Từ CỖ XE NGỰA đến các QUẢNG ĐƯỜNG ĐỜI

Trong cuộc sống của tôi, tôi đã từng được ngồi trên những cỗ xe Mẹt-xế-đì (Mercedes) của vài người bạn là “đại phú gia” cùng một cô gái đẹp của anh ấy ở phía trên. Nhưng lần này tôi được mời ngồi chiếc xe ngựa như loại “xe thổ mộ” của đất nước tôi khi tôi còn bé. Làm sao mà biết được tôi sung sướng thế nào!

Xem chi tiết

THẰNG CON LAI MẼO

Con Sáu vừa nói xong là nó đưa thằng bé ra cho bà như đưa một “món đồ”. Bà đỡ vội mà không kịp phản ứng gì! Còn nó chạy vội ra ngoài như để trốn thoát. Bà chỉ biết đóng cửa lại mà ôm“cái của nợ” vào nhà bếp. Hai con chó đi theo hí hửng. Riêng con Tô Tô thì tưởng như là đồng đội cũng di tản như nó!

Xem chi tiết

CON NGỰA THỒ trong LÀNG ĐẠI HỌC

Phó giáo sư, tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng – người tự xưng mình là con ngựa thồ trong làng Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, chuyên gánh vác trên lưng mình nguồn tư liệu về lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam và một số dân tộc Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Trung Hoa, Nhật Bản và Hoa Kỳ trong hơn 30 năm qua. Nhiều người sống bên cạnh ông cũng không thể tin được rằng, ông đã làm việc như một cổ máy mà chưa hề thấy ngưng chạy.

Xem chi tiết

Người gõ cửa hoàng hôn (Phần 2) – Tia chớp ái tình

  Một ngày cuối tháng 4 năm 2013, ông gửi cho Tạp chí Thanh Niên một tập truyện mang tựa đề “Người gõ cửa hoàng hôn”, truyện do ông viết mà cốt truyện ông nói đến người đàn bà trong cuộc chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam.

     Cái tên Lê Phong có lẽ nhiều người còn xa lạ, nhưng đó là bút danh của Phó giáo sư, Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng trường Đại học quốc tế Hổng Bàng, một người có thể tìm thấy trên diễn đàn giáo dục của một hiệu trưởng dám tự xưng mình là “Con ngựa thồ trong làng đại học”. Tạp chí Thanh Niên trân trọng gửi tới bạn đọc nội dung tập truyện này.

Xem chi tiết

NGƯỜI DÒM LỖ KHOÁ (Phần 2) – NƯỚC MẮT BÃO TỐ

Tập truyện tiếp theo với tựa đề như đã trình bày: “Nước mắt bão tố” để mô tả một gia đình trí thức trong chế độ – nhưng vào giờ phút lịch sử “đi hay ở” đã diễn ra như trận động đất để tách vợ chồng ra làm hai đường biên. Mẫu chuyện “Nước mắt bão tố” đã khiến tác giả nhớ lại “Bữa tiệc cuối cùng của Chúa”. Trong cuộc tiệc này có anh chàng Giuda – một người dự tiệc. Giuda vào tiệc với thể xác ẩn nấp một nỗi đau khổ bị dày vò trong cơn ác mộng của lịch sử. Giu đã phải phản bội lại Chúa. Chúng ta hãy xem lại nỗi đau ấy của Giuda như chính nỗi đau của chúng ta ở nhiều góc cạnh của cuộc đời để mơ ước một ngày hòa bình mãi mãi cho xứ sở.

Xem chi tiết

NGƯỜI DÒM LỖ KHOÁ (Phần 1)

Tác giả truyện ngắn dưới đây là của một vị Hiệu trưởng. Ông có cuộc đời bất hạnh ly kỳ, nghe như cuộc đời của một vị đạo sĩ ẩn dật. Ở ông pha trộn sắc thái của nhiều dạng người, nhiều giai tầng trong xã hội. Quen biết ông nhiều năm, có lúc tôi thấy ông đạo mạo như một vị “cha cố”. Có lúc lại thấy ông ngang ngạnh như một gã “cao bồi miền Viễn Tây Hoa Kỳ”. Có lúc ông lại “lừ đừ như ông Từ vào Đền”. Nhưng trong truyện ngắn “Người dòm lỗ khóa” tôi lại hình dung ông như một người nghe ngóng lịch sử ở bên lề

Xem chi tiết