Nạn cướp biển trên vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng dưới triều Nguyễn (1802- 1884)

Từ bao đời, cướp biển luôn là nỗi kinh hoàng của ngư dân khi ra khơi. Chúng không chỉ cướp bóc, giết người, gây ra bao thiệt hại về kinh tế mà còn là mối đe dọa đến an ninh chủ quyền quốc gia trên biển. Dưới triều Nguyễn, cướp biển xuất hiện trên vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng nhiều hơn, mức độ cướp phá trắng trợn và thường xuyên hơn. Để đối phó với lực lượng này, vương triều Nguyễn cùng với quân dân Quảng Nam – Đà Nẵng đã có những biện pháp hữu hiệu phòng chống nạn cướp biển, bảo vệ ngư dân

Xem chi tiết

Những biến động trong ngành khai mỏ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858

… Nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, triều Nguyễn – với những chính sách “trọng nông”, hạn chế sự phát triển của công, thương nghiệp đã cản trở sự phát triển nền kinh tế hàng hoá của đất nước, gây ra sự khủng hoảng xã hội trầm trọng, do đó việc mất nước vào tay thực dân Pháp là tất yếu! Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã đưa ra những căn cứ cho thấy, ngoài các chính sách trọng nông, triều Nguyễn trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX cũng rất quan tâm tới các hoạt động kinh tế khác, trong đó có hoạt động khai mỏ.

Xem chi tiết

Phủ đệ triều Nguyễn: Không gian, kiến trúc mang tính “chuyển tiếp” giữa sự quyền uy và truyền thống

Nhắc đến Huế, dường như ai cũng biết đến giá trị kiến trúc di sản thời Nguyễn cũng như các giá trị văn hóa đã trầm tích qua bao thế hệ, để hun đúc thành một “xứ” Huế rất riêng mà không thể lẫn vào đâu được trong mạch văn hóa xứ Đàng Trong. Để chứng minh điều đó thì các di sản kiến trúc thời Nguyễn và Nhã nhạc cung đình Huế đã được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, để rồi Huế mặc nhiên tự hào là Cố đô cuối cùng của một đất nước ngàn năm văn hiến…

Xem chi tiết

Tổ chức quân đội thời chúa Nguyễn

Quân đội Đàng Trong được chia thành các đơn vị cơ, đội, thuyền. Thuyền là đơn vị nhỏ nhất, mỗi thuyền có từ 20 – 80 người. Từ 3, 5 đến 10 thuyền tập hợp lại thành một đội, do Đội trưởng hoặc Cai đội đứng đầu; nhiều đội tập hợp thành một cơ do Cai cơ hoặc Chưởng cơ đứng đầu. Tuy vậy, ít khi dưới cơ là đội mà phần lớn dưới cơ là thuyền. Hầu hết từ 3 thuyền trở lên làm một cơ, số lượng người của một cơ đôi khi bằng một đội. Ngoài ra, có một số trường hợp dưới cơ, đội chỉ có một thuyền, như trường hợp thủy quân dinh Quảng Bình có cơ Hữu nhị là thuyền Thạch xá 57 người.

Xem chi tiết

Cải cách chế độ văn thư hành chính triều Nguyễn bài học kinh nghiệm trong cải cách hành chính hiện nay

Văn thư là từ gốc Hán, dùng để chỉ chung các loại văn bản, bao gồm cả văn bản do cá nhân, gia đình, dòng họ lập ra (như đơn từ, di chúc…) và văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành52. Hành chính là những quy định mang tính chuẩn mực, thường được dùng trong hoạt động quản lý nhà nước. Văn thư hành chính là thuật ngữ để chỉ các loại văn bản do cơ quan nhà nước ban hành và những chế độ, quy định liên quan đến quá trình tạo lập, chuyển giao, quản lý những văn bản đó…

Xem chi tiết

Tìm hiểu tổ chức quân đội Việt Nam thời kì chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (Từ cuối thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX)

Bài viết tìm hiểu về tổ chức quân đội Việt Nam thời kì chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ cuối thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX. Chính quyền chúa Nguyễn và các vị vua đầu triều Nguyễn đã xây dựng được một lực lượng quân đội ngày càng lớn mạnh, tinh nhuệ, với đầy đủ các binh chủng, được trang bị vũ khí hiện đại đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia.

