Sự tác động của khu vực và quốc tế đối với văn học vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII

Vùng Thuận Quảng có một vai trò và ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử, tư tưởng, văn hóa và văn học Việt Nam. Nằm ở vị trí của sự giao lưu quốc tế, Thuận Quảng trở thành cửa ngõ tiếp thu những tư tưởng của thời đại, tiếp nhận và lựa chọn những tư tưởng phù hợp để làm phong phú nền văn hóa, tư tưởng của dân tộc Việt, đặc biệt là tạo nền tảng cho sự hình thành loại hình tác giả và thể loại mới tiên phong trong nền văn học Việt Nam. Bài viết này đánh giá sự tác động của khu vực và quốc tế đến hệ tư tưởng vùng Thuận Quảng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học Việt Nam.

Xem chi tiết

Làng Ba-Na trong sách người Ba-Na ở Kon Tum của Nguyễn Kinh Chi – Nguyễn Đổng Chi

Cuốn sách Mọi Kontum của hai tác giả Nguyễn Kinh Chi – Nguyễn Đổng Chi xuất bản năm 1937 (tái bản năm 2011 dưới nhan đề mới: Người Ba-na ở Kon Tum) là tác phẩm dân tộc học đầu tiên của người Việt viết về vùng đất Tây Nguyên. Hơn ba phần tư thế kỷ đã trôi qua, nhiều nội dung của cuốn sách vẫn còn mới mẻ, thậm chí rất thời sự đối với công cuộc phát triển bình ổn vùng đất này. Có được những thành quả ấy là nhờ cách nhìn, cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của các tác giả.

Xem chi tiết

Văn học miền Nam Việt Nam 1954-1975: Những khuynh hướng chủ yếu và thành tựu hiện đại hóa

Tiến trình lịch sử đầy biến động những năm tháng đó tạo ra cho miền Nam một cấu trúc đa dạng và phức tạp trên mọi lãnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng và
văn học nghệ thuật. Trong giai đoạn đó, miền Nam là hợp thể của những đối cực về văn hoá mà những giá trị thực sự muốn giành vị trí để được thừa nhận rộng rãi phải trải qua thời gian dài tranh cãi, thuyết phục.

Xem chi tiết

Thành ngữ tiếng Việt cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua sáng tác của một số nhà văn Nam Bộ tiêu biểu

 Trong bài viết này, sau khi chỉ ra các tiêu chí xác định thành ngữ, chúng tôi tiến hành phân tích cách sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết của một số nhà văn Nam Bộ tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết cũng đặt vấn đề đối chiếu với cách sử dụng thành ngữ trong một số tác phẩm xuất bản sau năm 2000 của các nhà văn đương thời nhằm tái tạo diện mạo thành ngữ tiếng Việt giai đoạn giao thời giữa hai thế kỷ.

Xem chi tiết

Tính trò chơi trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ phương diện văn hóa và tư duy

Là hiện tượng thi ca nổi bật trong văn học hậu kì trung đại Việt Nam, gần đây thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn được tìm hiểu, đánh giá từ lý thuyết trò chơi. Bài viết này là bước đầu tìm hiểu giá trị về văn hóa và tư duy trong những sáng tác bằng chữ Nôm của Hồ Xuân Hương với tư cách là đối tượng khảo sát của lý thuyết trò chơi. Trong đó, không gian văn hóa lễ hội đậm chất trào tiếu dân gian cùng những phương diện thể hiện sự hoài nghi, giải trung tâm và tinh thần nữ quyền là những giá trị mang tính trò chơi cần được làm sáng tỏ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

Xem chi tiết

Sự phát triển của tiếng Việt văn học thế kỷ XVI qua cái nhìn đối sánh giữa “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi với “Bạch Vân quốc ngữ thi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tập thơ viết bằng chữ Nôm đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVI. Nó đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nghệ thuật ngôn từ thơ Nôm so với tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV. Để minh chứng cho bước tiến này, bài viết tiến hành phân tích, thống kê, so sánh một số yếu tố trong cách lựa chọn, sử dụng ngôn từ của hai nhà thơ và đi đến kết luận là Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sáng, giản dị hơn so với thơ Nôm Nguyễn Trãi. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người kế thừa xuất sắc những thành tựu của tiếng Việt văn học ở thế kỷ XV để chuẩn bị cho bước phát triển tiếp nối của thơ ca dân tộc trong những thế kỷ sau.

Xem chi tiết

Đội ngũ sáng tác của bộ phận văn học hoàng tộc thời Nguyễn

 Văn học nói chung và thi ca nói riêng vào thời Nguyễn phản ánh những thành tựu rực rỡ, tiêu biểu cho truyền thống văn chương chữ Hán của Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Bài viết tập trung khái quát về thời đại nhà Nguyễn qua mấy nét chính về chính trị, xã hội; tổng lược về diễn trình văn học của thời đại này; đặc biệt là miêu thuật về tình hình đội ngũ sáng tác, tác phẩm của dòng văn chương hoàng tộc thời Nguyễn, một đối tượng nghiên cứu mà từ trước đến nay ít được chú ý.

