Khuynh hướng tiếp thu phương Tây và bản địa hóa của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX

Bài viết này trình bày sự đổi mới ở giai đoạn đầu thế kỉ XX của văn học Việt Nam với những đặc điểm quan trọng về chuyển đổi mô hình đời sống và văn học, các ảnh hưởng của Pháp từ ngôn ngữ , tư duy đến quan niệm nghệ thuật được chuyển hóa vào văn học thông qua hệ thống nhóm 3 thủ pháp từ học hỏi, tiếp thu đến tổng hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoàn cảnh văn học Việt Nam hiện đại là tiền đề cho sự tiếp thu và tiếp biến văn học phương Tây của văn học Việt Nam trên nhiều bình diện.

Xem chi tiết

So sánh Văn học Thiền tông Lý – Trần và văn học hậu hiện đại Việt Nam: Một hướng nghiên cứu triển vọng

… Dựa trên cơ sở phương pháp luận và thực tiễn nghiên cứu văn học từ góc nhìn so sánh, bài viết này đề cập một số lí do để xác lập một đường hướng nghiên cứu mới là so sánh đối chiếu các đối tượng nêu trên cũng như phân tích những triển vọng và thách thức của hướng đi ấy. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc đem đến một cách tiếp cận mới mẻ cho văn học Thiền tông Lý –Trần và văn học hậu hiện đại Việt Nam, hơn nữa còn có thể làm rõ mối quan hệ của nhiều hiện tượng trong lịch sử văn học.

Xem chi tiết

Nghệ thuật sử dụng điển cố, thi liệu hán học trong thơ kỉ sự Phan Huy Ích

Sử dụng điển cố, thi liệu Hán học là một đặc trưng nghệ thuật trong văn học trung đại. Nó góp phần tạo nên tính trang nhã, quy phạm và tính đa nghĩa, giàu biểu tượng cho các tác phẩm thơ văn do những chuyện xưa, tích cũ mang lại. Phan Huy Ích đã thành công khi vận dụng linh hoạt những điển cố, thi liệu Hán học trong thơ kỉ sự của mình. Nghệ thuật sử dụng điển cố, thi liệu Hán học trong thơ kỉ sự Phan Huy Ích đã truyền tải những nội dung, tư tưởng mà tác giả gửi gắm.

Xem chi tiết

Trước tác của Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn là một gương mặt tiêu biểu của văn hóa Việt Nam. Ngoài đóng góp về chính trị, ông còn để lại cho đời khối lượng đồ sộ những trước tác Hán Nôm về nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở bài viết này, chúng tôi giới thiệu các trước tác của Lê Quý Đôn hiện đang được lưu giữ tại kho sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm, từ đó rút ra một số nhận xét cơ bản về những văn bản này trên các phương diện: chất lượng, nội dung, hình thức, chữ viết, kết cấu, truyền bản.

Xem chi tiết

Hàn Mặc Tử và thơ ca Bình Định nửa đầu thế kỷ XX

 Bình Định lâu nay được xem là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, người dân chăm chỉ, hiếu thuận, giàu truyền thống lịch sử- văn hóa – nghệ thuật. Bình Định thế kỷ nửa đầu XX đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều tài năng thi ca, trong đó có tên tuổi của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử đã gắn bó cả cuộc đời với vùng đất này, đã tạo dựng một danh nghiệp thi ca rực rỡ, làm vẻ vang cho phong trào Thơ mới 1932 -1945 và cả phong trào thi ca đất Bình Định.

Xem chi tiết

Căn tính trong văn học – Một số bình diện nghiên cứu

Bài viết tìm hiểu vấn đề căn tính được khai thác trong văn học, qua ba bình diện: cách thức xây dựng hình tượng nhân vật, kí ức tự sự và thân thể biểu đạt. Việc xây dựng hình tượng nhân vật cá thể được mô hình hóa theo công thức tự định nghĩa (bởi yếu tố nội tại) và được định nghĩa (bởi yếu tố ngoại tại) trong khi hình tượng cộng đồng được xây dựng từ haiquan niệm dân tộc và đại chúng. Tùy theo mỗi phương thức xây dựng hình tượng, căn tính có thể đầy nghĩa hay rỗng nghĩa, có thể đồng nhất hay cạnh tranh với nhau và với xã hội…

Xem chi tiết

Quan niệm thời Trung đại về giá trị của văn chương

… Nổi bật trong hệ thống lý luận thời trung đại là việc xác định vị trí, vai trò của văn chương trong đời sống. Văn chương có sứ mệnh to lớn trong việc góp phần khẳng định thể diện, vị thế của quốc gia. Nó cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhân cách, đạo đức và sự nghiệp của mỗi cá nhân. Với tầm quan trọng ấy, người xưa xem văn chương quý hơn vàng ngọc châu báu. Đem điều đó soi vào đời sống xã hội và văn học hôm nay, nó vẫn còn nguyên giá trị.

