Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn hóa quan phương đối với sự hình thành tín ngưỡng Quan Vũ trong văn hóa truyền thống Trung Quốc

Tín ngưỡng sùng bái Quan Vũ là một trong những loại hình tín ngưỡng tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa. Vấn đề nguồn gốc và nguyên nhân hình thành tín ngưỡng này được nhiều nhà nghiên cứu lý giải từ nhiều góc độ khác nhau. Bài viết này từ mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn hóa quan phương, từ quan hệ liên tục hay gián đoạn về mặt thời gian đặt vấn đề lý giải sự hình thành tín ngưỡng Quan Vũ.

Xem chi tiết

Việc truyền bá đạo Kitô và quá trình xâm nhập của người Pháp ở Việt Nam

Để chuẩn bị cho việc xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa, thực dân Pháp đã sử dụng đạo Thiên Chúa làm công cụ mở đường vào Việt Nam. Từ giữa thế kỉ XVII, thông qua các giáo sĩ Thừa sai Paris, ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, đạo Kitô đã được gieo hạt và bén rễ nhanh chóng, nhiều công đồng giáo dân đã được hình thành. Đó là những cơ sở quan trọng mà Pháp đã xây dựng được ở Việt Nam trước khi nổ súng xâm lược Việt Nam. Mặc dù có lúc thăng trầm, đặc biệt là phải đối mặt với chính sách cấm đạo khắc nghiệt của chính quyền phong kiến Việt Nam, nhưng việc truyền bá và phát triển đạo Kitô của các giáo sĩ Pháp ở Việt Nam về cơ bản đã thành công cả trên hai phương diện: chính trị và tôn giáo…

Xem chi tiết

Đền thờ thần ở Thanh Hóa nơi lưu giữ những giá trị về tư liệu lịch sử

 Hệ thống đền thờ thần ở Thanh Hóa vốn là chủ đề hấp dẫn không chỉ đối với giới nghiên cứu nghệ thuật mà còn đối với các nhà sử học. Mỗi đền thờ, thông qua quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, đều có những “câu chuyện lịch sử”. Giá trị của hệ thống di tích đền thờ được nhìn nhận dưới nhiều chiều khác nhau, nổi bật là giá trị văn hóa – nghệ thuật, giá trị tâm linh và giá trị lịch sử. Trong công tác nghiên cứu lịch sử, nếu biết đào sâu khai thác các thông tin gắn với di tích thì đây cũng là một nguồn tài liệu đáng quý cho sử học.

Xem chi tiết

Cúng đình ở Nam bộ

Đình làng ở Nam Bộ mỗi năm thiết hai lần cúng chính là Xuân tế (lễ Kỳ yên, tổ chức rất trọng thể) và Thu tế (lễ Chạp miễu hay Lạp miễu), gọi là “Xuân thu nhị kỳ” với ý nghĩa quanh năm khói hương không dứt. Tuy nhiên tại một số đình ngoài những lần tế chính ấy, cứ ba năm người ta lại tổ chức “cúng đáo lệ” một lần rất trọng thể, gọi là “Kỳ yên tam niên đáo lệ”. Đặc biệt, lễ cúng đình ở Nam Bộ thường không trùng ngày nhau, đó là sự cố ý sắp đặt của những người có trách nhiệm để dân làng, kể cả quan chức và những gánh hát bội có điều kiện tham dự được nhiều nơi cho tăng phần đông vui.

Xem chi tiết

Nho sĩ trí thức với vấn đề chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX

Bài viết tập trung làm rõ thực trạng Nho giáo, Phật giáo những năm đầu thế kỉ XX. Cơ sở hình thành mối quan hệ giữa trí thức Nho học với Phật giáo cũng như biểu hiện của mối liên hệ này thông qua các cuộc tranh luận trên các diễn đàn báo chương ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

Xem chi tiết

Vai trò của chùa Linh Sơn và Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học trong phong trào chấn hưng Phật giáo Nam kỳ, giai đoạn 1920 -1945

Phật giáo du nhập vào Việt Nam đến nay trải qua hơn 20 thế kỷ. Vì thế, lịch sử thăng trầm của dân tộc cũng chính là lịch sử thăng trầm của Phật giáo Việt Nam. Dù trải qua bao thăng trầm nhưng thực tế lịch sử cho thấy giáo lý từ bi, vô ngã, vị tha của đạo Phật vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần, là nét văn hóa, là đời sống của mỗi người dân Việt Nam, là chất keo kết dính tinh thần dân tộc, vượt qua mọi gian khổ của thời cuộc để cùng chấn hưng đất nước sau bao biến cố của thời gian…

Xem chi tiết

Ảnh hưởng của Hinđu giáo đối với văn hóa một số vương quốc cổ Đông Nam Á

Bài viết trình bày ảnh hưởng của đạo Hinđu đối với văn hoá một số vương quốc cổ Đông Nam Á nhằm làm rõ những vai trò của Hindu giáo trong quá trình ra đời, phát triển cuả một số quốc gia trong khu vực, đồng thời khẳng định bản sắc Đông Nam Á trong quá trình tiếp biến văn hoá.

Xem chi tiết

Thực trạng Phật giáo Việt Nam thời Pháp thuộc

 Đạo Phật là một tôn giáo cổ truyền của người Việt, được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, theo hai con đường: con đường trực tiếp từ Ấn Độ và con đường qua Trung Quốc. Dưới sự trị vì của các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt, dưới hai triều đại Lý – Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh và giữ vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa, tính cách dân tộc Việt Nam.

