Bồ Tát trong nghệ thuật điêu khắc Đông Dương

 Đức Phật nhập Niết Bàn vào khoảng năm 480 TCN, từ đó giáo lý của Ngài bắt đầu được truyền bá trong vùng lưu vực sông Hằng. Việc truyền bá Đạo Phật tiếp tục phát triển dưới triều vua Ashoka. Và đến thời vua Kanishka, Đạo Phật thịnh vượng trong toàn bán đảo Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ VII. Bằng con đường thông thương qua các vùng sa mạc Trung Á, Phật giáo tiếp tục được truyền bá đến Iran, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Về phía Bắc sông Hằng, Phật giáo vượt qua dãy núi Himalaya và đi vào Tây Tạng. Vùng Dekkan, nhờ sự thuận lợi của đường biển, những nhà buôn và những nhà hàng hải mà Phật giáo phát triển khá mạnh, tiến đến vùng Đông Dương và các quần đảo thuộc miền Nam Trung Quốc.

Xem chi tiết

Quá trình du nhập văn hóa phương Tây vào Đàng Trong thế kỷ XVII, XVIII

Trên cơ sở khai thác nguồn sử liệu gốc và các thành quả nghiên cứu của giới học giả Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng thời kết hợp vận dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo của khoa học Lịch sử (phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic) với các phương pháp khác, tác giả đi sâu tìm hiểu để tái hiện một cách cụ thể quá trình du nhập của các thành tựu văn hoá phương Tây vào Đàng Trong ở các thế kỉ XVII, XVIII. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu trên ba lĩnh vực tiêu biểu là Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ và khoa học kĩ thuật…

Xem chi tiết

Du lịch di sản văn hóa của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ngay từ những thập niên của đầu thế kỉ XX, Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng đến việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống. Hiện nay, ở Nhật Bản, có hàng trăm khu vực cổ kính, lịch sử và trở thành những điểm du lịch văn hóa nổi tiếng. Nhật Bản đã biến du lịch di sản văn hóa trở thành một thương hiệu của ngành du lịch nước này và đã gặt được không ít thành công. Bài viết nêu và phân tích chính sách, thực trạng phát triển du lịch di sản văn hóa của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Xem chi tiết

Lịch Hiệp Kỷ dưới triều Nguyễn (1802 – 1883)

Trên cơ sở khai thác nguồn sử liệu gốc được biên soạn dưới triều Nguyễn và một số thành quả nghiên cứu của các học giả có liên quan đến vấn đề lịch sử thiên văn, lịch pháp ở Việt Nam, bài viết bước đầu khảo cứu về lịch Hiệp Kỷ dưới triều Nguyễn (1802-1883). Từ đó làm rõ vấn đề phân loại, quy trình biên soạn, in ấn và ban lịch của các hoàng đế vương triều Nguyễn. Kết quả nghiên cứu không chỉ đóng góp đối với quá trình nghiên cứu lịch sử thiên văn và lịch pháp Việt Nam ở thế kỷ XIX mà còn góp phần phục dựng “bức tranh” khoa học kỹ thuật của nước ta trong giai đoạn này,…

Xem chi tiết

Tiếp biến văn hóa Ấn Độ trong lịch sử Việt Nam

Trên cơ sở tác động của làn sóng Ấn Độ hóa và quá trình giải Ấn hóa ở Đông Nam Á như một quy luật vận động và phát triển tất yếu của lịch sử đối với Việt Nam, bài viết sử dụng phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh (đồng đại và lịch đại), và tiếp thu các thành tựu nghiên cứu của khảo cổ học, sử học, văn hóa học để tái hiện quá trình Việt Nam tiếp biến văn hóa Ấn Độ từ thời cổ đại đến đầu thế kỷ XX trên những khía cạnh tiêu biểu như tôn giáo tín ngưỡng, kiến trúc điêu khắc nghệ thuật, văn học và ngôn ngữ.

Xem chi tiết

Kinh nghiệm một số nước châu Á về phát triển du lịch làng nghề và gợi ý cho Việt Nam

Làng nghề là một môi trường văn hóa lưu truyền những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật dân gian, những kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán – sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình. Những làng nghề truyền thống như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định
nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc.