Xem chi tiết

Tiếp nhận văn học Ấn Độ ở Việt Nam: Tiến trình và xu thế

Bài viết đã mô tả tiến trình tiếp nhận văn học Ấn Độ tại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay, phân tích một số đặc điểm và định hướng nghiên cứu đã được thực hiện hoặc gợi mở trong tương lai, đồng thời chỉ ra những đóng góp quan trọng của một số nhà nghiên cứu văn học Ấn Độ tại Việt Nam. Từ đó, bài viết cung cấp một nguồn tư liệu tra cứu cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về văn học Ấn Độ ở Việt Nam.

Xem chi tiết

Tiếp cận dân tộc học trong nghiên cứu Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

 Ra đời từ trong lòng của chủ nghĩa hậu hiện đại, phê bình dân tộc học được ứng dụng sớm với thể loại du kí để nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học hành trình với dân tộc học. Vấn đề dân tộc học cũng là một trong những nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nhưng chưa có ai nghiên cứu. Tiếp cận dân tộc học để nghiên cứu những nội dung này của thể loại du kí ở Việt Nam qua một số tác phẩm, chúng tôi làm rõ cách giải quyết vấn đề tâm lí dân tộc của các nhà văn du kí, đồng thời cũng làm rõ phương thức phản ánh của thể loại này ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Xem chi tiết

Về một số khuynh hướng thẩm mỹ chính chi phối Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Khuynh hướng thẩm mỹ cổ điển và khuynh hướng thẩm mỹ thị dân là những khuynh hướng thẩm mỹ chính chi phối đời sống văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vì sự tồn tại của chúng phản ánh rõ tính chất giao thời – chuyển tiếp của văn học giai đoạn này. Chúng tôi đi tìm hiểu biểu hiện cụ thể của nó thông qua những sáng tác tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh, Tự lực văn đoàn, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng…

Xem chi tiết

Nhân vật hoàng đế trong văn chính luận Trung đại Việt Nam từ thế kỉ X-XV

… Thế kỉ X-XV được xem là giai đoạn hoàng kim của văn chính luận trung đại Việt Nam. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ đưa đến một cái nhìn khái quát về những đặc điểm của nhân vật hoàng đế trong văn chính luận Việt Nam từ thế kỉ X – XV, tiêu biểu như: Khẩu khí hoàng đế qua việc khẳng định vị thế quốc gia, dân tộc; Hoàng đế trị vì bằng nền đức trị, nhân nghĩa và có tư tưởng thân dân…

Xem chi tiết

Văn xuôi về đề tài đồng tính từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX ở Việt Nam – Một bộ phận của văn học đương đại

 Những năm cuối của thế kỉ XX ghi nhận sự phát triển rầm rộ và một hiệu ứng sáng tác mạnh mẽ của mảng văn xuôi viết về đề tài đồng tính. Với một đội ngũ viết trẻ, mảng văn học này đã có nhiều cách thức nhằm thỏa mãn sự đa dạng của nhu cầu đọc. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong bối cảnh đương đại, bộ phận văn xuôi đồng tính cần dự tính những đường thoát mà ở đó, việc phản ánh chân dung cộng đồng giới tính thiểu số nên/phải được bình thường hóa.

Xem chi tiết

So sánh cách tri nhận không gian trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Hán (qua hai cặp từ “trong – ngoài” và “gần – xa”)

 Trong tiếng Việt và tiếng Hán, cặp từ “gần-xa” và “trong-ngoài” có một vị trí khá quan
trọng trong việc tạo ra các đơn vị thành ngữ. Tuy nhiên, khi hoạt động với vai trò là “cái khung” của loại đơn vị này, ở mỗi ngôn ngữ, các cặp từ này lại biểu thị cách tri nhận khác nhau về không gian. Để có thể thấy được những đặc điểm nổi bật về cách tri nhận không gian qua ngôn ngữ, bài báo tiến hành miêu tả và phân tích so sánh những điểm giống nhau và khác biệt trong việc sử dụng các cặp này của người Hán và người Việt . Từ các kết quả phân tích, bài báo chỉ ra mối quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt và tiếng Hán cũng như những khác biệt mang tính bản sắc của tư duy dân tộc.

Xem chi tiết

Truyện tranh với trẻ em trong thời kỳ hội nhập

 Trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay, cùng với giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội trên phạm vi toàn cầu, sự du nhập của các sản phẩm văn hóa nước ngoài vào Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng, trong đó có truyện tranh, đặc biệt là truyện tranh Nhật Bản, được đông đảo trẻ em Việt Nam đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, sự đan xen lệch chuẩn giữa các giá trị tích cực và tiêu cực của loại truyện này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức, tình cảm và việc hình thành nhân cách của trẻ em. Đó là một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm.

