LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phụ lục – Phần 2

… tiếp theo Phần 1:

NHÌN TỔNG QUÁT VỀ CÁC NGÀNH CÔNG NGHỆ BẢN XỨ CỦA VIỆT NAM

Một chương trình dạy nghề mới cho người Việt Nam

       Nhiều nhà khảo sát đã sống ở việt Nam thường viết trong các bản tường thuật hành trình của họ rằng nền công nghệ hầu như vắng bóng và vô nghĩa ở Việt Nam. Tất nhiên người ta không thể trông chờ ở một dân tộc nông nghiệp như dân Việt Nam một nền công nghiệp phức tạp và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, sau hai năm khảo sát, sau khi sinh hoạt gần gũi với những người thợ thủ công Việt Nam, tác gỉa những dòng này tưởng có thể khẳng định rằng ta không nên coi thường cái phần đóng góp của người thợ thủ công bản xứ vào các nguồn kinh tế mà chúng ta muốn đạc ở nước này. Quả vây, những nhà khảo sát trước đây chỉ xét đến những công nhân của thành thị, nhưng ta không nên quên rằng nhiều khi một nền công nghệ nhỏ vẫn cung cấp cho người nông dân cái phần bổ sung về tiền tài mà công việc trồng lúa, nhất là lúa ở Đông Dương, không thể mang lại cho họ. Suốt trong những lúc nhàn rõi dài mà viêc trồng cây để lại cho họ, người nông dân đã trở thành những người công nhân làm việc tập thể. Nên nhớ thế nào là một xưởng sáng tạo tậầp thể, đặc điểm của nó là hai sự kiện chính sau đây : có một ông chủ đi gôm các sản phẩm, và có các người thợ làm việc tại nhà họ cho ông chủ này. Lúc này người ta có vẻ như, sau cùng, đã biết để tâm lo cho người nông dân Việt Nam, giai cấp đáng chú ý nhất. Người ta đang chuẩn bị những đef án lớn lao về thủy lợi. Vậy thì nghỉ đến người nông dân – công nhân cũng là điều rất ích lợi. Họ rất đáng được cảm tình của chúng ta.

Phụ lục Luận án của Nguyễn Mạnh Hùng - Trang hình 1
Phụ lục Luận án của Nguyễn Mạnh Hùng – Trang hình 1

THỢ SƠN MÀI

       Việt Nam là một nước sản xuất nhiều sơn. Hằng năm những nhà buôn lớn ở Quảng Đông nhập rất nhiều sản phẩm này. Lý do là sơn của Bắc Kỳ rẻ một cách khác thường. Mặc dầu người Việt Nam tiêu thụ rất nhiều sơn, nhưng việc sản xuất vẩn để ra một số dư thừa đáng kể cho xuất khẩu. Đa số các đồ dùng thường ngày của người Việt Nam đều được sơn. Trong một nước mà những sự thay đổi nhiệt độ ngay trong một ngày cũng rất đột ngột, thì đồ gổ bị nhiều nguyên nhân phá hoại nhanh chóng, cho nên không lạ gì khi thấy đa số đồ đạc trong nhà một người bản xứ đều được sơn phủ. Điều đập vào mắt ta khi bước vào những ngổi nhà đó, là thứ ánh sáng dịu mắt hình như tỏa ra từ khắp nơi. Tư thất của cơ quan, nơi ánh lên những đồ đạc sơn mài và những đồ đạc bằng gổ quý đánh bóng thường tạo nên một ấn tượng sâu xa cho con mắt người châu Âu.