Xem chi tiết

Thế giới thực vật trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt

Là một nước nhiệt đới, khí hậu gió mùa, đất nước Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng. Cây cối quanh năm tươi tốt, hoa trái đủ bốn mùa. Đặc điểm này khiến cho các loài thực vật trở nên gần gũi, gắn bó thiết thân với con người Việt Nam và được sử dụng làm chất liệu biểu trưng trong thành ngữ. Đây cũng là một phương diện thể hiện rõ nét dấu ấn văn hóa nông nghiệp trong thành ngữ tiếng Việt.

Xem chi tiết

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ bình diện một công trình nghiên cứu

Để giúp độc giả có thêm một cái nhìn “bên trong” đối với công trình nghiên cứu folkore đã trở thành cổ điển ấy, nhân chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh tác giả (1915 – 2015), dưới đây chúng tôi xin đăng bài viết của GS. Nguyễn Huệ Chi – nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học – dưới bút danh Hy Tuệ, viết từ 1996 kèm thêm bản dịch Anh ngữ của nhà thơ Dương Tường mới hoàn thành trong thời gian gần đây.

Xem chi tiết

Cách tiếp cận mới trong nghiên cứu truyện thơ Nôm

 Truyện thơ nôm là một hiện tượng văn học còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khác biệt trong quan niệm của giới nghiên cứu về đối tượng và phương pháp tiếp cận. Để giải quyết tình trạng này, cần phải thay đổi cách nhận thức về đối tượng. Truyện thơ nôm cần được coi là một loại hình văn học. Nó có những nét đặc thù trong phương thức sáng tác và tiếp nhận; có những đặc điểm riêng về hình thái và tính chất. Muốn nhận diện chính xác lịch sử loại hình, cần đặt nó trong những hệ quy chiếu thích hợp với điểm nhìn rộng lớn, đa dạng hơn.

Xem chi tiết

Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ nhìn từ thủ pháp viết lại

Có thể nói, đến nay thủ pháp viết lại đã có một bề dày lịch sử trong văn học Việt Nam và được thể nghiệm trên nhiều thể loại khác nhau. Nếu như ở mảng trữ tình và tự sự (nhất là truyện ngắn) việc viết lại đã đạt được những thành công đáng kể với nhiều hình thức đa dạng, phong phú thì ở mảng kịch cũng gặt hái không ít thành quả. Một trong những gương mặt tiêu biểu ấy chắc chắn là Lưu Quang Vũ – một hiện tượng của sân khấu kịch Việt Nam thế kỉ XX. Có thể nói dấu ấn đậm nét trong phong cách kịch của Lưu Quang Vũ là tính chính luận sắc bén và sắc thái trữ tình đậm đà. Bài viết chọn vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt – một sáng tác tiêu biểu của Lưu Quang Vũ để nghiên cứu từ ánh sáng của lý thuyết liên văn bản.

Xem chi tiết

Mười hai con giáp, nói hoài chưa hết (Phần 3)

Nhựt thơ 日書 là một thứ tài liệu ‘mệnh lý học’ (hemerology) dùng để coi ngày tốt ngày xấu, ghi cùng những thứ tài liệu khác trên nhiều tấm thẻ bằng tre/cây ghép lại với nhau, hoặc là một tấm lụa cuốn lại. Thời trào Tần/Hán trước công nguyên (before the common era, viết tắt ‘BCE’), những người đương chức khi chết thì đồ tùy táng trong hòm thường có thêm một tập thẻ như vậy để cho họ qua đời sau nếu vẫn làm chức đó thì lấy mà xài.

Xem chi tiết

Nguồn gốc của một số thành ngữ tiếng Việt

Tiếng Việt mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày, có khoảng 75% là những ngôn từ được
vay mượn trực tiếp từ tiếng Hán, chúng ta thường gọi là từ Hán-Việt. Ngoài ra còn rất
nhiều những từ ngữ khác cũng có xuất xứ từ nguồn gốc Hán-Việt, nhưng đã được ông cha
chúng ta dịch hẳn sang tiếng Việt và chúng đã trở thành những ngôn ngữ thuần thục của
người Việt. Trong quá trình sử dụng tiếng Việt, có rất nhiều trường hợp chúng ta dùng
xen vào những câu tục ngữ, thành ngữ hoặc ngạn ngữ bằng tiếng Việt để cho lời nói được
ngắn gọn hơn, câu văn được tế nhị hơn, có sức thuyết phục hơn, nhằm làm cho người
nghe cảm nhận dễ dàng được ý nghĩa và tư tưởng trong những câu nói của người xưa, mà
chúng ta không biết được những câu nói đó vốn có nguồn gốc từ những từ Hán-Việt…

