Phật giáo Nam Tông Khmer với sự phát triển bền vững khu vực Tây Nam Bộ

Tây Nam Bộ là miền đất đa dạng, phong phú các dân tộc, tôn giáo. Cùng với người Việt và người Hoa, người Khmer đã đến lập nghiệp ở vùng đất này từ khá sớm. Họ mang theo văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Khmer đến với Tây Nam Bộ, trong đó chủ yếu là văn hóa của Bà la môn giáo. Đến khoảng thế kỷ thứ IV, cùng với quá trình truyền bá của Phật giáo Nam Tông vào Tây Nam Bộ, đông đảo người Khmer đã đón nhận tôn giáo này…

Xem chi tiết

Tản mạn về Cốm Vòng (Phần cuối)

Cốm Vòng là một đặc sản nổi tiếng của làng Vòng xưa (còn gọi là làng Vòng Cốm, Dịch
Vọng Hậu, Vòng Hậu, thuộc tổng Dịch Vọng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông trước năm 1945, nay
thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội). Làng Vòng nay đã thành phố thị, nghề làm cốm cũng
đã mai một.
Bài viết này khảo tả nghề làm cốm ở làng Vòng xưa, từ xuất xứ, tên gọi, nguyên liệu, quy
trình sản xuất, sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, đến cả những ngộ nhận về cốm Vòng trong cuốn
“Hà Nội 36 phố phường”. Qua đó cho thấy, sản phẩm gọi là cốm Vòng hiện nay chỉ là sự ăn theo
danh tiếng một đặc sản từng là “miếng ngon” của đất Hà Thành xưa.

Xem chi tiết

Tản mạn về Cốm Vòng (Phần 1)

Mùa cốm đã về, đúng là mùa cốm Vòng, đặc sản của Hà Nội nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc ít nhất cũng từ đầu thế kỷ XIX. Hạt cốm trong xanh màu lá mạ, nhỉnh hơn chiếc lá me, nhẹ tay, ngọt thơm hương đồng cỏ nội vừa cao quý vừa gần gũi…. Cô hàng cốm đôi khi bước vội lặng thinh, không ai cũng như không ở đâu nghe thấy tiếng cô rao hàng. Và chỉ đến khoảng 11 giờ trưa, cô đã bán hết sạch. Ở một vài chợ như chợ Đồng Xuân, chợ Cửa Nam, chợ Hôm…, chúng ta cũng gặp đôi hàng cốm, họ lặng lẽ ngồi một chỗ riêng biệt – như ở chợ Đồng Xuân, bên trái quầy vé ngay trong cổng chính trông ra chỗ tàu điện tránh nhau….

Xem chi tiết

Chạc gốm ở di tích Gò Ô Chùa (Long An) và sự bí ẩn về chức năng

… Tác giả bài viết này cho rằng, các loại chạc gốm ở Gò Ô Chùa có sự tương đồng về chức năng với các loại gốm “chân giò” (cũng được gọi là “chạc gốm”) phát hiện được tại các di tích thuộc thời đại sơ kỳ kim khí ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Rất có thể đó là các loại vật dụng để kê bếp lò. Tuy nhiên, dạng bếp lò ra sao và để làm gì thì cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Xem chi tiết

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quần thể di tích cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế – di sản văn hóa đầu tiên của nước ta được UNESCO vinh danh, là điểm hội tụ nhiều đặc trưng của di sản văn hóa Việt, cùng những sắc thái vùng miền riêng có. Trên cơ sở đánh giá khá toàn diện về thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ, phát huy có hiệu quả giá trị di sản trong thời đại hội nhập ngày nay.

Xem chi tiết

Về sưu tập tiền thưởng triều Nguyễn tại bảo tàng lịch sử Quốc gia (giai đoạn từ vua Đồng Khánh đến vua Bảo Đại)

 Tiền thưởng thường được đúc bằng vàng, bạc, đồng hoặc mạ vàng, mạ bạc… Đây là kỉ vật trang trọng, thường được vua ban thưởng cho quan lại, vương công quý tộc, những người có công, trong các dịp khánh tiết của triều đình. Bài viết giới thiệu khái quát về sưu tập tiền thưởng triều Nguyễn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Giai đoạn từ vua Đồng Khánh đến vua Bảo Đại).

Xem chi tiết

Báo Phụ nữ Tân văn và việc đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ ở Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX

Với tư cách là một tờ báo hướng đến mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ, Phụ nữ Tân văn đã trở thành một diễn đàn đi đầu trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ trước các tư tưởng thủ cựu trong xã hội tại Nam Bộ vào những năm cuối thập niên 1920 đầu thập niên 1930. Tờ báo đã góp tiếng nói bênh vực người phụ nữ, giải thoát họ khỏi những tư tưởng, quan niệm trói buộc lỗi thời, cổ vũ người phụ nữ dũng cảm đứng lên tham gia các hoạt động xã hội vì trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước.

