Đồ gốm thương mại Việt Nam thế kỷ XIV – XVII

Bài viết giới thiệu một cách tổng quan tình hình phát hiện và nghiên cứu sự phát triển đồ gốm Việt Nam và lịch sử giao thương biển với đồ gốm ở Châu Á thế kỷ XIV – XVII. Trên cơ sở đó, bài viết hệ thống hóa tư liệu, tổng hợp phân tích các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về đồ gốm thương mại Việt Nam dựa trên các nguồn sử liệu, các phát hiện khảo cổ học tại các di tích mộ táng, di chỉ cư trú, di tích thương cảng trong đất liền, các di tích tàu đắm cổ dưới đáy đại dương tại các nước trong khu vực Châu Á.

Xem chi tiết

Khảo cổ học dưới nước Việt Nam – Kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á

Trong hơn 20 năm qua, chúng ta đã phối hợp với quốc tế tiến hành khai quật và nghiên cứu 6 con tàu đắm thuộc lãnh hải Việt Nam, gồm Hòn Cau (1990 – 1991); Hòn Dầm (1991); Cù Lao Chàm (1997 – 1999); Cà Mau (1998 – 1999); Bình Thuận (2001 – 2002) và Bình Châu (2013), nhưng chủ yếu công việc khai quật do các thợ lặn nước ngoài hoặc trong nước tiến hành chứ chưa thực sự có các nhà khảo cổ học dưới nước với trang thiết bị chuyên dụng và kỹ năng khai quật khảo cổ học dưới nước tiến hành…

Xem chi tiết

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thiền phái Liễu Quán – Những nét tương đồng

 Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là thiền phái Phật giáo yêu nước, nhập thế, kết hợp chặt chẽ giữa đời và đạo, đạo với đời. Vào thế kỷ XVII-XVIII, hệ tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm lại có điều kiện tỏa sáng trong đời sống người dân. Hệ tư tưởng này còn tiếp tục lan tỏa xuống phía nam, nhiều dòng Trúc Lâm với cơ sở Phật giáo được xây dựng ở Quảng Nam, Bình Định,.. Đó chính là sức sống của Phật giáo nói chung và thiền phái Trúc Lâm nói riêng trong đời sống tinh thần người dân Việt Nam.

Xem chi tiết

Giá trị lịch sử – văn hóa chùa Hội Khánh ở Bình Dương

Trải qua gần 2 thế kỷ, lịch sử đã để lại trên tượng nhiều dấu ấn thời gian. Một số tượng gỗ trong chùa đều bị nứt, hư hỏng, mục rỗng nhiều chỗ, bị bong tróc các lớp sơn phết bên ngoài, ngay cả lớp mạ thếp vàng cũng bị rộp,… nhưng nhìn chung, thân tượng vẫn bền chắc như thách thức với thời gian… Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1993, chùa Hội Khánh ở Bình Dương đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

Xem chi tiết

Múa rối nước Việt Nam – Một di sản văn hóa độc đáo

 Múa rối nước là nghệ thuật gắn với nền văn minh lúa nước của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, từ trước thế kỷ X. Múa rối nước có nhiều giá trị liên quan tới nhận thức, xã hội, giáo dục, giải trí…, nổi bật lên là giá trị thẩm mỹ. Múa rối nước mang tính phổ quát, so với bất kỳ loại hình nghệ thuật (biểu diễn, tạo hình, cổ vật…) nào, kể cả nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Múa rối nước là một dòng văn hóa riêng biệt, được cả người trong và ngoài nước vô cùng thích thú.

Xem chi tiết

Các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ – Thực trạng và giải pháp

Bài tham luận đề cập đến tất cả các loại hình nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ hiện hữu, trong đó nhấn mạnh quá trình phát triển của nghệ thuật Dù kê, để thấy được tính tương tác, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong quá trình bảo tồn, phát triển nền nghệ thuật độc đáo này (bao gồm cả vấn đề sưu tầm, dàn dựng, biểu diễn, quản lý, đào tạo, sử dụng nguồn lực…). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển di sản nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Xem chi tiết

Lễ tang của người Khmer theo Phật giáo Nam tông ở Sóc Trăng hiện nay

Bài viết này trình bày các vấn đề liên quan đến lễ tang, một sự kiện quan trọng trong nghi lễ vòng đời người, từ quy trình trong đám tang, nghi lễ sau đám tang, đến một số biến đổi trong tang ma và thờ cúng tổ tiên của người Khmer theo Phật giáo Nam tông ở Sóc Trăng hiện nay.

