Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Tập 1 (Những bước chân hóa thạch)

Nguyễn Phan Sơn Trúc
Phan Mỹ Tuyệt

        Nếu ghi nhận những bước chân hóa thạch – trong cuộc hành trình Nam tiến đã để dấu ấn trên nền đất Sài Gòn Gia Định – trước hết phải là những cư dân Việt đã từng sinh sống tại những vùng nông thôn Việt Nam (H.1) từ miền Bắc đến miền Trung đem theo mô-típ định cư như bản vẽ một phố xá đang tồn tại mà Pháp để lại cho chúng ta (H.2) – bồng bế bước chân vào cuộc hành trình Nam tiến trên những con đường mòn đầy đất đá.

Cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam - mô típ điển hình để xây dựng cuộc sống tụ cư trên bước đường Nam tiến - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 1: Cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam – mô típ điển hình để xây dựng cuộc sống tụ cư trên bước đường Nam tiến
Phố xá nông thôn Việt Nam - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 2: Phố xá nông thôn Việt Nam

        Những bước chân ấy của nhiều “bầu đoàn thê tử” (H.3) bồng bế nhau, gồng gánh buôn bán vặt vãnh (H.4), cắt tóc, ráy tai bên đường (H.5) hay khi dừng bước, đứng ngồi lê thê “cơm đường cháo chợ”.

Bầu đoàn thê tử - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 3: Bầu đoàn thê tử (Nguồn: Gaston Donnet – En Indo-Chine, Cochinchine, Cambodge, Annam, Tonkin – Société Francaise d’Éditions d’Art Paris – p.10)
Nhà buôn - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 4: Nhà buôn

Ráy tai bên đường - thanhdiavietnamhoc.com
H.5: Ráy tai bên đường

Cơm đường - cháo chợ - thanhdiavietnamhoc.com

Hình 6: Cơm đường – cháo chợ (Nguồn: – Gaston Donnet – En Indo-Chine, Cochinchine, Cambodge, Annam, Tonkin – Société Francaise d’Éditions d’Art Paris – P.15)

       

        Dòng người di cư – họ là người dân thường đi lại bằng những đôi chân trần – hay họ là những người quyền quý di chuyển bằng võng lọng (H.7). Đoàn người di dân ấy phải kể đến những bọn trẻ An Nam (H.8) thời ấy cũng theo ông bà để kế tục bước chân Nam tiến.

Khiêng võng - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 7: Khiêng võng – carried by hammocks with parasols (Nguồn: Theo Wilder ludlum Brown “This is America’s story”)
Bọn trẻ An Nam - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 8: Bọn trẻ An Nam (Nguồn: Le tour du monde – P.104)

 

 

 

       

Du thuyền cập bến sông - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 9: Du thuyền cập bến sông (Nguồn: Gaston Donnet – En Indo-Chine, Cochinchine, Cambodge, Annam, Tonkin – Société Francaise d’Éditions d’Art Paris, P.28)

        Trong số đoàn người Nam tiến – không chỉ vượt đèo, vượt Trường Sơn… có đoàn dùng ghe thuyền vượt sông suối đi dần từ vùng Thanh Hóa (năm 934) khi cởi bỏ ách đô hộ của Trung Hoa rồi đi tiếp bước chân xuống phía Nam bắt đầu từ Thuận Hóa (1425), Quy Nhơn (1471), Phú Yên (1611), Nha Trang (1653), Vùng Chân Lạp (1658), Đồng Nai (1680), Phan Thiết (1693).

       Liên tục sau đó, những bước chân kéo dài xuống vùng đất Biên Hòa và Gia Định tức là vùng đất Sài Gòn – nơi làm bàn đạp – để tiếp tục đi xuống các vùng Nam kỳ Lục tỉnh – Đồng bằng sông Cửu Long. Lịch sử ghi chép cụ thể như sau:

        Vào năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý. Ông thấy vùng đất nơi đây đã mở mang hàng nghìn dặm và số dân đã lên đến bốn vạn hộ. Từ đây ông cho lập Phủ Gia Định để cai quản hai huyện, đó là: Phước Long (Biên Hòa ngày nay) và Tân Bình (tức là Sài Gòn). Khu vực Sài Gòn này kéo từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ Đông.

       Lịch sử còn ghi: Mạc Cửu – một vị tướng nhà Minh chạy sang Việt Nam vào năm 1708. Xin dâng trấn Hà Tiên cho thuộc quyền chúa Nguyễn. Tiếp sau đó là các sự kiện năm 1732 – chúa Nguyễn cho lập châu Đinh Viễn và dựng dinh Long Hồ (sau thành Vĩnh Long). Năm 1756, cai trị đạo Trường Đồn sau và dựng dinh Long Hồ (sau Định Tường). Năm 1757, lập các đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc. Từ đó, toàn cõi miền Nam đã hoàn thành bước chân Nam Tiến.

