Về vị trí địa lý và vị thế thành Thăng Long

Trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ có viết: “…đô cũ của Cao Vương ở thành Đại La, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam – Bắc – Đông – Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là nơi hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời…”[3]. Đây là một áng văn đầu tiên và rất sớm của nước ta chính thức đánh giá về vị trí đắc địa của thành Đại La – Thăng Long, trong đó toát lên những giá trị về tài nguyên và vị thế của vùng đất Kinh đô ngàn năm tuổi này.

Xem chi tiết

Sử lược tỉnh GÒ-CÔNG trải qua các thời-đại

Thuyết thứ nhứt : Gò-công nguyên xưa kia là đất đai của Cao- miên, khi Chúa Hiền (Nguyễn-Phúc-Tần) định cuộc di dân Nam tiến, thì người Việt-Nam mới tràn vào định cư. Lúc bấy giờ Gò-công còn là nơi rừng rậm, chưa có người ở. Đặc biệt tại xứ này có một cái gò cao, nhiều giống chim công ở nên gọi là Gò-công từ đó.

Xem chi tiết

Sơ-lược về địa-lý Miền HẬU-GIANG (Phần 1: KHUNG CẢNH)

Miền Hậu-Giang ăn từ hữu-ngạn sông Hậu- Giang (sông Cái, sông Sau, sông Ba-Thắc) qua phía Tây-Nam theo duyên hải biển Nam- Hải và vịnh Xiêm-La, bao gồm các hải đảo. Nhờ ba mặt biên-giới — quan-trọng nhứt là phần duyên hải vịnh Xiêm-La — nên miền nầy đứng vào một vị-trí đặc-biệt, có thể thông-thương trực-tiếp và mau chóng bằng đường biển với các nước Cam-Bốt, Thái-Lan, Mã-Lai, Nam-Dương.

Xem chi tiết

Cùng một ánh trăng

Nhà thơ Huy Cận cho rằng trên thi đàn Việt-Nam thế kỷ XX, Xuân Diệu và Hàn Mạc Tử sẽ trong số những người hiếm hoi để lại tên tuổi cho mai hậu. Xuân Diệu (1916-1985) xuất hiện như một luồng gió mới, đã được khách yêu thơ, đặc biệt phái Tân học, chịu ảnh hưởng văn chương Pháp, hết sức tán thưởng vẻ tân kỳ : ngôn từ rất mới lại thoát khỏi những tư tưởng sáo cũ, những niêm luật gò bó của “thơ Ðường”.

Xem chi tiết

Gốc Tích Của Người Việt Nam (Phần 2)

Người Việt xưa kia sống một cách rất đơn giản. Họ không có thành quách, thôn ấp. Họ ở trong các vùng rừng núi, bờ lau, khe suối. Họ rất thạo thủy chiến, rất quen dùng thuyền, ở trên cạn ít mà ở dưới nước nhiều. Họ cắt tóc, xâm mình, đóng khố ngắn để tiện bơi lội, tay áo cộc để tiện chèo thuyền. Ở đảo Hải Nam cũng là nơi thuộc địa bàn của người Bách Việt, theo sách Hán Thư đàn ông cầy ruộng trồng lúa nếp, lúa tẻ, đay và gai. Đàn bà trồng dâu nuôi tầm.

Xem chi tiết

Gốc Tích Của Người Việt Nam (Phần 1)

Bàn về gốc tích dân tộc Việt Nam, những nhà làm sử của chúng ta và các học giả ngoại quốc thường không đồng ý kiến. Nguyên do dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất cố cựu, ra đời trong khi khoa học, nhân chủng học, địa dư học và sử học chưa khai triển. Thêm vào đó, dân tộc Việt Nam từ bốn ngàn năm lập quốc, trải qua bao nhiêu cuộc biến chuyển của lịch sử, sống một cuộc đời bất định từ lưu vực sông Nhị Hà, sông Mã cho tới ngày nay mới ngừng hẳn bên bờ biển Tiêm La.

Xem chi tiết

Khái Luận Về Xã Hội Việt Nam Xưa và Nay

Việt Nam là một xứ thuộc nhiệt đới, nhưng khí hậu có khác nhau từ Nam ra Bắc, thường nóng và ẩm thấp. Bắc Việt giáp giới Trung Quốc là một miền ôn đới, có bốn mùa rõ rệt, mùa xuân đầm ấm, có nhiều ngày lất phất mưa, cũng có khi lạnh. Trong mùa này, cây cỏ mọc mạnh. Mùa hè nóng bức, có khi rất oi ả, khó chịu, nhưng cũng là mùa để thảo mộc sinh sôi nảy nở , thuận tiện cho nông nghiệp. Các bệnh dịch tả nhất là đối với con trẻ hay phát sinh trong vụ hè.