Xem chi tiết

Thần Tài -Nguồn gốc và những biến đổi trong văn hóa Việt Nam (Phần 1)

…Để tri ân lực lượng vô hình tạo nên may mắn, người ta cần tìm ra vị thần đã hỗ trợ họ. Việc tìm ra tên vị thần đó không quá khó, bởi vị thần mang đến tài lộc có tên gọi Thần Tài. Gần như ngay lập tức, nhiều người cả giàu lẫn nghèo đang muốn cầu tài lộc nhanh tay rước những pho tượng Thần Tài về thờ cúng. Từ đây, nhu cầu về Thần Tài bùng nổ khắp nơi. Mặc dù thờ cúng Thần Tài từng tồn tại trong văn hóa Việt Nam từ trước, nhưng sự phát triển bùng nổ như hiện nay là một hiện tượng xã hội mới lạ…

Xem chi tiết

Thần Tài -Nguồn gốc và những biến đổi trong văn hóa Việt Nam (Phần 2 – Thần Tài trong văn hóa Việt Nam)

Thờ cúng Thần Tài từ đâu đến và có mặt ở Việt Nam từ bao giờ là câu hỏi hết sức quan trọng, nhưng chưa được giải đáp thỏa đáng. Đại đa số các nhà nghiên cứu trước đây khi tìm hiểu Thần Tài Việt Nam đều chỉ đề cập đến loại hình thờ cúng được Hoa kiều ở Phúc Kiến, Quảng Đông đưa đến Việt Nam từ khoảng thế kỷ XVI. Tuy nhiên, như đã đề cập, thờ cúng Thần Tài từng phổ biến lâu đời ở Việt Nam cũng như nhiều nền văn hóa khác, chứ không phải duy nhất có ở Trung Hoa. Nghiên cứu này sẽ từng bước tìm hiểu thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam trong sự kết nối với hai nền văn minh ảnh hưởng lớn nhất đến văn hóa Việt Nam là Trung Hoa và Ấn Độ…

Xem chi tiết

Khu di sản quần đảo Cát Bà, Hải Phòng – Giá trị nổi bật toàn cầu, những thách thức và áp lực cần vượt qua

Bên cạnh những giá trị nổi bật toàn cầu sẵn có, các khu di sản phải có bộ hồ sơ khoa học đề cử đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong Hướng dẫn thực hiện Công ước UNESCO 1972 về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước di sản thế giới). Hồ sơ quần đảo Cát Bà đề cử là di sản thiên nhiên thế giới chính thức được Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO tiếp nhận ngày 28/01/2013 là thành công bước đầu của Việt Nam trong việc tạo lập cơ sở khoa học và pháp lý cho việc vinh danh khu di sản…

Xem chi tiết

Tiếp biến văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn lý thuyết hệ thống

 Bài viết phân tích tiếp biến văn hóa trong hội nhập quốc tế dưới góc nhìn lý thuyết hệ thống. Đó chính là những mối liên hệ tương tác thuận/nghịch của một chỉnh thể, tác động lên những thành tố nằm trong hệ thống đó. Qua đó, tác giả đề xuất tiếp cận tiếp biến và hội nhập văn hóa trong tư duy phức hợp đa chiều thay thế cho tư duy sơ lược đơn giản hóa.

Xem chi tiết

Miền đất tổ, ba di sản văn hóa thế giới

Phú Thọ – Đất tổ Hùng Vương, đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vùng đất này hiện đang bảo tồn, phát huy giá trị của 1372 di tích lịch sử, gồm 161 di tích khảo cổ học, 262 chùa, còn lại là di tích kiến trúc nghệ thuật hoặc dấu vết kiến trúc và các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến. Trong số đó (tính đến hết tháng 12 năm 2012), có di tích lịch sử đền Hùng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; 73 di tích được xếp hạng quốc gia, 12 di tích lịch sử; 207 di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh…

Xem chi tiết

Henri Maspero và Ngành Nghiên cứu Lịch sử Ngữ âm Tiếng Việt

Không ai có thể phủ định ngành nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt với tư cách là một lĩnh vực Việt ngữ học cận hiện đại đã được bắt đầu với công trình nghiên cứu Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite. Les initiales (1912) của Henri Maspero. Việc nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt gặp nhiều khó khăn hơn so với tình hình nghiên cứu này trong tiếng Hán, ví dụ như công trình của Bernhard Karlgren (1915-1926)….

