Từ những bức ký hoạ đầu thế kỷ 20 đến những ngày Tết và những Lễ hội cổ truyền

Văn thơ nói về Việt Nam có khá nhiều, nhất là từ khi có mặt của người Pháp và sự ra đời của chữ Quốc Ngữ – các đề tài viết về Việt Nam lại càng đa dạng, phong phú hơn. Nhưng các đề tài ấy lại rất hiếm hoi dưới ngòi bút của các hoạ sĩ. Có lẽ vì thế mà Henri Oger đã chọn chỗ đứng của mình khi ghi lại xã hội Việt Nam bằng hàng ngàn bức ký hoạ khắc gỗ độc đáo. Dù chỉ đặt tên cho công trình của mình trong một phạm vi hẹp là “Kỹ thuật người An Nam” (1) nhưng thực tế Henri Oger đã thực hiện một thiên phóng sự bằng hình minh hoạ đầu tiên và đồ sộ về miền Trung Du Bắc Bộ Việt Nam, nhất là về Hà Nội trong những năm 1908 – 1909.

Xem chi tiết

Thử đi tìm Lịch sử lưu truyền BÙA CHÚ THẦN THÔNG

Kinh nghiệm của lịch sử cho thấy, không phải lúc nào lịch sử phát triển của con người cũng luôn theo con đường ‘chánh đạo’. Những nhà nghiên cứu lịch sử của tôn giáo càng thấy rõ khuynh hướng ‘tà đạo’ luôn ẩn nấp để thừa cơ xuất hiện phá phách, để tiêu diệt hay ít ra cũng làm cho biến tướng.

Xem chi tiết

Câu đối đỏ – Một loại hình văn học phương Đông

Câu đối vốn là một loại hình văn học phương Đông, một tác phẩm nghệ thuật trau chuốt, cô đọng, có khi  rất thâm thuý”. Những câu đối quen thuộc nói lên phong vị đặc biệt của những ngày Tết Việt Nam. Nó đã trở thành một phong tục chơi câu đối và được các cụ gọi là “xuân liễn”

Xem chi tiết

Mâm ngũ quả

Chúng ta đã hình dung phần nào trên bàn thờ có những gì. Nhưng đây cũng chỉ là những vật bằng sắt, bằng đồng, bằng gỗ… do những thợ khéo tay làm nên, thực chất ta thấy những vật gì trưng bày đều có sự hiện diện của thiên nhiên và được bàn tay con người sắp xếp. H. Oger cho ta bức ký hoạ về ba mâm ngũ quả mà ta sẽ xem sau này. Vậy mâm ngũ quả có ý nghĩa như thế nào trong những ngày hội lớn?

Xem chi tiết

Bộ Số Ba: BỘ SƯU TẬP BÌA BÁO TẾT BẮC KỲ, TRUNG KỲ (từ Nam Phong – Bắc kỳ 1918 đến Liên Hoa – Trung kỳ 1964)

Bộ Số Ba mang tên BỘ SƯU TẬP BÌA BÁO TẾT BẮC KỲ, TRUNG KỲ – từ Nam Phong – Bắc kỳ 1918 đến Liên Hoa – Trung kỳ  1964. Bộ Sách được trình bày và in ấn màu hiện đại với khổ giấy A3, phủ nhũ vàng các cạnh trang sách. 

Xem chi tiết

Tấm bảng vàng bia đá – trong cơn rung lắc

Trong khi thế giới đang tiến vào thời kỳ duy vật, tất cả sự vật đều được định đoạt bằng các giá trị số hóa… Việt Nam đã tiến vào Năm châu – Năm bể không theo cách xách tay chiếc cặp Samsonite ngày vừa qua, hay đeo vai xâu tiền ngày trước – mà lại là một phong thái ẩn dấu một chuỗi cung cứng năm giá trị tình tự: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín. Có gì phải hỗ thẹn khi năm giá trị ứng xử trong xã hội lòai người đã kết tụ được cả ba dòng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên như chiếc vạc đồng xây dựng nên bộ quy tắc ba chân Nho – Phật – Đạo của phương Đông…

Xem chi tiết

GIỚI THIỆU NGƯỜI VIỆN TRƯỞNG Viện nghiên cứu Việt Nam học

PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng, trước đây là sinh viên Đại học Văn Khoa, Luật Khoa Sài Gòn từ những năm 1963 – 1968. Từ năm 1969 -1975 – suốt thời gian 7 năm – Thầy đã tự giam hãm mình trong ngôi nhà nhỏ hẹp để biên soạn nên một số sách giáo khoa về ngôn ngữ văn hóa Nhật Bản, về chữ Hán trong tiếng Nhật, về loại hình dịch thuật sách văn học cổ điển Nhật…

