Chùa Candaraṅsī trong đời sống văn hóa của người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh

Do hầu hết người Khmer ở Nam Bộ đều theo Phật giáo, nên chùa Khmer có một vai trò, vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống văn hóa của họ. Chùa Candaraṅsī là nơi mà người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh đến sinh hoạt tôn giáo. Họ đến chùa không chỉ để cầu nguyện, thăm viếng mà còn tham gia và trải nghiệm những giá trị văn hóa qua kiến trúc, nghi lễ, sinh hoạt nghệ thuật, ẩm thực thể hiện nét truyền thống. Người Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đều xem chùa là nơi thiêng liêng, trang trọng và là nơi tập trung những gì tinh túy nhất của cộng đồng. Do vậy, vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của họ được thể hiện cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Xem chi tiết

Một số kết quả thu thập, sưu tầm nguồn tư liệu Hán nôm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Các tư liệu Hán Nôm là loại hình văn bản hình thành từ quá khứ, lưu giữ những thông tin về quá khứ, qua đó truyền đến đời sau những tư liệu, tình cảm, tư tưởng của cha ông ta từ nhiều thế hệ trước. Hiện nay, các tư liệu, văn bản Hán Nôm này rất quý hiếm và rất quan trọng, phục vụ cho việc tìm hiểu các vấn đề về xã hội, tư tưởng, lịch sử, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của Việt Nam, của địa phương qua các thời kỳ trước đây…

Xem chi tiết

Tiếp tục luận giải về các hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng

Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng lập 5 hoàng hậu với các tên hiệu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiểu Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông. Trong số các hoàng hậu của vua Đinh có Dương hậu – nhân vật mà người đời quen gọi là Dương Vân Nga, sau trở thành Dương Thái hậu buông rèm nhiếp chính. Bà cũng là người đã trao ngôi nhà Đinh cho Lê Hoàn và trở thành hoàng hậu của ông. Việc lập hoàng hậu của vua Đinh và một số vị đế vương khác ở thế kỉ X đã trở thành đề tài bàn luận của các nhà chép sử phong kiến cũng như các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại từ những góc độ khác nhau. Bài báo của tác giả hướng vào việc tìm hiểu tên hiệu năm vị hoàng hậu của vua Đinh và bước đầu lý giải hiện tượng lập nhiều hoàng hậu của các bậc đế vương ở thời kỳ này.

Xem chi tiết

Khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián

Bình phong, tuy chỉ là một yếu tố nhỏ trong tổng thể công trình kiến trúc, nhưng từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống trong kiến trúc Việt bởi những ý nghĩa, công dụng và cả giá trị mà nó mang lại. Bài báo khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián, thành phố Đà Nẵng – một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cùng với các giá trị văn hóa đặc sắc, mang ý nghĩa về mặt tâm linh, là dấu ấn lịch sử đối với đình làng Thạc Gián và thể hiện triết lý âm dương qua hình tượng long mã và biểu tượng nhật nguyệt.

Xem chi tiết

Một số thay đổi về thờ cúng ở đình làng tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Nghiên cứu trường hợp đình Nam Chơn, Quận 1)

Trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu những thay đổi trong tín ngưỡng đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, nghiên cứu trường hợp tại đình Nam Chơn nói riêng để thấy được những hoạt động tín ngưỡng thờ Thành hoàng trong một ngôi đình đô thị đương đại. Trục so sánh được chia thành hai giai đoạn: đình cổ truyền ở Sài Gòn – Gia Định (từ khi thành lập đến năm 1975) và đình đô thị đương đại (từ sau năm 1975 đến nay).

Xem chi tiết

Đường đến thơ mới của Phan Khôi

Môi trường văn hóa – xã hội Việt Nam nhiều biến động trong những năm đầu thế kỷ
XX dẫn đến những thay đổi tất yếu về tư tưởng, tình cảm và quan niệm sống. Trong lĩnh vực
thi ca, để bắt nhịp và thể hiện được cảm quan thời đại, yêu cầu đổi mới được đặt ra bức thiết
hơn bao giờ hết. Là một nhà cựu học nhưng tư duy cực kỳ nhạy bén, Phan Khôi đã sớm nhận
diện vấn đề và có những bước chuẩn bị (từ việc tìm hiểu đánh giá thơ cũ, thai nghén ý tưởng
mới), đồng thời đóng vai trò người khơi mào cho những cuộc tranh luận về thơ cũ và mới để từ
đó thơ Việt hướng đến hiện đại hóa.