Xem chi tiết

Công luận báo và phong trào thơ mới

Công luận báo – tờ báo được khai sinh với vai trò là một tờ Công báo của chính quyền thực dân thời kỳ đầu thường có cái nhìn “khắt khe” với Thơ mới. Qua khảo sát các bài nghiên cứu, phê bình văn chương trên Công luận báo, bài viết sẽ cung cấp thêm cho người đọc góc nhìn mới về quan điểm của tờ báo về phong trào Thơ mới và cuộc tranh luận giữa thơ mới và thơ cũ.

Xem chi tiết

Tìm thấy đạo sắc phong cho Thiên hộ Võ Duy Dương Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều

Hòa vào cuộc chiến chống Pháp của cả nước, Thiên hộ Võ Duy Dương (1827 – 1866) và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều (? – 1866) là hai trong những vị tướng làm nên trang sử hào hùng của mảnh đất Đồng Tháp nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Lòng trung can nghĩa đảm của hai ông đã được triều đình Nguyễn vinh danh qua các đạo sắc phong, với các mỹ tự: Hộ quốc Hàm phu Hoằng tế Thiện trợ Dũng liệt Quảng uy Trung trực Anh đoán, Đoan túc Tôn thần…

Xem chi tiết

Ảnh hưởng và tác động của các giá trị tôn giáo đối với đời sống xã hội vùng Nam Bộ

Nam Bộ Việt Nam là địa bàn có nhiều tôn giáo, bao gồm những tôn giáo thế giới và các tôn giáo ra đời trong bối cảnh cụ thể của Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Các tôn giáo bản địa (tôn giáo dân tộc) một mặt, góp phần làm phong phú văn hóa người Việt, mặt khác, lại có tác động chi phối đến đời sống mọi mặt của người Việt Nam Bộ. Bài viết của chúng tôi trình bày về ảnh hưởng và tác động của giá trị tôn giáo đối với đời sống xã hội vùng Nam Bộ, bao gồm các cộng đồng dân cư sinh sống nơi đây.

Xem chi tiết

Biểu tượng mục đồng trong văn hóa dân gian Việt Nam

Bài viết sẽ hệ thống lại các giá trị của biểu tượng này trong tâm thức người bình dân, qua đó lý giải thế giới quan, nhân sinh quan của cư dân nông nghiệp từ xa xưa đến những nỗ lực lưu giữ ở hiện tại. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mục đồng, thế nhưng nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa học theo một lý thuyết văn hóa cụ thể thì hầu như chưa có ai thực hiện. Với bài viết này, chúng tôi áp dụng cấu trúc phổ biến trong nghiên cứu văn hóa dân gian, gồm 4 thành phần: văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức và văn hóa tái hiện.

Xem chi tiết

Sắc màu tâm linh trong địa danh Việt Nam qua yếu tố giai thoại và truyền thuyết

…Sự hiện hữu của những yếu tố linh thiêng hóa, tâm linh hóa trong giai thoại và truyền thuyết ở mỗi một địa danh, thực sự đã gắn bó, hòa quyện vào đời sống tinh thần người Việt, đáp ứng nhu cầu con người từ hai phương diện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các nghi lễ truyền thống. Đây chính là cơ sở tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn, thu hút, sức lan tỏa đặc biệt của chiều văn hóa tâm linh trong địa danh.

Xem chi tiết

Sự thờ cúng ở Dinh Cậu – huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

..tín ngưỡng thờ Bà – Cậu là dạng tín ngưỡng phổ biến của hầu hết dân chài ở vùng biển Nam Bộ. Ghe tàu nào cũng có bàn thờ Bà – Cậu với những kiêng kị và cúng kiếng long trọng. Hầu hết người dân hoạt động trên biển đều tin tưởng Bà – Cậu và cho đó là vị thần có quyền năng rất lớn chi phối đến đời sống làm ăn của dân làm nghề sông biển. Bài viết này giới thiệu những dạng thức tín ngưỡng liên quan đến hoạt động trên biển của ngư dân Phú Quốc.

Xem chi tiết

Thờ cúng Phật trong gia đình người Việt ở Đông Nam Bộ

 Thờ cúng Phật là nét đặc sắc trong văn hóa gia đình người Việt ở Đông Nam Bộ. Kết hợp tục thờ cúng phổ biến của người Việt xưa cùng những tín ngưỡng, tôn giáo dân gian với sự ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, xã hội Đông Nam Bộ, người Việt đã tạo dựng những quan niệm riêng về thờ Phật tại gia, các dạng thức bàn thờ Phật và các nghi thức thờ cúng Phật tại gia…

Xem chi tiết