Xem chi tiết

Đi tìm những nhà thần bí học

Theo nhiều nhà thần bí học – Bùa xuất hiện từ thời tín ngưỡng cổ sơ – song vẫn còn tồn tại cho đến nay tại một số nơi và trong một bộ phận dân chúng. Bùa là sản phẩm của phương Đông – theo những nhà thần bí học phương Tây – Trong quyển “Traité méthodique des Sciences occultes”, các bác sĩ Papus,  Saint-Yves d’Alveydre đã chú ý đến loại hình bùa chú. Một bác sĩ khác người Mỹ tên Willington, khi tìm ra “phù chú toàn thư” của Trung Quốc đã đem ra thực nghiệm dịch ra tiếng Anh. Thật ra, phương Tây cũng đã thừa hưởng di sản này của các dân tộc trong khu vực Ai cập, Chaldée, Do Thái (Hébreux), Hy Lạp, Ba Tư …

Xem chi tiết

Thử đi tìm lịch sử lưu truyền BÙA CHÚ,THẦN THÔNG

Kinh nghiệm của lịch sử cho thấy, không phải lúc nào lịch sử phát triển của con người cũng luôn theo con đường “chánh đạo”. Những nhà nghiên cứu lịch sử của tôn giáo càng thấy rõ khuynh hướng “tà đạo” luôn ẩn nấp để thừa cơ xuất hiện phá phách, để tiêu diệt hay ít ra cũng làm cho biến tướng…

Xem chi tiết

Tạp chí Thanh Niên – Số 1 ngày 8/1/2020

Thầy là người phát hiện ra công trình Techniques du Peuple Annamite (Kỹ thuật người An Nam) của H. Oger từ 1908 – 1909 tại Hà Nội, bị chôn vùi gần một thế kỷ. Đặc biệt Ông đã giải mã toàn bộ 4.577 mộc bản được ghi chép bằng hình ảnh khắc gỗ có chữ Hán chữ Nôm và chữ Pháp cổ điển mà Thầy đã tiến hành làm luận án chuyên ngành Lịch sử tại Khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội (1992-1996).

Xem chi tiết

Từ CỖ XE NGỰA đến các QUẢNG ĐƯỜNG ĐỜI

Trong cuộc sống của tôi, tôi đã từng được ngồi trên những cỗ xe Mẹt-xế-đì (Mercedes) của vài người bạn là “đại phú gia” cùng một cô gái đẹp của anh ấy ở phía trên. Nhưng lần này tôi được mời ngồi chiếc xe ngựa như loại “xe thổ mộ” của đất nước tôi khi tôi còn bé. Làm sao mà biết được tôi sung sướng thế nào!

Xem chi tiết

CÂU ĐỐI ĐỎ – Một loại hình VĂN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ” –
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Ngoài việc dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, sắm sửa các thứ trên bàn thờ, dù có nghèo túng lắm cũng không quên tìm mua một bức đại tự, một vài đôi câu đối in, viết tay hay khắc.

Xem chi tiết

Đi tìm người xông đất

Vào thời vua Lê chúa Trịnh, nếu vua Lê mong mỏi được chúa Trịnh đến viếng mình đầu tiên, để biết số phận mình còn tại vị được bao lâu? Thì đối với dân chúng, nhất là đối với người buôn bán -người được mong đợi đến viếng đầu tiên là ai?

Xem chi tiết

THẰNG CON LAI MẼO

Con Sáu vừa nói xong là nó đưa thằng bé ra cho bà như đưa một “món đồ”. Bà đỡ vội mà không kịp phản ứng gì! Còn nó chạy vội ra ngoài như để trốn thoát. Bà chỉ biết đóng cửa lại mà ôm“cái của nợ” vào nhà bếp. Hai con chó đi theo hí hửng. Riêng con Tô Tô thì tưởng như là đồng đội cũng di tản như nó!

Xem chi tiết

TECHNIQUE OF THE ANNAMESE PEOPLE – Part 4: Failure to respect the original text

Pierre Huard was the first and earliest person who had given all information on the life and work of the author on the Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient (Bulletin of the Far-Eastern French School) as we have known. Later on, when he collaborated with Maurice Durand to write the book entitled “Knowledge of Vietnam” (2) Pierre Huard had mentioned in his bibliographical part Henri Oger’s work entitled: “General Introduction to the Study of the Technique of the Annamese People”

Xem chi tiết

Kỹ thuật của người An Nam – Phần 4: Không giữ đúng nguyên bản. Sự nhầm lẫn làm sai lạc  ý nghĩa

Pierre Huard là người sớm thông tin về cuộc đời tác giả, tác phẩm trên tạp chí Viễn Đông Bác Cổ như đã biết. Sau này khi cùng hợp tác với Maurice Durand để viết quyển “Hiểu biết về Việt Nam” (2) trong phần thư mục Pierre Huard có nhắc tới Henri Oger qua quyển: “giới thiệu khái quát về nghiên cứu kĩ thuật người An Nam”.

Xem chi tiết