Xem chi tiết

Mộ tưởng niệm – di sản văn hóa đặc sắc trong bình diện mộ hợp chất quý tộc thời Nguyễn ở các tỉnh phía Nam thời Trung và Cận đại

Bài này giới thiệu về loại hình mộ kỷ niệm trong khung cảnh loại hình mộ hợp chất dành cho giới quý tộc thời Nguyễn thời Trung và Cận đại ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Đây là loại di sản văn hóa vật thể – phi vật thể hiếm có đương thời (1,5%). Chúng cũng rất quý giá vì thường gắn kết với các “danh nhân lịch sử” – những bậc “Khai quốc công thần” thời mở nước “Đại Nam nhất thống” Trung và Cận đại…

Xem chi tiết

Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn – Thực trạng, giải pháp và hướng bảo tồn

Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn là những đồ sơn có giá trị thẩm mỹ độc đáo. Trải qua hơn một thế kỷ, sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí vẫn tồn tại, có tính dân dã và tính tâm linh. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa nhân văn Chân – Thiện – Mỹ. Những sắc màu cổ kính của chất liệu sơn truyền thống hòa quyện với hoạ tiết trang trí biểu hiện rõ nét trên các công trình kiến trúc, mỹ thuật cung đình thời Nguyễn điển hình như Điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hưng Miếu, Hiển Lâm Các và một số lăng tẩm khác…

Xem chi tiết

Nghệ thuật trang trí trên áo long cổn trong lễ tế Nam giao của Vua triều Nguyễn

 Áo Long Cổn là tên một loại trang phục của vua triều Nguyễn. Trang phục được sử dụng trong quá trình làm lễ tế trời đất, cầu cuộc sống no đủ, mưa thuận gió hòa cho muôn dân ở đàn Nam Giao, địa phận xã Dương Xuân, phía Nam kinh thành Huế. Các hoa văn, hình tượng, màu sắc, chất liệu của trang phục được khoác lên người vua Nguyễn, đứng giữa không gian bao la của trời đất, đàn tế đã đem lại giá trị văn hóa, tinh thần, nghệ thuật vô cùng to lớn. Đó là sức mạnh uy quyền của một người đứng đầu thiên hạ, một bậc thiên tử, chí tôn. Đồng thời cũng đánh dấu giá trị thẩm mỹ của triều đại nhà Nguyễn trong tiến trình lịch sử phát triển trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam.

Xem chi tiết

Chính sách “giáo hóa” của triều Nguyễn đối với vùng núi miền Trung (1802-1883)

 Đề tài “Chính sách “giáo hóa” của triều Nguyễn đối với vùng núi miền Trung (1802-1883)” nghiên cứu về công cụ “quyền lực mềm” đã được triều Nguyễn sử dụng như một chính sách cai trị và được áp dụng lần đầu tiên tại vùng núi miền Trung Việt Nam.

Xem chi tiết

Thái Y viện triều Nguyễn – Đỉnh cao trong lịch sử phòng, chữa bệnh, tổ chức và đào tạo lương y Việt Nam thời quân chủ

Thái Y viện ở Việt Nam ra đời vào thời vua Lý Thần Tông (1128–1138) và được phát triển qua triều Trần, Hồ, Lê, thời chúa Nguyễn và Tây Sơn. Tuy nhiên, dưới triều Nguyễn, kể từ năm thành lập 1804 đến năm 1945, Thái Y viện đã trở thành một tổ chức Y Dược cho triều đình hoàn chỉnh nhất. Thái Y viện là nơi quy tụ nhiều thầy thuốc giỏi khắp cả nước về Kinh đô Huế để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho hoàng gia và triều thần, là nơi truyền nghề để lại nhiều bài thuốc giá trị, nhiều danh y nổi tiếng mà hậu thế đang kế thừa. Trong quá khứ và hiện nay, Huế, với một vị thế quan trọng trong lịch sử phát triển ngành Y Dược học Việt Nam, xứng đáng là Trung tâm Y tế chuyên sâu của đất nước.

Xem chi tiết

Về sưu tập tiền thưởng triều Nguyễn tại bảo tàng lịch sử Quốc gia (giai đoạn từ vua Đồng Khánh đến vua Bảo Đại)

 Tiền thưởng thường được đúc bằng vàng, bạc, đồng hoặc mạ vàng, mạ bạc… Đây là kỉ vật trang trọng, thường được vua ban thưởng cho quan lại, vương công quý tộc, những người có công, trong các dịp khánh tiết của triều đình. Bài viết giới thiệu khái quát về sưu tập tiền thưởng triều Nguyễn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Giai đoạn từ vua Đồng Khánh đến vua Bảo Đại).

Xem chi tiết

Lịch Hiệp Kỷ dưới triều Nguyễn (1802 – 1883)

Trên cơ sở khai thác nguồn sử liệu gốc được biên soạn dưới triều Nguyễn và một số thành quả nghiên cứu của các học giả có liên quan đến vấn đề lịch sử thiên văn, lịch pháp ở Việt Nam, bài viết bước đầu khảo cứu về lịch Hiệp Kỷ dưới triều Nguyễn (1802-1883). Từ đó làm rõ vấn đề phân loại, quy trình biên soạn, in ấn và ban lịch của các hoàng đế vương triều Nguyễn. Kết quả nghiên cứu không chỉ đóng góp đối với quá trình nghiên cứu lịch sử thiên văn và lịch pháp Việt Nam ở thế kỷ XIX mà còn góp phần phục dựng “bức tranh” khoa học kỹ thuật của nước ta trong giai đoạn này,…

Xem chi tiết

Vua Minh Mạng với việc đảo vũ (cầu mưa)

