Tìm vào HANG Ổ của CHỦ NGHĨA HIỆN SINH (Phần 3)

NGUYỄN MẠNH HÙNG
(Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sử học)

     Trở lại khu xóm Saint-Germain – một số nhà báo phao tin Sartre sẽ cho ra tờ Cambronne – một loại báo trào phúng để thêu dệt nên những mẫu chuyện hóm hĩnh, ranh ma để thu hút.

     Sau đó Sartre cảm thấy dư luận đã nguyền rủa mình một cách bất công, ông đành lên tiếng để bào chữa bằng cách gởi thông báo đi khắp nơi thậm chí đăng đàn diễn thuyết để phủ định các thứ lố lăng tại khu xóm ấy mà ngược lại: Triết lý của ông cao siêu hơn.

     Tuy nhiên, một thời gian sau, Sartre im lặng. Dư luận cho rằng ông đau yếu hay mệt mỏi chán chường. Thực chất, Sartre nhận thức một điều quan trọng là chính cái đám nhố nhăng ấy đã làm ông nổi tiếng. Chủ nghĩa sinh tồn của Sartre đã sinh tồn trên khắp thế giới – ngoại trừ Liên Xô – nơi mà Sartre bị nguyền rủa: Phân giáo hóa, bôi nhọ, xấu xa kéo lùi lịch sử.. đặc biệt là phản cách mạng.

     Thật ra, những lời phán xét trên nên dành cho xã hội Pháp thời bị đô hộ trước đó mà Sartre không chịu trách nhiệm. Vào thời ấy, sự cám dỗ của đồng tiền, loại người xấu xa từ trong tầng lớp trưởng giả đã bị đầu độc bởi loại văn chương hắc ám (hắc văn), đầy dẫy những chém giết, bảo kê, đàng điếm, cướp bóc… xuất hiện trong lời văn của Max du Veuzit – một nữ văn sĩ Pháp nổi tiếng. Khi vừa thoát ra khởi thời ly loạn ấy, một bộ phận lớn thanh thiếu niên Pháp mất phương hướng và bối rối, hoang mang nên đã bám vào thuyết lý của Sartre – người bạn cùng xóm – như một loại thuyết lý yếm thế.

Hình 17: Max du Veuzit
Nguồn ảnh: http://www.babelio.com/auteur/Max-du-Veuzit/118529

Nhưng cũng có những nhân vật xuất sắc trong số họ, trông khá hơn về hành vi như Michel Mourre – tự khoác vào chiếc áo dòng tu để leo lên đài thuyết pháp ở nhà thờ Notre Dame de Paris. Có người tích cực hơn đòi phá mộ Napoléon hoặc đòi phá hủy tháp Eiffel.

Hình 18: Notre Dame de Paris
Nguồn ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/Notre_Dame_de_Paris

Hình 19: Napoleon
Nguồn ảnh:
http://en.wikipedia.org/wiki/Napoleon

     Bên cạnh đó, còn kể đến đám kinh doanh giải trí thu hút du khách trên khắp thế giới – hầu như không ai không đến đó 1 lần để ngắm nhìn mấy cô cậu giả dạng các văn sĩ trứ danh thời ấy còn sống như Jean Giraudoux, FranÇois Mauriac, Marcel Pagnol, André Gide, Camus… đang ngồi viết văn, uống rượu để được xin chữ ký lấy tiền theo ý đồ bọn cò mồi.

Hình 20: Marcel Pagnol
Nguồn ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/Marcel_Pagnol

Hình 20: André Gide
Nguồn ảnh:
http://vi.wikipedia.org/wiki/André_Gide

Hình 21: Albert Camus
Nguồn ảnh: http://vi.wikipedia.org/wiki/Albert_Camus

     Có lúc bọn đưa ra một chiếc ghế xiêu vẹo với tấm bảng ghi chú: “Sartre đã ngồi trên chiếc ghế này để viết quyển La Nausée” – khách hàng ngắm nghía đều phải trả tiền, nếu muốn sờ mó phải bước qua sợi dây chắn ngang – phải trả thêm tiền – nếu chụp ảnh – phải năm trăm quan. Một du khách Mỹ đã mua chiếc ghế đó đem về New York với giá 100 đô la. Chiếc ghế của Sartre đã đi thì chiếc ghế khác của văn sĩ Camus được đem ra thay thế để viết quyển khác.

     Hình ảnh hiện sinh kiểu Sartre đã xuất khẩu sang Luân Đôn, một hộp đêm tương tự và đưa điệu Be-bop sang Newyork để trình diễn tại khách sạn Wardorff Astoria. Rồi cũng sang Bỉ tạo Knokk-le-Zoutre không kể vào các hộp đêm Sài Gòn vối điệu Bebop đầy ngẫu hứng. Nhưng hộp đêm sinh tồn tại Paris đã tàn lụi dần chỉ còn trơ trọi hộp đêm La Rose RougeJuliette – Gréco Annabel những nàng tiên chuyên ngâm vịnh những bài thơ hiện sinh, sầu não trong đó có Jacques Prévert đã từ giã xóm ấy. Bốn ông hề của nhóm les Frères Jacques cũng tan rã cùng với những trò phong tặng danh hiệu “hoàng hậu tội lỗi” hay “hoàng hậu thùng rác”.

Hình 22: Waldorf-Astoria Hotel
Nguồn ảnh: http:// //en.wikipedia.org/wiki/Waldorf-Astoria_Hotel

     Nhưng một ngày nọ, ngày 5.11.1952, hơn 50 sinh viên ở xóm sinh tồn đã cử hành đám tang – thuyết sinh tồn một cách long trọng. Một xe ma có ngựa kéo, có đạo tỳ, có lễ phục và có quan tài ông J. Paul Sartre. Đám tang kéo nhau về phía nghĩa địa Montparnasse – Khách bên đường ngã mũ kính cẩn. Nhưng cảnh sát đã ra tay giải tán và hốt tất cả lên xe cây vì phát hiện đám tang  giả tạo.

     Ngày nay, chủ nghĩa hiện sinh ít ai nhắc đến tại các đô thị, thành phố Việt Nam, nhưng hình ảnh của nó vẫn tiềm ẩn đâu đó trong vực sâu của tâm hồn thanh thiếu niên, và xuất hiện trong các forum, chat thông qua internet tại các quán cà phê hay tại góc thư giãn cô đơn của gia đình?!

     Mời xem:

–     Tìm vào HANG Ổ của CHỦ NGHĨA HIỆN SINH (Phần 1)

–     Tìm vào HANG Ổ của CHỦ NGHĨA HIỆN SINH (Phần 2)

–     Tìm vào HANG Ổ của CHỦ NGHĨA HIỆN SINH (Phần 3)