Xem chi tiết

Giới thiệu sử dụng khung ngữ pháp hình ảnh và thuyết đánh giá trong phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh và ngôn từ trong truyện tranh trẻ em

 Sách truyện dành cho trẻ em tích hợp hệ thống kí hiệu ngôn ngữ và hình ảnh, và dành nhiều không gian nhất cho tranh ảnh, vì vậy sẽ hợp lí khi coi chúng quan trọng như ngôn từ. Để phân tích và diễn giải mối quan hệ giữa ngôn ngữ và hình ảnh bài báo này đề xuất sử dụng thuyết ngôn ngữ đánh giá của Martin và White (2013) bao gồm ba siêu chức năng (biểu hiện, tương tác và bố cục) trong phân tích ngôn từ và khung ngữ pháp hình ảnh của Kress và van Leeuwen trong Reading Images (2006) để phân tích hình ảnh.

Xem chi tiết

Chế độ tương tỵ thời vua Sejong (1418 – 1450) và một vài liên hệ với chế độ hồi tỵ thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497)

Chế độ tương tỵ ở Hàn Quốc bắt đầu từ thời Goryeo và phạm vi của nó được mở rộng trong thời kì vua Sejong dưới triều đại Joseon, sau đó được luật hóa trong Kinh quốc đại điển. Tùy từng trường hợp, việc áp dụng nguyên tắc tương tỵ với các đối tượng có khi được áp dụng trên phạm vi rộng, có khi lại được thu hẹp khi ngoại trừ một số đối tượng trong quân ngũ hoặc các lĩnh vực đặc thù. Chế độ tương tỵ có vai trò tích cực trong việc tăng cường quyền lực của vua và ngăn chặn hành vi bất chính của quan lại. Tuy nhiên, chế độ này cũng bất đắc dĩ trở thành yếu tố cản trở việc trưng dụng các nhân tài xuất sắc…

Xem chi tiết

Tìm hiểu tình hình đường thuộc địa ở Việt Nam giai đoạn 1884-1918

Bài viết này nhằm góp phần tìm hiểu tình hình đường thuộc địa ở Việt Nam trong giai đoạn 1884- 1918. Các khía cạnh chính được nghiên cứu bao gồm: mô tả và đánh giá những thay đổi về tình hình đường thuộc địa qua hai giai đoạn: 1884-1897 và 1897-1918, bước đầu nhận định về ảnh hưởng của việc cải thiện hệ thống đường bộ đối với công cuộc cai trị của thực dân Pháp và đời sống xã hội Việt Nam.

Xem chi tiết

Kiến trúc nhà ở Hàn Quốc thời Joseon qua Vương quốc nghìn năm

Tiểu thuyết Vương quốc nghìn năm của Kim Kyung-uk dựa
trên câu chuyện có thật trong lịch sử khi có ba thuyền viên Hà
Lan trôi dạt vào Joseon hồi thế kỷ XVII. Thông qua lời kể của
Jan Jansz Weltevree – người phương Tây đầu tiên đặt chân
đến Joseon, đời sống, xã hội và con người Joseon được cảm
nhận và miêu tả một cách mới mẻ, khác lạ với những đánh giá
của người Hàn Quốc hay người phương Đông. Nghiên cứu
này tập trung khảo sát kiến trúc – văn hoá ở của người Joseon
trong tác phẩm văn học độc đáo này để thấy được sự đặc trưng
trong văn hoá ở của người Hàn Quốc xưa

Xem chi tiết

Xã hội của người Xtiêng ở Bình Phước hiện nay

Xtiêng là tộc người cư trú lâu đời ở vùng đất Đông Nam Bộ, trong đó tập trung đông
nhất ở tỉnh Bình Phước. Người Xtiêng có nhiều nhóm, trong đó nổi bật nhất là hai nhóm
Bù Lơ và Bù Đeh, cư trú ở hai khu vực khác nhau, và có tổ chức xã hội cũng như hoạt
động kinh tế truyền thống khác nhau. Điều đó tạo nên sắc thái đa dạng trong xã hội của
tộc người Xtiêng. Tuy nhiên, tính đa dạng ấy rồi cũng biến đổi. Sự thay đổi đó được biểu
hiện cụ thể trong cấu trúc gia đình, dòng họ và trong quản lý xã hội; …

Xem chi tiết

Thực hành lễ hội dân gian ở Việt Nam hiện nay

…Cũng như nhiều hiện tượng văn hóa khác, lễ hội dân gian đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc, có thời kỳ bị mờ nhạt, bị thay đổi hình thức, nội dung, thậm chí không ít lễ hội đã không còn được tổ chức nữa, song trong khoảng hơn hai thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự trở lại sôi nổi của những lễ hội dân gian và lễ hội dân gian trở thành nét văn hóa nổi bật trong đời sống văn hóa Việt Nam đương đại…

Xem chi tiết

Tín ngưỡng Quan Đế và miếu thờ Quan Đế ở Tân Châu, An Giang

Bài viết này tìm hiểu tín ngưỡng Quan Công, khảo sát trường hợp ngôi Quan Đế miếu ở Tân Châu về kiến trúc, thờ tự, nhằm góp phần vào hệ thống nghiên cứu tín ngưỡng Quan Công vùng Tây Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung. Bổ sung tài liệu thực địa qua phương pháp tham dự quan sát phỏng vấn sâu, củng cố thêm nghiên cứu lý thuyết về tín ngưỡng Quan Công.