Phương thức của người thợ sơn mài

       Công trình của người thợ sơn mài Việt Nam còn kém. Nó chưa có được cái tinh vi khéo léo vẩn bảo đảm ưư thế của những sản phẩm của người thợ sơn mài Nhật Bản. Phải nói thẳng ngay rằng, đối với người Việt Nam, sơn mài chỉ là trải một lớp sơn bóng có phẩm chất đặc biệt trên những đồ vật. Đằng khác các công việc sơ bộ được thực hiện một cách còn nhiều khuyết điểm. Trước khi phết lớp sơn đầu tiên trên món đồ, thường là đồ bằng tre hay bằng gỗ, người ta cần phải chà cho thật nhẵn, để loại đi tất cả những chỗ gồ ghề. Rồi người ta trám các lổ hổng với thứ đất sét được nghiền thât nhỏ. Người thợ bản xứ làm hàng cho thứ khách hàng nghèo và ít đòi hỏi nên đã làm công việc này một cách “cẩu thả” . Do đó người ta có những món đồ mà phải nói ngay rằng nước sơn bị phồng lên, rộp lên và rít tay. Nước sơn không có được sự mịn màng đáng khen của sơn mài Nhật Bản. Hơn nữa, người thợ sơn mài Việt Nam không chịu khó tìm các đề tài trang trí. Các đề tài này được mạ vàng hoặc mạ bạc, và được mượn ở các biểu tượng Hán Việt. Những biểu tượng này thì một người không ở trong nghề, như một người Âu chẳng hạn, sẽ không hiểu gì hết. Người thợ trang trí sống tại nhà người thợ sơn mài lại không viết vẽ gì cả. Tứ bé, anh ta chỉ học sao lại một món đồ, một hình trang trí. Anh ta làm thế, chẳng chút lo tìm cái mới. Đó là một thí dụ về sự phân công trong công nghệ Việt Nam. Sự phân công này thật là tai hại, vi ở trên cùng không có một người “đứng đầu công nghệ” có khả năng biến cải và hướng công nghệ tới những mục tiêu mới.

       Người ta thấy (hình 1) những người thợ đang làm việc. Hầu như luôn luôn – xưởng cùng đồng thời là cửa hiệu – kê đầy những bộ ván để giữ cho các món đồ khỏi ẩm ướt bởi mặt đất. Những bộ ván này đồng thời cũng được dùng như những chiếc tủ, vì ở dưới gầm người ta thấy cả đống những dụng cụ và mảnh vụn, v.v… Cách ngồi của người thợ bản xứ thì người thợ Âu không thể nào chịu nổi. Họ ngồi, hai đầu gối đưa lên tới ngực. Một người đang khuấy sơn trong một cái bồn bán nguyệt. Anh ta được trang bị một dụng cụ làm ta nghĩ đến cầi đầm bơi của người chèo thuyền thoi. Sau lưng anh ta, một người thợ khác, với một bút lông dầu nhọn hoát đang trang trí một cái hộp đựng trầu. Trước mặt anh ta, một người đàn bà đang làm cái công việc cuối cùng : phết nước sơn mài. Chị ta dùng một cái bút lông hoàn toàn khác : phần bảng gỗ có hình chữ nhật, như thể các sợi lổng sẽ làm thành môt đường thẳng để có thể phết những lớp sơn đồng đẳng. Phía trong cùng của xưởng, ta thấy những kiểu đồ mà người thợ sơn mài sửa soạn làm : đó là những chiếc rương đựng quần áo, tủ đựng đồ ăn, hộp nữ trang, hộp đựng trầu…

Phụ lục Luận án của Nguyễn Mạnh Hùng - Trang hình 2
Phụ lục Luận án của Nguyễn Mạnh Hùng – Trang hình 2