       Riêng đối với vùng đất Gia Định gọi tên là Phủ – bao gồm các dinh mà chúng ta được biết là: 1. Dinh Phiên Trấn (Sài Gòn); 2. Dinh Trấn Biên (Biên Hòa); 3. Dinh Trường Đồn (Định Tường); 4. Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang); 5. Dinh Hà Tiên.

       Nhưng lịch sử lại diễn biến theo chiều hướng tranh chấp nội bộ giữa chúa Nguyễnquân Tây Sơn. Cuối cùng là họ Nguyễn đã đánh chiếm lại được toàn cõi vùng đất Nam bộ – trong đó có Gia Định. Thừa cơ khi quân Tây Sơn tập trung đánh quân Thanh và tái lập trật tự Bắc Hà, Nguyễn Ánh đã đánh chiếm được Sài Gòn và xây dựng thành trì để phòng chống lại quân Tây Sơn sau này.

       Tuy nhiên, lịch sử lại còn cho ta thấy trước đó cuộc hành trình Nam tiến kéo dài một giai đoạn lịch sử khoảng 700 năm – từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII. Từ đó lãnh thổ Việt Nam đã mở rộng và tồn tại đến ngày nay. Nhưng xuất phát từ ý tưởng nào để có thể xoay chuyển thời thế mở mang bờ cõi như trên? Phải chăng chính là câu “hoành sơn nhất đái – vạn đại dung thân” (một dãy núi Hoành, muôn đời dung thân) mà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mách bảo đường đi nước bước cho Nguyễn Hoàng khi thất thế (bị Trịnh Kiểm chèn ép và lấn áp quyền bính). Từ đó Nguyễn Hoàng đã mở bước chân vào phía Nam để con cháu Việt Nam sau đó được thừa hưởng một vùng đất bao la, và yên lành…

… còn tiếp …

MỜI XEM:
◊  Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Những bước chân hoá thạch (Phần 2)

Nguồn:
◊  Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Những bước chân hoá thạch (Tập 1)

Ban Biên tập
◊  Phó giáo sư, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh HùngPhó Giáo sư, Tiến sĩ Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG – Cựu sinh viên Đại học Văn khoa-Luật khoa – Sài Gòn, Nguyên giáo sư Việt Nam học – Khoa Thái Việt – Trường Đại học Ngoại ngữ Osaka Nhật Bản – Osaka University of Foreign Studies Japan (1988-1992), Chủ tịch Hội đồng sáng lập Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Nguyên Hiệu trưởng Đại học Quốc tế Hồng Bàng (1997-2016), Viện trưởng Viện Quốc tế Việt Nam học, Phụ trách nguồn Thư tịch Cổ văn Hán Nôm, Hán Nhật (Kanji, Kokuji).

◊  Phan Mỹ TuyệtBà Phan Mỹ Tuyệt – Phó Ban Biên tập, Cựu sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn –  Chịu trách nhiệm biên dịch tiếng Pháp từ nguồn tư liệu Đông phương học bằng tiếng Pháp, trách nhiệm biên tập chính (phần II): Sài Gòn-Hòn Ngọc Viễn Đông – Những bước chân hóa thạch, biên tập phần I: “Bước vào tìm hiểu Sài Gòn-Hòn Ngọc Viễn Đông”.

◊  Nguyên Phan Sơn TrúcÔng Nguyễn Phan Sơn Trúc – Thành viên, Cựu sinh viên Đại học Saint John-Hoa Kỳ – Chịu trách nhiệm sưu tập và xây dựng Thư viện Quốc tế Việt Nam học, Sài Gòn học…, trách nhiệm biên tập phần II: “Sài Gòn-Hòn Ngọc Viễn Đông – Những bước chân hóa thạch”.

Trân trọng giới thiệu:
       Bộ sách Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG10 tập:

◊  Tập 1: Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Những bước chân hoá thạch;
◊  Tập 2: Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Ai đặt tên cho danh hiệu;
◊  Tập 3: Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Trong chiếc gương soi của người nước ngoài (1920-1954);
◊  Tập 4: Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Đồng bạc con cò;
◊  Tập 5: Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Bưu thiếp Sài Gòn xưa;
◊  Tập 6: Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Những người rong ruổi trên đường phố Sài Gòn;
◊  Tập 7: Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Những người rong ruổi trên đường phố Sài Gòn;
◊  Tập 8: Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Văn hóa Hybrid Sài Gòn góp phần hòa nhập Folklore toàn cầu;
◊  Tập 9: Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Lịch sử báo xuân Sài Gòn – Nam kỳ Lục tỉnh;
◊  Tập 10: Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG – Đã tìm kho báu trùm hải tặc Captain Kidd thế kỷ XVII.

Nhà xuất bản Hồng ĐứcCố vấn kỹ thuật xuất bảnTạp chí Xưa Nay

MỜI XEM THÊM:
◊  VIỆT NAM XƯA – Xuân Giáp Ngọ
◊  VIỆT NAM XƯA – Tập 2
◊  HÀ NỘI XƯA – Tập 1
◊  HÀ NỘI XƯA – Tập 2

BAN TU THƯ
09 /2019