Xem chi tiết

Hình ảnh Đà Lạt trong sáng tác Võ Hồng

Trong những tác phẩm tiêu biểu viết về Đà Lạt, Võ Hồng miêu tả tập trung trong Hoài cổ nhân, Hoa bươm bướm,… Hoài cố nhân là tập truyện đầu tay được xuất bản sau hai mươi năm cầm bút, kể từ 1939. Năm 1959 Hoài cố nhân được nhà xuất bản Ban Mai in, phát hành và Nguyễn Văn Xuân, Đồ Tấn Xuân, Đồ Hứa viết bài điểm sách phê bình, tỏ lời khen. Năm 1969 Hoài cố nhân được nhà xuất bản Lá Bối tái bản. Lần in này có thêm 2 truyện Hà Vi và Rồi trái cây sẽ chín với tranh bìa và phụ bản của Đinh Cường. Trong tập này, truyện ngắn Hoài cố nhân lấy bối cảnh chủ yếu là những năm trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra và một thời gian ngắn khi cả nước đã bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp…

Xem chi tiết

Vài nét về chủ nghĩa tiền phong trong văn học nghệ thuật

Thuật ngữ “Avant-garde” bắt nguồn từ học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng. Hai nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Henri de SaintSimon và Charles Fourier cho rằng, nghệ thuật đi tiên phong trong công cuộc kết thúc tiến trình xã hội. Đến năm 1825, nhà toán học đồng thời là nhà cải cách xã hội người Pháp theo chủ nghĩa xã hội không tưởng Benjamin Olinde Rodrigues đưa ra thuật ngừ “Avant-garde artistique” trong bài luận Người nghệ sĩ, nhà bác học và nhà công nghiệp (L’artiste, Le savant et l’industried)(1), đã gán cho nghệ thuật sứ mệnh tiên phong trong công cuộc cải cách xã hội (The power of arts is indeed the most immediate and fastest way).

Xem chi tiết

Nhìn lại việc nghiên cứu truyện cổ các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng

 Ở miền Bắc Việt Nam, trong điều kiện chiến tranh, một số tuyển tập truyện cổ, dân ca và sử thi Tây Nguyên đã được xuất bản, Tuy nhiên, trong cố gắng bước đầu đáng ghi nhận ấy, dù đã có quan tâm đến văn học dân gian Tây Nguyên, nhưng hầu như chưa có tư liệu về truyện cổ Mạ và Cơ Ho là hai tộc người bản địa có số dân đông nhất nhì ở Lâm Đồng.

Xem chi tiết

Trò chơi trong diễn ngôn lý thuyết văn học hiện đại

Bài viết này khảo sát sự vận động của nội hàm khái niệm trò chơi trong các diễn ngôn lý thuyết văn học hiện đại. Qua đó, có thể thấy trò chơi từ chối một định nghĩa có thể bao gộp, nhất thể hóa mọi biểu hiện của nó, quy giản nó về một vài đặc tính đếm được. Chơi được hình dung như một thứ cơ chế sâu kín trong sự vận hành của văn hóa, trong sự cấu thành và giải cấu trúc các phạm trù tri thức mà từ đó, không gian tinh thần của con người được thiết lập và giải thể. Trò chơi từ chỗ gắn liền với việc phô diễn chủ thể trong các diễn ngôn lý thuyết lãng mạn đã đi đến chỗ gắn liền với việc giải cấu trúc chủ thể trong các diễn ngôn lý thuyết hậu hiện đại, xem chủ thể tan hòa vào ngôn ngữ trong khi bản thân ngôn ngữ đã là một hệ thống chơi…

Xem chi tiết

Hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay

 Trong thế giới nhân vật của truyện ngắn nữ Việt Nam từ sau 1986 đến nay, hình tượng nhân vật trẻ em có một vị trí quan trọng. Tuy không phải là nhân vật trung tâm nhưng nhân vật trẻ em góp vai trò làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Trẻ em được đặt vào nhiều mối quan hệ: gia đình, xã hội và tự thân… để nhà văn khám phá quá trình hình thành nhân cách cá nhân, để nhận thức lại những giá trị nhân văn cốt lõi, nền tảng. Từ các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội, quá khứ, hiện tại, tương lai… nhân vật trẻ em như một trục quy chiếu lịch sử xã hội độc đáo trên trang văn của các cây viết nữ Việt Nam đương đại.

Xem chi tiết

Sự phát triển của tiếng Việt văn học thế kỷ XVI qua cái nhìn đối sánh giữa “Quốc Âm Thi Tập” của Nguyễn Trãi với “Bạch Vân Quốc Ngữ Thi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

 Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tập thơ viết bằng chữ Nôm đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVI. Nó đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nghệ thuật ngôn từ thơ Nôm so với tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV. Để minh chứng cho bước tiến này, bài viết tiến hành phân tích, thống kê, so sánh một số yếu tố trong cách lựa chọn, sử dụng ngôn từ của hai nhà thơ và đi đến kết luận là Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sáng, giản dị hơn so với thơ Nôm Nguyễn Trãi. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người kế thừa xuất sắc những thành tựu của tiếng Việt văn học ở thế kỷ XV để chuẩn bị cho bước phát triển tiếp nối của thơ ca dân tộc trong những thế kỷ sau.

Xem chi tiết