Xem chi tiết

Đường đến thơ mới của Phan Khôi

Môi trường văn hóa – xã hội Việt Nam nhiều biến động trong những năm đầu thế kỷ
XX dẫn đến những thay đổi tất yếu về tư tưởng, tình cảm và quan niệm sống. Trong lĩnh vực
thi ca, để bắt nhịp và thể hiện được cảm quan thời đại, yêu cầu đổi mới được đặt ra bức thiết
hơn bao giờ hết. Là một nhà cựu học nhưng tư duy cực kỳ nhạy bén, Phan Khôi đã sớm nhận
diện vấn đề và có những bước chuẩn bị (từ việc tìm hiểu đánh giá thơ cũ, thai nghén ý tưởng
mới), đồng thời đóng vai trò người khơi mào cho những cuộc tranh luận về thơ cũ và mới để từ
đó thơ Việt hướng đến hiện đại hóa.

Xem chi tiết

Về nhóm truyện “vật linh, điềm lạ” trong truyện dân gian về chúa Nguyễn ở vùng Nam Bộ

 Truyện dân gian về chúa Nguyễn ở vùng Nam Bộ tập hợp được là những truyện về Nguyễn Ánh, gắn với hành trình “tẩu quốc vào Nam” trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn. Trong đó, nhóm truyện “vật linh, điềm lạ” là một trong những nhóm truyện tiêu biểu, tạo ấn tượng nổi bật, có ý nghĩa sâu sắc của hệ thống truyện. Những khảo sát về tư liệu, đặc điểm cấu trúc và nội dung, ý nghĩa nhóm truyện “vật linh, điềm lạ” nhằm đưa đến cơ sở cho việc khái quát những đặc trưng của hệ thống truyện.

Xem chi tiết

Một cách viết lịch sử văn học Pháp thời đương đại

Việc viết lại giáo trình đối với lịch sử văn học Việt Nam đặt ra câu hỏi là tại những quốc gia có truyền thống văn học như Pháp, giáo trình lịch sử văn học đã thay đổi như thế nào so với trước kia. Nghiên cứu tiến hành khảo sát, so sánh, phân tích bộ Lịch sử văn học của nhóm giáo sư in năm 2006 tại PUF với bộ sách giáo trình đại học quen thuộc của G. Lanson (1894). Đây là bộ sách của nhà xuất bản chuyên về sách đại học của Pháp…

Xem chi tiết

Dấu ấn văn hóa nông nghiệp và sông nước trong thành ngữ – tục ngữ Khmer Nam Bộ

Trong nội dung bài báo, chúng tôi bước đầu tìm hiểu những hình ảnh mang dấu ấn của nền văn hóa nông nghiệp và sông nước trong thành ngữ – tục ngữ Khmer Nam Bộ. Đó là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong sản xuất nông nghiệp: cây lúa, hoa màu, các con vật; những dòng sông, con rạch, các phương tiện di chuyển trên sông,… Những hình ảnh này không chỉ làm cho nội dung phản ánh của thành ngữ – tục ngữ Khmer Nam Bộ phong phú hơn mà còn góp phần khẳng định bản sắc văn hóa người Khmer Nam Bộ.

Xem chi tiết

Nghĩ về việc nghiên cứu văn học ở Sài Gòn – Nam Bộ

Nghiên cứu văn học ở Sài Gòn – Nam Bộ là một trong những nhiệm vụ trung tâm của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ trong 40 năm qua (1975 – 2015). Mỗi giai đoạn hoạt động nghiên cứu văn học đều có những mối quan tâm và những thành quả nhất định. Không đủ điều kiện để làm một cuộc tổng kết những thành quả 40 năm đó, bài viết chỉ xin được nói lên một số suy nghĩ mang tính cá nhân của một người đã có 21 năm được tham gia vào hoạt động của Viện, và đặc biệt chú ý đến văn học của Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung.

Xem chi tiết

Dạy học ca dao trong mối quan hệ với văn hóa dân gian

Bài viết đề cập đến nội dung chương trình, cách thức tổ chức dạy học ca dao ở nhà trường trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. Tích hợp văn hóa dân gian trong dạy học ca dao là dùng những tri thức văn hóa đã được “mã hóa” trong từng tác phẩm để lí giải, cắt nghĩa các tác phẩm. Từ đó tìm ra và khẳng định những nét đẹp văn hóa của dân tộc qua từng tác phẩm ca dao.

Xem chi tiết

Biểu tượng hoa cau trong lễ cưới của người Khmer Nam Bộ

Trong phạm vi bài viết này, trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, tác giả bước đầu tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của biểu tượng “hoa cau” trong lễ cưới của người Khmer. Qua đây, một mặt nhằm khẳng định giá trị văn học của biểu tượng “hoa cau” được thể hiện qua một số bài dân ca trong đám cưới, mặt khác góp phần khẳng định thêm giá trị văn hóa đặc sắc trong phong tục cưới hỏi của người Khmer Nam Bộ.

Xem chi tiết