Trong khi nghiên cứu về thơ Ngự chế của vua Minh Mạng, chúng tôi thật sự ngạc nhiên với thể tài về vũ (mưa) mà nhà vua sử dụng để làm những bài thơ của mình. Trong những bài thơ về vũ ấy là biết bao xúc cảm của Minh Mạng về một nước thuần nông trọng nông. Một nước như vậy thì vấn đề mưa nắng thuận hòa là điều hết sức cần thiết để đảm bảo cho một vụ mùa bội thu. Cũng vì những suy nghĩ ấy mà chúng tôi đối chiếu với chính sử triều Nguyễn để làm sáng tỏ sự quan tâm của Minh Mạng đối với vấn đề đảo vũ (cầu mưa).

Xem chi tiết

Đội ngũ sáng tác của bộ phận văn học hoàng tộc thời Nguyễn

 Văn học nói chung và thi ca nói riêng vào thời Nguyễn phản ánh những thành tựu rực rỡ, tiêu biểu cho truyền thống văn chương chữ Hán của Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Bài viết tập trung khái quát về thời đại nhà Nguyễn qua mấy nét chính về chính trị, xã hội; tổng lược về diễn trình văn học của thời đại này; đặc biệt là miêu thuật về tình hình đội ngũ sáng tác, tác phẩm của dòng văn chương hoàng tộc thời Nguyễn, một đối tượng nghiên cứu mà từ trước đến nay ít được chú ý.

Xem chi tiết

Một tài liệu Châu bản về việc xin làm y sinh Thái Y Viện dưới đời vua Minh Mạng

Các thầy thuốc trong Thái Y Viện bất kể dưới triều nào cũng được tuyển chọn theo quy chế chặt chẽ. Tuy nhiên dưới đời Minh Mạng (1820-1840), Thái Y Viện triều Nguyễn lại nhận được một lá đơn của một vị thầy thuốc tự tiến cử mình và 4 người con, 1 người cháu xin vào làm tại Thái Y Viện. Thông qua việc tìm hiểu nguyên do xuất hiện lá đơn cũng như vì cớ gì mà người viết đơn không những không được thỏa ý nguyện mà còn bị vua Minh Mạng trách phạt, bài viết góp phần cung cấp thêm thông tin về hoạt động của Thái Y Viện triều Nguyễn.

Xem chi tiết

Nhà Nguyễn với việc quản lý và sử dụng hệ thống chùa sắc tứ

Chùa sắc tứ là ngôi chùa được vua nhà Nguyễn ban sắc chỉ chấp nhận chính thức và có tên trong danh sách của Bộ Lễ. Thời nhà Nguyễn, chùa sắc tứ xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ở giai đoạn đầu, chỉ chùa tổ đình, đại danh lam, quốc tự mới được liệt vào hàng sắc tứ. Về sau, việc ban sắc tứ cho các ngôi chùa có phần dễ dãi hơn. Tất cả những ngôi chùa này được triều đình nhà Nguyễn quản lý, sử dụng bằng nhiều quy định đôi khi rất chi tiết.

Xem chi tiết

Đôi nét về bình phong ngoại án thời Nguyễn ở Huế

Là một thành phần quan trọng trong kiến trúc Huế, bình phong mang ý nghĩa triết học phương Đông, chống sự không may ở lĩnh vực tâm linh cho gia chủ, chống khí độc/quỷ sứ tác động tới điện thần, cung điện… Bình phong còn biểu hiện về vị thế của chủ nhà, đặc biệt là một điểm nhấn nghệ thuật cho cả toàn kiến trúc.

Xem chi tiết

Một số đặc trưng trong Châu bản thời vua Bảo Đại

…Kết quả nghiên cứu cho thấy tài liệu Châu bản thời Bảo Đại có một số khác biệt so với các triều đại trước, thể hiện qua văn tự, chất liệu giấy, thể thức trình bày, loại hình văn bản, con dấu và cách thức ngự phê… Sự khác biệt này cho thấy ý định cải cách triều chính của vua Bảo Đại, người được đào tạo bài bản theo Tây học. Chỉ tiếc là những cải cách ấy không thể cứu nổi một triều đại rệu rã đã nằm gọn hoàn toàn trong tay thực dân Pháp.

Xem chi tiết

Chính sách thuế dưới thời các chúa Nguyễn (1558 – 1777)

Ngân sách, ngân khố là một trong những yếu tố hàng đầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bất cứ một chế độ, đất nước nào. Dưới chế độ quân chủ, nguồn ngân sách chủ yếu được bổ sung từ nguồn thuế thu từ hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước. Với nghiên cứu nhỏ này, chúng tôi hy vọng sẽ tìm hiểu được chính sách thuế dưới thời các chúa Nguyễn, từ đó góp phần thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế của chính sách này đã góp phần tích cực hay ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói riêng và xã hội cũng như sự tồn vong của chính quyền Đàng Trong nói chung.

Xem chi tiết