Xem chi tiết

Chế độ thưởng phạt quan lại thời Nguyễn (1802-1884)

Các vị vua phong kiến dựa trên tư tưởng Nho gia và Pháp gia xây dựng các quy định và biện pháp đảm bảo thực thi chính sách thưởng phạt đối với quan lại. Các quy định đó được thể chế hóa trong các nghị chuẩn của triều đình và bộ Hoàng Việt luật lệ. Chế độ thưởng phạt cùng thực tiễn áp dụng đã góp phần khuyến khích sự công tâm cũng như nghiêm trị những hành vi sai trái của quan lại trong quá trình làm việc; đồng thời củng cố vương quyền triều Nguyễn giai đoạn 1802- 1884.

Xem chi tiết

Giáo dục thông minh – Từ góc nhìn đổi mới quản trị đại học trong kỷ nguyên số

Vấn đề đổi mới quản trị đại học tăng cường năng lực chuyển đổi số trong các trường đại học trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng là vấn đề mới và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi nêu lên những quan điểm lớn về quản trị đại học trong kỷ nguyên số, tăng cường năng lực tự chủ của các trường đại học và đề xuất những khâu đột phá trong quá trình này.

Xem chi tiết

Di tích Gò Duối trong bối cảnh tiền sử Long An

Di tích Gò Duối (còn được người dân địa phương gọi là Gò Rộc Trum) thuộc ấp Trung
Trực, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, có tọa độ địa lý 10°54’24” vĩ Bắc và 105°49’43” kinh Đông. Di tích nằm trên một gò đất nổi hình mai rùa, cao khoảng 2m so với mặt ruộng trũng xung quanh, mặt gò khá bằng phẳng, vào thời điểm đỉnh lũ mùa nước nổi hàng năm, đỉnh gò vẫn nằm cao hơn mực nước khoảng 1m. Vị trí phân bố di tích nằm cạnh Bàu Trum – một bàu nước ngọt lớn và nằm cách sông Cái Cỏ (một nhánh sông Vàm Cỏ Tây) khoảng l,5km về phía đông bắc.

Xem chi tiết

Chùa Quảng Nam thời hiện đại

Trên vùng đất Quảng Nam, chùa xuất hiện từ sớm (thế kỉ XVI) và không ngừng vận động phát triển trên nhiều phương diện, đặc biệt ở thời hiện đại, tức từ sau năm 1945 đến nay (2021). Để nhận thức rõ hơn về diện mạo chùa Quảng Nam trong thời kì lịch sử nhiều biến động này, bài viết tập trung giải quyết ba vấn đề quan trọng, đó là: (1) tình hình xây dựng, trùng tu tôn tạo, (2) kiến trúc (mặt bằng tổng thể, kết cấu, điêu khắc trang trí công trình chính) và (3) đối tượng, cách thức thờ tự.

Xem chi tiết

Làng truyền thống của người Ba Na Rơ Ngao ở Kon Tum

…qua khảo sát thực tế và phỏng vấn sâu người dân Ba Na Rơ Ngao, cùng với những người có chức sắc, bài viết phân tích các đặc điểm về làng truyền thống của người Ba Na Rơ Ngao ở Kon Tum. Qua đó thấy được vị trí, chức năng của làng gắn bó mật thiết với đời sống của người Rơ Ngao ở Kon Tum nói riêng, các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên nói chung.

Xem chi tiết

Nghiên cứu ngữ văn và công bố quốc tế

Bài báo phác thảo thành tựu ngữ văn học từ đầu thế kỉ 20 đến nay. Qua các tác giả và công trình tiêu biểu, chúng tôi chia lịch sử nghiên cứu ngữ văn ra làm ba thời kì: Pháp học, Nga học và Việt học. Tập trung chủ yếu vào giai đoạn Việt học, chúng tôi lập bảng khảo sát các nhà nghiên cứu ngữ văn dưới 70 tuổi với các công trình công bố quốc tế thuộc hai nhóm: danh mục tạp chí WoS/Scopus và các tạp chí khác, để đi đến ba kết luận…

Xem chi tiết