Xem chi tiết

Vấn đề giáo dục phụ nữ trên Nam Phong tạp chí (1917-1934)

…Nam Phong tạp chí không chú trọng nêu lên một quan niệm thật đầy đủ về vấn đề “nam nữ bình quyền”, “giải phóng phụ nữ”,… Trái lại, những người chủ trương tờ tạp chí này chú trọng đặt vấn đề giáo dục phụ nữ “đúng” với thực trạng xã hội đương thời, xét từ nhu cầu tiến hóa xã hội một cách tự nhiên nhất. Qua đó, bài báo cũng chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nam Phong tạp chí về mặt tư tưởng, quan niệm trong việc tiếp cận vấn đề giáo dục phụ nữ ở nước ta từ những bước khởi đầu của nó.

Xem chi tiết

Mạch nguồn văn hóa Bến Tre

Cư dân xứ cù lao Bến Tre đã mang theo trong hành trang của mình những hạt giống văn hóa từ vùng Ngũ Quảng khi đến khai phá nơi đây. Những truyền thống văn hóa cũ và mới đan xen, song hành qua quá trình tái tạo và sáng tạo để phù hợp với thổ ngơi mới, như tục thờ cá Ông, hát sắc bùa, thờ Thành Hoàng, hát lý, vè, truyện trạng, tuồng… Trong đó nổi bật lên sắc thái sông nước Tây Nam Bộ với những sáng tạo về văn hóa miệt vườn. Những mạch nguồn văn hóa dân gian ấy luôn không ngừng tuôn chảy, hòa điệu vào đời sống văn hóa đương đại trên quê hương Bến Tre ngày nay.

Xem chi tiết

Nghinh Lương Đình – Những thay đổi về hình dáng kiến trúc trong các giai đoạn lịch sử

 Bài viết trình bày những biến đổi về hình dáng kiến trúc, công năng của Nghinh Lương
Đình qua các thời kỳ, từ thời Thành Thái (1889-1907) đến thời Bảo Đại (1925-1945), thông qua tư liệu sử, tư liệu ảnh và đối chiếu với hình ảnh Nghinh Lương Đình tháng 4/2017 để chỉ ra các chi tiết cần phải điều chỉnh khi thực hiện trùng tu công trình.

Xem chi tiết

Sinh thái hóa đô thị tại Việt Nam: Mô hình nào cho Bình Dương?

Các đô thị Việt Nam đang bước vào một giai đoạn bùng nổ đô thị hóa với sự gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng đô thị. Trong số đó, thành phố Bình Dương nổi bật lên, được xem như một đô thị trẻ năng động. Với những dự án đầy tham vọng, thành phố mới Bình Dương đang được định hướng trở thành một đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch và thân thiện môi trường để nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp môi trường sống ngày càng tốt hơn,..

Xem chi tiết

Tây Nguyên trong mối liên hệ với Champa thời kỳ Cổ – Trung đại

Mục đích của bài viết nhằm tìm hiểu về mối liên hệ giữa vùng đất Tây Nguyên ngày nay với vương quốc Champa cổ. Trước hết, là cách thức mà người miền núi và miền xuôi tạo ra và duy trì những nối kết về kinh tế trong thời kỳ cổ – trung đại. Sau đến là cơ chế vận hành của những thiết chế chính trị để Champa vươn thế lực của mình lên đến các dân tộc cao nguyên trong thời kỳ mà vương quốc này còn tồn tại…

Xem chi tiết

Việc phong thần ở nam bộ thời Pháp thuộc

Từ năm 1867, mặc dù 6 tỉnh Nam Kỳ đã mất trọn về tay thực dân Pháp nhưng ảnh hưởng của triều đình Huế trên đất Nam Kỳ vẫn được duy trì ít ra là mặt văn hóa, thể hiện ở việc nhà Nguyễn vẫn tiếp tục phong thần để “bảo ngã lê dân” Nam Kỳ. Chính việc làm khéo léo này đã giúp dân Nam Kỳ bảo lưu được truyền thống văn hóa để hội nhập mà không mất gốc.