NGHỀ THÊU

       Bất cứ người Âu nào ở Bắc Kỳ muốn tặng ai một món quà, hoặc muốn giữ những kỷ niệm về thời gian lưu trú ở đây, đều không quên mang về Pháp vài món đồ thêu bản xứ. Đàng khác nói gì thì nói các giai cấp trung lưu đã giàu thêm môt cách đáng kể. Người ta biết dệt tơ lụa thêu giữ vai trò hàng đầu trong các đồ đạc của những nhà giàu Việt Nam. Bởi vậy con số những thợ thêu đã gia tăng đáng kể từ hai mươi lăm năm nay. Đáng tiếc là chất lượng của sản xuất cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Những người thợ này bị quyến rũ bởi giá cao mà những khách hàng giàu có và luôn luôn mới dành cho họ, đẫ làm việc mau lẹ và quá ẩu. Tất nhiên thứ tơ lụa kém cỏi của người Việt Nam mà họ vẫn dùng từ xưa khi người Pháp chưa chiếm xứ này, đã được bỏ đi và được thay thế bằng lụa Quảng Đông của người Trung Hoa. Nhưng về phương diện kỹ thuật, thì chẳng có tiến bộ nào đã được thực hiện. Như ta sẽ thấy, các hình vẽ vẫn cổ sơ như trước. Các đề tài trang trí vẫn y nguyên và vẫn theo tập tục cũ. Có lẻ thay vì để công việc huấn nghệ những thợ thủ công này phò các khách hàng thường có sở thích không mấy sành điệu, chính quyền bảo hộ Bắc Kỳ nên can thiệp để giúp có một nền công nghệ khả dĩ làm giàu cho đất nước này. Đáng lẻ phải chọn những người thơ giỏi nhất và con cái của những chủ xưởng, rồi huấn nghệ cho họ, chắc là sẽ không bị uổng phí. Bởi vì trong xứ này, việc truyền thụ các sở năng vẫn được thực hiện rất cẩn thận từ đời nọ qua đời kia. Như vậy, những người thợ mà Liên hiệp thương mại Đông Dương đã huấn luyện để làm các đồ chơi máy móc bằng sắt tây, đã rời bỏ Liên hiệp ngay sau khi họ học được nghề. Trái lại, họ đã hoàn toàn biến đổi nghề làm sắt tây ở nhà họ : những đồ bằng thiếc còn khá nhiều trong các đồ đạc của người Việt Nam trước khi ta đến xứ này, tất nhiên đã nhường chỗ cho những đồ bằng sắt tây, vừa nhẹ hơn vừa rẻ hơn.

Kỹ thuật của người thợ thêu

       Khung thêu là cái rất đơn giản. Nó gồm hai cái ghế ngựa đỡ một cái khung hình chữ nhật bằng tre (coi hình 2) . Khung chữ nhật này nằm dựa trên hai cái ghế ngựa bằng sức nặng của nó. Tấm lụa sẽ được đặt vào trong lòng cái khung này. Người ta căng nó thật mạnh bằng những sợi dây nhỏ được quấn vào sườn tre. Hình mẫu thêu đã được vẽ trên một mãnh giấy Việt Nam. Ta biết thư giấy này rất nhẹ và rất mịn. Người ta trải tờ giấy trên tấm lụa. Công việc của người thơ thêu đòi nhiều kiên nhẩn và khéo tay hơn là trí thông minh. Vì thế người ta thường thuê những thợ đàn ông hay đàn bà còn rất trẻ. Nhiều khi họ chỉ thuê các trẻ em. Công việc phải làm là tạo lại nét hình vẽ bằng những sợi chỉ nhiều màu khác nhau. Ta có thể thấy người thợ thêu đang làm việc nơi (hình 2). Anh ta ngồi trước khung, hai chân bỏ dưới dưới. Anh ta cầm mũi kim theo chiều đứng trên tấm lụa. Anh ta đang kéo mạnh sợi chỉ để không có chỗ nào bị chùn. Đó là điều kiện để tấm thêu được bền. Bên cạnh anh, người ta thấy ngọn đèn. Yêu cầu thì nhiều đến nổi anh ta phải làm việc cả đêm ngày. Cái đèn này chỉ gồm một cái lọ mực hai xu đựng đầy dầu, trong đó đặt vào một cái ttm đèn. Người thợ Việt Nam làm viêc dưới ánh sáng chặp chờn, mù khói và hôi hám đó. Cho nên dễ hiểu tại sao trong nghề này, người ta rất ít thấy những người già là loại người thường được thuê trong các ngành nghề khác của người Việt Nam.