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội ở nước ta – Thực trạng và giải pháp

Từ khái quát về vai trò lễ hội, tác giả cho rằng, hình thái này là một phạm trù văn hóa in đậm bản sắc dân tộc. Qua một số lễ hội cụ thể đã từng nổi tiếng trong quá khứ, tác giả chỉ ra một số điều bất cập của lễ hội hiện nay cần phải tập trung giải quyết: Nâng cao nhận thức, tránh lệch lạc cho các tổ chức và người chịu trách nhiệm; quản lý chặt chẽ hoạt động của lễ hội; phân loại lễ hội; xác định tính độc đáo của lễ hội, không kịch bản hóa lễ hội một cách chủ quan; ủng hộ tính tích cực của lễ hội nhưng phải tinh – giản – kiệm – lạc.

Xem chi tiết

Bệnh tình và nguyên nhân cái chết của vua Đồng Khánh qua báo cáo của một bác sĩ người Pháp

Về bệnh tình và nguyên nhân cái chết của vị vua thứ chín của nhà Nguyễn – Đồng Khánh (1864-1889) khi ở ngôi chưa đầy 4 năm, ít thấy được chính sử ghi chép ngoài chi tiết thông báo sự qua đời của nhà vua. Đã có những giả thuyết lưu truyền trong dân gian nhuốm màu huyền bí nhằm lý giải sự qua đời của vị vua tuổi đời còn rất trẻ này. Trong khi đó dường như lại rất ít người biết, căn bệnh khiến vua Đồng Khánh qua đời – cũng như bao người Việt Nam khi đó – bệnh sốt rét ác tính. Báo cáo của một vị bác sĩ người Pháp sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin về chuyện này.

Xem chi tiết

Chạc Gốm ở di tích Gò Ô Chùa (Long An) và sự bí ẩn về chức năng

Trong số các hiện vật khai quật được tại di tích Gò Ô Chùa (nay thuộc xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An), có một loại hiện vật bằng đất nung mà căn cứ vào hình dáng của nó, giới khảo cổ học gọi là “chạc gốm” (ceramic pedestal), được phát hiện với số lượng rất lớn nhưng đến nay người ta vẫn chưa rõ dụng cụ này dùng để làm gì. Gần đây, nhà khảo cổ học người Đức Andreas Reinecke cho rằng, những chiếc chạc gốm này là chân đỡ trong bộ dụng cụ nấu nước biển để làm muối. Nhưng giả thuyết này vẫn chưa thuyết phục được giới khảo cổ học…

Xem chi tiết

Quan hệ thương mại của các nước phương Tây với đàng trong của Đại Việt ở các thế kỷ XVII-XVIII: Một số đặc điểm chính

Thế kỷ XVII – XVIII là giai đoạn phát triển sôi động của kinh tế Đại Việt nói chung, đặc biệt là kinh tế Đàng Trong nói riêng. Trong bối cảnh cần một lực đẩy để nhanh chóng nâng cao sức mạnh của mình trong thế đối sánh với Đàng Ngoài, nhằm giữ vững và phát triển vùng đất mới gây dựng, chúa Nguyễn đã có những chính sách thông thoáng kêu gọi và thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước phương Tây, phát triển nền kinh tế ngoại thương…

Xem chi tiết

Đồ gốm tại khu di tích Óc Eo – Ba Thê: Đặc trưng và quá trình phát triển

Đồ gốm là di vật phổ biến nhất trong văn hóa Óc Eo với sự đa dạng về loại hình và chất liệu làm gốm. Chúng phát triển từ thời tiền sử ở Nam Bộ Việt Nam và đạt đỉnh cao vào giai đoạn văn hóa Óc Eo với sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và các yếu tố ngoại nhập thông qua giao lưu văn hóa và trao đổi kỹ thuật với khu vực và những vùng xa hơn. Tại khu di tích Óc Eo – Ba Thê, đặc điểm cơ bản của đồ gốm là hầu hết đều được sản xuất theo hai tiêu chuẩn…

Xem chi tiết

Dạy học ca dao trong mối quan hệ với văn hóa dân gian

Bài viết đề cập đến nội dung chương trình, cách thức tổ chức dạy học ca dao ở nhà trường trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. Tích hợp văn hóa dân gian trong dạy học ca dao là dùng những tri thức văn hóa đã được “mã hóa” trong từng tác phẩm để lí giải, cắt nghĩa các tác phẩm. Từ đó tìm ra và khẳng định những nét đẹp văn hóa của dân tộc qua từng tác phẩm ca dao.

Xem chi tiết

Về chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp xưa và nay

Nam Bộ có nhiều chợ nổi, nhưng có thể nói, về quy mô, sự sung túc cũng như danh thế thì không chợ nào bằng chợ Ngã Bảy – Phụng Hiệp. Sau 100 năm ra đời và phát triển, vào đầu thế kỷ thứ XXI (2001), Uỷ ban Nhân dân huyện Phụng Hiệp quyết định dời chợ nổi Ngã Bảy đến địa điểm khác là vàm kinh Ba Ngàn (xã Đại Thành), cách chợ Ngã Bảy cũ 3 km về hướng sông Hậu. Cũng từ đây, danh xưng chợ nổi Ba Ngàn xuất hiện. Từ cái nhìn so sánh, bài viết đi tìm những giá trị của chợ Phụng Hiệp xưa, đồng thời bước đầu nhận diện những ưu thế cũng như hạn chế của việc di dời chợ nổi Ngã Bảy trong cuộc sống hiện nay.

