bằng hình sẽ vượt quá số 4.000.
Sự trình bày cho mắt thấy nhũng tài liệu đã lượm lặt được như thế, có một lợi điểm thực sự và cũng có một bất tiện trầm trọng. Đó là cách tuyệt hảo để kiểm tra lại những ghi chú đâ ghi được khi không có mặt họa sĩ. Nhưng cũng đáng ngại rằng làm thế không khỏi sinh ra sai lạc, hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc do sở thích riêng. Tuy nhiên đây là phương thức mà tác giá đã theo. Tác gỉa đọc cho họa sĩ một phác họa đã được trinh bày cho những người Việt Nam khác xem xét. Rồi khi vẽ xong, bức vẽ lại được trưng bày cho những người bản xứ có óc phê binh sắc bén xem xét như thế là có được một cách thức kiểm chứng tuyệt hảo. Cái chuỗi những trao đổi này cho phép luôn luôn tìm ra cái mới: đi từ cái đã biết tới cái chưa biết.
Những cử chỉ và những nét phong tục xưa, nay bãi bỏ rồi, cũng nhờ đó mà được vớt lại.
Văn bản của tác gỉa cũng được viết theo phương pháp khách quan chặt chẽ đó : trước hết mổi bản vẽ đều được mô tả từng nét một, rồi tiếp theo là những nhận xét tổng hợp. Không một danh từ kỹ thuật nào bị bỏ qua một bên. Tác gỉa không viết một tác phẩm phổ thông; y không có can đảm làm việc đó.
Rồi tác gỉa phải xếp loại các tài liệu và các điều quan sát của mình trong những ngăn, những ô rộng lớn, sau này sẽ được phân chia thành những chuỗi dài các tập chuyên khảo. Chính trong khi rảo qua tập sách, tác gỉa thấy nên chia nó làm 2 phần : môt cuốn gồm các tấm ảnh, một cuốn gồm các văn bản. Như vậy sẽ tránh được những chỗ lặp lại. Đàng khác phương thức này cho phép xếp các quan sát mới liền sau các quan sát khác mà không bó buột cứ năm năm lại phải viết lại toàn tập sách. Rồi cuốn văn bản sẽ được kèm theo một mục lục chi tiết và một bảng phân tích, giúp cho việc sử dụng được dễ dàng.
PHƯƠNG PHÁP XUẤT BẢN
Các nhà in và các nhà sách ở Bắc kỳ không nhận xuất bản. Điều đó quá rõ. Vậy tác giả phải tự mình lo lấy. Y có niềm tin và y bắt đầu đi một vòng xin người ta đặt mưa trước. Sau này y sẽ kể lại nhưng thú nhận ý vị đầy ngớ ngẩn và thô bỉ mà y đã phải chịu.
Hai mươi người tốt bụng cho y 200 đồng để tùy ý sử dụng. Đó là vốn lúc đầu của công trình.
Trong môt cái đình (ngôi nhà tôn giáo) của phố Hàng Gai, rồi trong chùa Vu Thạch, y đặt hai công xưởng với 30 thợ khác. Đó là những người nông dân vụng về cần phải được “phá ngu” . Tác gỉa sớm nhận ra tính ngay thẳng về thương mại và lương tâm nghề nghiệp đứng đắn của người Việt Nam. Đối với họ, người Châu Âu là kẻ thù cần phải dẫm nát.
Hai tháng liền phấn đấu không ngừng. Khi khắc xong 4.000 tấm tranh thì mùa hè tới rồi : không thể nào đút những bản khác vào dưới những trục lăn của máy in. Các bản đó phồng lên. Vậy là phải xoay ra dùng phương thức in cùa người Trung Hoa và người Việt Nam : phải ấn những tờ giấy Việt Nam đúng khổ. Phương thức này làm chậm rì, nhưng nét in thật là rõ khác thường. Làm thế còn có cái lợi là mang lại cho cuốn sách cái màu sắc địa phương nữa. Tất cả sẽ đều là Việt Nam. Giấy này được chế bằng vỏ cây thụy hương một cách cẩn thận : như thế nó sẽ có một sự bền lâu dài. Nhưng ở đây cần một khổ lớn đặc biệt, cho nên những người thợ của làng giáy (làng Bưởi) , gần Hà Nội, đã phải nhọc công lắm mới làm được giấy có kích thước lớn như vậy. Tính chất thô sơ của những công cụ của họ giải thích điều đó.
Những khó khăn về lãnh vực vật chất vẫn chưa là gì hết. Tác gỉa còn quá trẻ, vừa mới qua tuổi hai mươi, và người ta đã không tha cho y.
Một số người đã khẳng định một cách đơn giản rằng tất cả các ghi chú nho nhỏ đăng tải ngày nọ qua ngày kia trong tờ Avenir du Tonkin (Tương lai của Bắc Kỳ) đã được rút ra từ cuốn sách của Dumoutier. Nhưng họ được thông cảm vì chưa bao giờ họ mở những pho sách của tác gỉa đáng mến này. Một trong những đóng góp của công trinh này là không mượn, không dựa vào tác gỉa nào ở Đông Dương này cả.
Từ khi chinh phục xứ này, người ta đã có thêm hết từ điển này đến từ điển nọ. Còn như những điều của xã hội học và dân tộc chí, thì quả là hiếm hoi. Do hoàfn cảnh bắt buộc, tác gỉa phri làm việc mà không được sự trơ lực của một cơ quan khoa học nào được tổ chức ở đây để tim hiểu thêm về nước Việt Nam. Bởi vậy, công lớn nhất mà tác gỉa nhận thấy trong công việc mình làm, là ở chỗ của một hành vi ý chí.
… CÒN TIẾP …
BAN TU THƯ
9/2019
MỜI XEM TIẾP:
◊ LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phụ lục – Phần 2
MỜI XEM:
◊ LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phụ lục – Phần 3