       Nghề thêu cho chúng ta môt thí dụ rõ ràng về những phương thữc kém cỏi của công nghệ bản xứ nói chung, Bây giờ, đúng hơn là ngày xưa, phải làm việc cho một bọn khách hàng nghèo; bởi vậy người thợ phải giảm tối đa những chi phí. Đúng lô gích lành mạnh, thì nghề thêu đồi phải có những phẩm chất của người thợ vẽ. Theo chúng ta, thì người thợ thêu phải hơn là một người thơ thủ công; thường khi ở nước ta, họ là một nghệ sĩ. Ở Bắc Kỳ thì không phải như thế. Người thợ thêu chẳng có chút thẩm mỹ nào hết. Anh ta không biết vẽ. Tại nhà anh, có cả một lô những đề tài mà thường khi anh phối hợp một cách vụng về. Các đề tài đều là từ nền văn minh Trung Hoa phổ biến trong xứ này. Người thợ không có chút cố gắng nào để quan sát và tìm tòi. Từ cha đến con, người ta chỉ truyền cho nhau cái lô đề tài kia, xưa đã được đặt hàng cho một người thợ vẽ nào đó. Nơi hình 3 ta có thể thấy cái mánh lới tài tình cho phép sao lại đến vô tận. Hình mẫu được đặt trên một cái gía nằm ngang, bằng tre : như vậy nó được soi thấy rõ. Ở trên người ta đặt một tờ giấy bản Tàu, đổi khi đặt ngay tấm lụa. Người ta biết giấy bản Tàu thì trong suốt. Nhờ một cái bút lông, người thợ đồ lại rất đúng cái hình mẫu. Trong tập chuyên khảo về người thợ làm tranh ảnh dân gian Việt Nam, ta sẽ thấy nói về cái phương thức tài tình đó.

Phụ lục Luận án của Nguyễn Mạnh Hùng - Trang hình 3
Phụ lục Luận án của Nguyễn Mạnh Hùng – Trang hình 3

THỢ KHẢM TRAI

       Chúng ta đang đứng trước một công nghệ đã mang lại giàu có nhanh chóng cho nhiều người Việt Nam, cũng như nghề thêu. Nghề cẩn khảm có cái lợi là gần như độc quyền ở Viễn Đông. Quả vậy, sản phẩm của công nghệ này vượt xa nhưng sản phẩm của Quảng Đông, ở đây cũng như trong nghề thêu, người ta có thể tự hỏi phải chăng sự tiếp xúc của chúng ta đã có lợi cho nghề cẩn khảm. Thật vậy, chúng ta đã là những khách hàng giàu có của nghề này và cho nó có dịp phát triển nhanh chóng việc sản xuất. Đáng tiếc là đa số những người Âu đi qua Bắc Kỳ đã chỉ có những ý tưởng rất thô sơ về nghệ thuật và về cái đẹp. Anh nhà binh hạng bét cũng muốn mang về Pháp một vài món đồ loại này với gía vài đồng bạc. Bởi vậy người thợ thường làm cho nhanh : hắn chỉ bận tâm với cái bề ngoài đẹp mắt của món đồ lúc trao hàng. Khi về đến Pháp, nhiều người Âu đã kinh hoàng nhận thấy cái hào nhoáng của xà cừ đã bay mất. Các sản phẩm của người thợ cẩn khảm Việt Nam, cũng như sản phẩm của thợ thêu, đều cho thấy họ không được huấn nghệ đầy đủ. Chẳng có gì là “hoàn mỹ” như ta thấy ở Pháp. Các đồ đạc Việt Nam mà có cẩn khảm không xài được. Các chỗ ráp này đã được làm không cẩn thận, chỉ sau một thời gian là tất cả đều vênh và hư hỏng. Bởi vậy một vài người sưu tập, khi về Pháp, đã chọn biện pháp mạnh : họ nhờ một người thợ mộc làm lại các đồ đạc, rồi đặt lại đúng chỗ những phần cần khảm. Phần còn lại thì đem chụm bếp.