Xem chi tiết

Tân nhạc và sự hình thành nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam

Nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp của nhân loại mà đỉnh cao là các Trường phái thanh nhạc cổ điển gắn liền với nghệ thuật Bel canto của Italia và châu Âu đã hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ qua đã và đang tiếp tục ảnh hưởng, chi phối và dẫn dắt toàn bộ các hoạt động biểu diễn, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của toàn nhân loại. Trào lưu âm nhạc Tân nhạc trong thời kỳ Pháp thuộc, trào lưu học tập nhạc cụ phương Tây, trào lưu hát lời ta theo điệu Tây,…

Xem chi tiết

Quy hoạch kiến trúc kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX và giá trị nhân văn bền vững của nó trong lòng đô thị Huế

Tư tưởng chủ đạo của quy hoạch kiến trúc Kinh Thành Huế là Dịch lý và thuật Phong thủy. Nó được kết hợp với phương pháp xây dựng thành lũy của Vauban và ứng dụng vào hình sông thế núi tại chỗ để tạo ra được một công trình kiến trúc vừa đồ sộ, vừa hài hòa với bối cảnh thiên nhiên thơ mộng của vùng đất này. Trong ngót 200 năm qua, Kinh Thành Huế bao giờ cũng được xem là cái lõi trên mặt bằng tổng thể kiến trúc đô thị Huế. Chính quyền địa phương đã và đang đưa các giá trị lịch sử và nghệ thuật của Kinh Thành vào trong đời sống văn hóa và xã hội của thành phố Huế.

Xem chi tiết

Mối quan hệ giữa đền Cổ Lương và Phủ Tây Hồ, Hà Nội qua câu đối thờ Mẫu Liễu (Phần 1)

Qua khảo sát kỹ lưỡng đôi câu đối có cùng nội dung ở hai ngôi đền thờ Mẫu Liễu Hạnh tại Hà Nội, là đền Cổ Lương (quận Hoàn Kiếm) và Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), bài viết luận giải về niên đại xuất hiện câu đối, cũng như tác giả viết câu đối và người cung tiến. Xét trong bối cảnh đất nước ở nửa đầu thế kỷ XX, nội dung câu đối phản ánh tâm thế của con người Việt Nam thời kỳ đó, tiêu biểu là Trần Tán Bình – một trí thức khoa bảng có đầu óc canh tân, tham gia tích cực và bền bỉ vào nhiều phong trào công khai với mục đích chấn hưng dân khí và bồi dưỡng dân trí ở đầu thế kỷ XX.

Xem chi tiết

Di tích kiến trúc văn hóa óc eo trên vùng giồng cát duyên hải Tây Nam Bộ

Bài viết tổng hợp những nguồn tư liệu mới giúp nhận diện các đặc trưng văn hóa, khung niên đại cũng như xác định vị trí – mối quan hệ của các di tích khảo cổ học trên vùng đất này trong bối cảnh văn hóa Óc Eo ở Tây Nam Bộ, qua đó, làm rõ những đặc trưng riêng của loại hình di tích kiến trúc tôn giáo và những chuyển biến về tôn giáo, văn hóa, xã hội của các cộng đồng cư dân cổ trên vùng đất này.

Xem chi tiết

Đặc điểm trang trí trên bia thời Lê Sơ

Bia thời Lê sơ là khái niệm chỉ các bia được san khắc trong thời kỳ trị vì của triều đình nhà Lê sơ (1428 – 1527). Đến nay, bia và văn bia thuộc giai đoạn này, đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Nhận thấy, hoa văn trang trí trên bia có giá trị nhiều mặt trong việc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, cũng như tư tưởng và văn hóa xã hội đương thời, bài viết tập trung giới thiệu đặc điểm trang trí trên bia thời Lê sơ.

Xem chi tiết

Quán Thế Âm Bồ Tát: Từ hình tượng trong văn hóa Phật giáo đến phương cách tiếp nhận của cư dân Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế dưới góc nhìn nhân học

Quán Thế Âm Bồ Tát là hình tượng phổ dụng và có sức lan tỏa lớn trong văn hóa Phật
giáo, kể cả truyền thống Bắc tông cũng như Nam tông. Điều này được thể hiện ngay từ danh xưng, hạnh nguyện và cả hình tướng dạng nữ nhân mà Bồ Tát được biến đổi tại Trung Hoa. Cư dân Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế cũng giống như nhiều cộng đồng văn hóa khác trên thế giới tiếp nhận hình tượng Quán Thế Âm với nhiều sắc thái đáng chú ý…

Xem chi tiết