Sản xuất và khai thác hàng hóa nông lâm thổ sản ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn

Vào các thế kỷ XVI-XVIII, Đàng Trong thời chúa Nguyễn được các thương nhân ngoại quốc biết đến như là xứ sở của sự giàu có về sản vật và hương liệu. Bấy giờ, cư dân Đàng Trong đã vận dụng những kinh nghiệm và tri thức mới vào việc khai thác, phát huy nguồn lợi từ đất đai, núi rừng, sông suối, biển đảo để sản xuất ra lượng hàng hóa hết sức dồi dào, phong phú, đa dạng từ nông lâm thổ sản, thủy hải sản, đặc sản đến các mặt hàng thủ công và khai mỏ. Trong đó, hàng nông lâm thổ sản là mặt hàng then chốt, rất dồi dào và chất lượng lại tốt, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nội thương, kích thích ngoại thương phát triển….

Xem chi tiết

Về thương mại và các hải cảng ở xứ Đàng Trong

Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt con người như chúng tôi đã nói trước đây. Vì thế mà dân xứ này không ưa và không có khuynh hướng đi đến các nơi khác để buôn bán, cũng như không bao giờ ra khơi quá xa đến độ không còn trông thấy bờ biển và lãnh thổ của tổ quốc yêu quý của họ, mặc dầu họ dễ dàng cho người ngoại quốc vào hải cảng của họ và họ thích thú thấy người ta tới buôn bán trong lãnh thổ của họ, không những từ những nước và tỉnh lân cận mà từ cả những xứ rất xa. Về vấn đề này, họ không cần phải dùng những mánh lới gì lớn, người ngoại quốc đủ bị quyến rũ bởi đất đai phì nhiêu và thèm muốn những của cải tràn đầy trong xứ họ…

Xem chi tiết

Về tính tình, phong hóa, tục lệ người Đàng Trong, cách sống, cách ăn mặc và thuốc men của họ

Về màu da thì người Đàng Trong không khác người Tàu, tất cả đều có sắc xám xanh[43], nếu là người ở ven biển, còn những người khác từ nội địa cho tới biên giới Đàng Ngoài thì cũng trắng như người Châu Âu. Về nét mặt thì cũng giống, như người Tàu, cũng có mũi tẹt, mắt bé. Còn về kích thước thì trung bình, tôi có ý nói, họ không quá lùn như người Nhật, không quá cao như người Tàu. Nhưng về thân hình vạm vỡ thì họ vượt cả hai, về can đảm thì hơn người Tàu, chỉ có người Nhật là hơn họ về một điểm độc nhất là coi thường mạng sống trong gian nguy và chiến trận. Người Nhật không kể chi, không sợ chết bằng bất cứ giá nào. Người Đàng Trong dịu dàng hơn và lịch thiệp hơn khi đàm đạo, hơn tất cả các dân phương Đông nào khác, tuy một đàng dũng cảm, nhưng đàng khác họ lại rất dễ nổi giận….

Xem chi tiết