Xem chi tiết

Bàn về SẢN PHẨM DU LỊCH Việt Nam hiện nay

Những năm qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, tuy nhiên số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp. Có nhiều nguyên nhân nhưng theo tác giả nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm du lịch Việt Nam còn đơn điệu thiếu sức hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Tác giả đã đề ra một số giải pháp cần thiết để tăng số lượng khách du lịch nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam.

Xem chi tiết

NGỮ NGHĨA _ VĂN HOÁ của các THÀNH TỐ chỉ ĐỘNG VẬT trong THÀNH NGỮ TÀY _ VIỆT

 Thành ngữ chứa các thành tố chỉ động vật là mảng đề tài phong phú và lí thú, thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chủ trương chia động vật ra thành hai nhóm: (1) nhóm chỉ con người; (2) nhóm chỉ các động vật khác như thú, chim, sâu bọ,…

Xem chi tiết

LÀNG XÃ và VĂN HOÁ LÀNG XÃ _ Một số giới hạn cần nhận thức lại trong thời hiện đại

Làng là đơn vị cộng cư cơ bản nhất của người Việt. Làng Việt thoát thai từ công xã nguyên thuỷ và công xã nông thôn. Làng đầu tiên được hình thành theo huyết thống. Dấu vết còn lưu đến tận ngày nay. Những tên làng mang dấu ấn dòng họ có mặt khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ: Lê Xá, Đỗ Xá, Cao Xá, Đặng Xá, Phạm Xá, Hoàng Xá,… Sau này làng mở rộng thành đa họ hoặc được thiết lập trên cơ sở khác nhưng vai trò của dòng họ, huyết thống, huyết tộc vẫn rất rõ trong họ ngoài làng, ngoài làng trong họ vẫn là hiện tượng phổ biến.

Xem chi tiết

VĂN HOÁ VIỆT NAM và QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN trong lịch sử

Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều lần chuyển biến lớn về văn hoá. Từ một nền văn hoá bản địa gốc Đông Nam Á, người Việt đã tiếp thu văn hoá Hán để phát triển, xây dựng nên nền văn hoá Đại Việt. Đến thời cận đại, văn hoá Đại Việt có điều kiện tiếp xúc với nền văn hoá Pháp, tiếp tục có những tiếp biến để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam hiện đại.

Xem chi tiết

BÁCH KHOA THƯ VĂN HOÁ CỔ TRUYỀN các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Theo cách hiểu chung nhất, bách khoa thư (BKT) là loại sách (“thư”) trình bày những tri thức về một lĩnh vực (ngành) hay toàn bộ các lĩnh vực. Bách khoa thư văn hoá cổ truyền (BKTVHCT) là loại sách chuyên về một lĩnh vực, dùng để tra cứu tìm hiểu các tri thức về vốn văn hoá từ xưa truyền lại (“cổ truyền”), của một hoặc các cộng đồng.

Xem chi tiết

TIẾNG LÓNG (Phần 3)

Tiếng lóng xét về mặt “đồng đại”- nghĩa là những diễn biến đang diễn ra trong xã hội như một mặt cắt lát của thớt gỗ lịch sử mà chưa bổ dọc cây cổ thụ lịch sử để xem xét cả chiều dài của sự cấu tạo nên hệ ngôn ngữ chính thống dân tộc.

Xem chi tiết

TIẾNG LÓNG (Phần 2)

Tiếng lóng theo nhận định chung còn được hiểu là thứ tiếng dùng tại địa phương nên được gọi là phương ngữ. Phương ngữ là một hệ thống các ký hiệu chịu đựng chung một nguyên tắc bảo toàn nguồn gốc lịch sử phát triển chung của hệ thống ngôn ngữ dân tộc.

Xem chi tiết

TIẾNG LÓNG (Phần 1)

Tiếng lóng là một loại cấu trúc ngôn ngữ công cụ – có mặt trong đời sống cộng đồng nhân loại. Tùy theo nhận thức của từng dân tộc – từng quốc gia – tiếng lóng được định nghĩa theo cảm quan riêng – phần đông – là của những nhà Ngôn ngữ học, văn hóa học, nhà văn, nhà báo…

Xem chi tiết