Kỹ thuật của người thợ cẩn khảm

       Nghề cẩn khảm Việt Nam là một trong những công nghệ mà sự phân công được đẩy tới điểm cao nhất. Người Việt Nam, cũng như tất cả các dân tộc cổ sơ và nghèo nàn, chỉ áp dụng phương thức này tùy cơ hội và hầu như chỉ trong các nghề có khách hàng giàu có. Có thể nói giai đoạn đầu của việc chế tạo bắt đầu với sự tìm kiếm vỏ trai. Nhiều dân chài ở Vịnh Bắc Bộ chuyên việc tìm kiếm khó khăn này. Họ ra Hà Nội hoặc Nam Định để bán các sản phẩm thu được. Công việc đầu tiên là làm cho các vỏ trai này trở thành những phiến thật mỏng, thật đẹp, không còn một khuyết tật nào. Đây là công việc đòi hỏi nhiều kiên nhẩn và khéo tay, nên là việc của phụ nữ. Như hình số 4 cho thấy, công việc này cốt là giũa các vỏ trai cách nhẹ nhàng. Vụng về một chút sẽ nặng tay làm vỏ trai bị vỡ. Những chỗ vứt bỏ và những hư hỏng như thế cho biết tại sao giá các đồ đẹp lại cao như vậy. Từ giai đoạn này, công việc sẽ đòi hỏi sự hợp táắc của hai xưởng, một là xưởng thợ khắc (chạm), hai là xưởng thợ cẩn khảm. Phải nói rằng trong việc tập trung số vốn mà nghề này đòi hỏi, và với số vật liệu đắt giá như thế, thì phải có cùng một ông chủ trông coi cả hai xưởng. Công việc của những người thơ khắc là khoét gỗ để đặt xà cừ vào. Như hình 5 cho thấy, công việc này cũng được thực hiện theo kỹ thuật của người thợ khắc gỗ thường. Vậy chúng tôi xin bạn đọc tham chiếu phần chuyên khảo về người thợ này. Hình 5 diễn lại những người thợ đang chạm những câu đối. Những câu đối là những tấm ván bằng gỗ quý, chứa đựng những lời chúc tụng thịnh vượng hoặc sống lâu, bằng chữ Hán. Người ta tặng câu đối vào những kỷ niệm chu niên, vào những ngày lễ. Người thợ già đang khoét những nét để cẩn các miếng xà cừ vào. Ông ta dùng một dụng cụ của người thợ khắc, có hình đáng đặc biệt, gọi là cái chàng.

       Hình số 6 cho thấy giai đoạn sau cùng của công việc. Bây giờ người thợ cẩn khảm chính cống mới ra tay. Anh ta ngồi chồm hổm theo kiểu thông thường của người bản xứ. Một tay anh ta ấn miếng xà cừ mỏng, tay kia cầm một con dao lưỡi dẹp làm ta nhớ con dao lạng da của người thợ đóng giày của chúng ta. Anh ta có nhiệm vụ làm cho xà cứ lọt vào những chỗ người thợ chạm đã khoét trên tấm ván. Miếng xà cừ không được nhúc nhích. Người ta gắn nó bằng một thứ mát-tít riêng, không được tràn ra ngoài miếng xà cừ, nếu là thợ giỏi. Ta khó tưởng tượng được sự kiên nhẩn và sự nhẹ tay mà một việc như thế đòi phải có. Một động tác sai, dù nhỏ thôi, cũng làm bể miếng xà cừ và như thế là phải làm lại tất cả. Người thợ này là một nghệ sĩ thật sự : chính anh ta phải phối trí các sắc nước xà cừ làm sao để kết hợp chúng một cách hài hòa, đừng làm cho các màu sắc chói nhau. Những tấm khảm xà cừ đẹp thì có giá trị nhất do sự hòa hợp các màu sắc, làm sáng rực cả một căn phòng. Phía trong cùng của bức hình, ta thấy mẫu những đồ mà người thợ cẩn khảm trang trí. Trước hết là một tủ đựng sách. Bên cạnh là một hộp đựng trầu, và dưới là một cái rương nhỏ hình chữ nhật để đựng quần áo và các đồ quý giá. Hai trung tâm chính của nghề khảm đặt ở Hà Nội và Nam Định. Các ông chủ của công nghệ này đều rất giàu. Một trong những ông chủ rành nghề nhất và ngay thẳng nhất là Hoa Kỳ, đường Jules Ferry ở Hà Nội. Sự thông minh của ông cho phép ông đem lại những cải tiến quan trọng cho cái nền công nghệ thật sự có tính quốc gia này của dân Việt Nam.

… CÒN TIẾP …

BAN TU THƯ
9/2019

MỜI XEM TIẾP:
◊  LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phụ lục – Phần 3

MỜI XEM:
◊  LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phụ lục – Phần 1