Xem chi tiết

Vị trí và vai trò của phật giáo trong đời sống tôn giáo và văn hóa Việt Nam

 Đạo Phật là một tôn giáo nhưng cũng là một học thuyết triết học lớn nhất trên thế giới. Đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam khoảng thế kỉ II sau Công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão và đạo Thiên chúa… Giáo lí nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng, tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam…

Xem chi tiết

Sự dung hợp giữa Phật giáo Bắc truyền với tín ngưỡng truyền thống ở Tiền Giang qua khảo sát một số ngôi chùa

Tiền Giang là vùng đất mới, được khai phá khoảng đầu thế kỷ 17. Nơi đây có nhiều cộng đồng người cùng sinh sống: người Việt, người Hoa, người Khmer, người Chăm, v.v… với nhiều truyền thống văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Vì vậy, văn hóa tín ngưỡng ở tỉnh Tiền Giang có sự dung hợp với các nền văn hóa, các tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, Công giáo, Islam giáo, v.v…

Xem chi tiết

Di tích khảo cổ học tiền sử trên cao nguyên đá Đồng Văn

Tại đây còn ghi lại nhiều dấu tích quan trọng về sự sinh tồn của con người từ thời nguyên thủy. Những bằng chứng khảo cổ học cho thấy, chủ nhân cổ vùng đất này có sự phát triển văn hóa liên tục từ thời đại Đá cũ đến thời đại Kim khí, có mối quan hệ rộng mở với khu vực xung quanh, có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài để làm giầu thêm bản sắc văn hóa Hà Giang nói riêng và bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung.

Xem chi tiết

Việc thu thuế trong làng xã qua tư liệu hương ước cải lương tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu này nhằm tái hiện hoạt động thu thuế thường kỳ của xã hội nông thôn trước năm 1945 thông qua nguồn tư liệu địa phương. Từ đó, rút ra một số đặc điểm của vấn đề nghiên cứu trong giai đoạn lịch sử cụ thể. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở xử lý các dữ liệu từ hương ước ra đời vào nửa đầu thế kỷ XX (hương ước cải lương). Việc tái hiện cho thấy nhiều nét đặc sắc trong việc thu thuế của các làng xã truyền thống dưới sự cai trị của chính quyền thuộc địa, phản ánh mối quan hệ giữa chính quyền và làng xã, cũng như bản chất của chính quyền cai trị thời cận đại.

Xem chi tiết

Giá trị văn hóa lịch sử của một bản hương ước cổ

Trên cơ sở của bản hương ước cổ tồn tại trong khoảng thời gian trước đó, dựa vào những tục lệ trong làng lưu truyền xưa nay, năm 1942, hào mục, lý trưởng làng Đức Phổ, tổng Thuận Lý, phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình lập thành bản Hương ước gồm 12 chương, 106 khoản. Đây được xem là văn bản có tính thuyết phục cao về mặt pháp lý cũng như nhân sinh. Với bề dày lịch sử, bản Hương ước cổ của làng Đức Phổ đã gắn bó với nếp sống sinh hoạt của nhân dân, đóng góp quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển quê hương…

Xem chi tiết

Đạo giáo thời Lý – Trần

…Trong suốt tiến trình phát triển của dân tộc, cùng với Nho giáo và Phật giáo, Đạo giáo có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần, truyền thống và văn hóa của dân tộc ta, đặc biệt trong đời sống của lớp người bình dân. Tuy nhiên, sự nghiên cứu về Đạo giáo còn khiêm tốn hơn so với Nho giáo và Phật giáo. Do vậy, bài viết góp một tiếng nói, nhằm làm rõ thêm vị trí của Đạo giáo trong mối tương quan Tam giáo qua các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt dưới triều Lý và triều Trần…

Xem chi tiết

Hệ thống đền miếu nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh

 Đông Triều là quê gốc của nhà Trần, nơi nhà Trần xây dựng lăng tẩm, đền miếu. Tư liệu thư tịch cho biết, tại Đông Triều nhà Trần đã cho xây dựng nhiều đền, miếu nhưng hiện chỉ mới xác định được dấu vết của hai di tích là đền An Sinh và đền Thái. Các cuộc khai quật khảo cổ học tại đền Thái năm 2008-2010 đã làm rõ quy mô kiến trúc và khẳng định đền Thái là Thái miếu của nhà Trần. Di tích đền An Sinh còn nhiều điều cần phải làm rõ, các cuộc khai quật đang được tiến hành tại đây sẽ cung cấp những bằng chứng để làm rõ quy mô, tính chất cũng như niên đại của di tích này.

Xem chi tiết

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở An Giang

Bài viết khái quát về sự hình thành đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở An Giang, phân tích thế giới quan và nhân sinh quan đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, thực trạng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở An Giang hiện nay nhằm khẳng định vai trò tích cực của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Qua đó, đề xuất một vài giải pháp mang tính gợi mở cho công tác tôn giáo vùng Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng.

Xem chi tiết