Xem chi tiết

Lịch sử hình thành và bản chất của giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam

Lịch sử đã ghi nhận Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam ra đời vào năm 1969 (Kỷ Dậu) là hậu thân của các tổ chức “Lục Hòa Liên Xã” (ra đời vào năm 1922), “Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ” (ra đời năm 1947) và là sự nối tiếp của Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng (ra đời vào năm 1952) thông qua sự hiệp nhất hai Giáo hội Lục Hòa Tăng và Lục Hòa Phật tử, với một Hiến Chương gồm 12 chương và 20 điều do Hòa thượng Thích Huệ Thành làm Tăng thống và Hòa thượng Thích Minh Đức làm Viện trưởng Viện Hoằng đạo, được chính quyền Sài Gòn thời bấy giờ là Thủ tướng Trần Văn Hương phê chuẩn…

Xem chi tiết

Một số nữ thần tiêu biểu trong văn hóa Veda Ấn Độ từ góc nhìn Shakti (Quyền lực nữ tính)

…Ấn Độ đã và đang nắm giữ một kho tàng di sản văn hóa vĩ đại và là môi trường thích hợp cho nhiều tôn giáo khác nhau cùng tồn tại và phát triển. Trong xã hội Ấn Độ, tôn giáo đóng vai trò trọng tâm và có tính quyết định bản sắc của từng cộng đồng cũng như ứng xử xã hội của cộng đồng đó.

Xem chi tiết

Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị triều Lý

Trong phạm vi báo cáo này chúng tôi tìm hiểu những ảnh hưởng của đạo Phật đối với đường lối nội trị, ngoại giao, tổ chức chính quyền và luật pháp của triều Lý. Kiến giải được những vấn đề nêu trên phần nào lý giải được mối quan hệ giữa tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng với chính trị. Đồng thời qua đó đánh giá một cách đúng đắn vai trò của đạo Phật đối với sự hưng thịnh của triều Lý và sự phát triển của lịch sử dân tộc.

Xem chi tiết

Hội Chư bà của Phật giáo nhìn từ lý thuyết vốn xã hội (Nghiên cứu trường hợp Hội Chư bà ở chùa Ngọc Tân, Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội)

Vận dụng lý thuyết vốn xã hội của của Pierre Bourdieu, chúng tôi nghiên cứu quá trình thực hành Phật giáo của Hội Chư bà tại chùa Ngọc Tân, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội trên ba phương diện: kết nối đa điểm, vận hành đa phương, tương tác đa chiều. Nghiên cứu này của chúng tôi hướng tới mục tiêu vận dụng các lý thuyết nhân học hiện đại để tìm hiểu các vấn đề thực hành tôn giáo trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ở Việt Nam hiện nay.

Xem chi tiết

Sự hội nhập phật giáo và tục thờ cúng truyền thống trong gia đình, dòng họ người dân Hà Nội từ 1986 đến nay

Hiện nay, Phật giáo có sự hội nhập sâu rộng đối với tôn giáo truyền thống của người Hà Nội, thể hiện qua các hành vi thờ cúng của người dân như: thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vào các ngày sóc, vọng, cưới xin, tang ma… Tại các nghi lễ này, đều thấy sự hiện diện của các yếu tố Phật giáo. Trong cuộc sống thường ngày, phần lớn các Phật tử đã thực hiện ăn chay, phóng sinh, tránh sát sinh, sống từ, bi, hỷ, xả, không cãi cọ, mâu thuẫn với nhau… Mối quan hệ giữa Phật giáo và tôn giáo truyền thống là mối quan hệ trong sáng, ích nước, lợi dân, cần trân trọng, bảo tồn và phát huy.

Xem chi tiết

Tính nhân văn trong tư tưởng Karma – Samsara của Phật giáo

…. Phật giáo cho là do nghiệp (Karma) và do luân hồi (Samsara). Nghiệp và luân hồi là một tư tưởng nhân văn của Phật giáo. Tư tưởng này khuyến thiện trừ ác, giảm thú tính của con người; khiến con người bớt chém giết lẫn nhau, bớt lười biếng, keo kiệt, bủn xỉn; yêu thương loài vật, không cho mình là chúa tể.

Xem chi tiết

Ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo và Nho giáo đến bố cục tổng thể chùa Huế thời Nguyễn (1558-1945)

Kiến trúc chùa Huế hình thành và phát triển dưới thời Nguyễn với dấu mốc rõ nét khi chúa Nguyễn Hoàng vào khai phá xứ Đàng Trong. Nhất là giai đoạn nhà Nguyễn, với nhiều chính sách và nhiều cuộc trùng hưng lớn đã tạo nên số lượng chùa mât tập, tạo nên diện mạo ngôi chùa Huế đặc trưng về kiến trúc và cảnh quan. Khi chúng ta nhìn nhận về mặt kiến trúc, không dễ nhận thấy như ngôi điện Đại Hùng hay các đường nét hoa văn trang trí trên bề mặt,… nhưng bố cục tổng thể ngôi chùa chính là mô hình biểu đạt tổng quan nhất về mặt kiến trúc, về không gian sử dụng và cả môi trường sinh thái đặc sắc xung quanh ngôi chùa.

Xem chi tiết

Chùa Candaraṅsī trong đời sống văn hóa của người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh

Do hầu hết người Khmer ở Nam Bộ đều theo Phật giáo, nên chùa Khmer có một vai trò, vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống văn hóa của họ. Chùa Candaraṅsī là nơi mà người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh đến sinh hoạt tôn giáo. Họ đến chùa không chỉ để cầu nguyện, thăm viếng mà còn tham gia và trải nghiệm những giá trị văn hóa qua kiến trúc, nghi lễ, sinh hoạt nghệ thuật, ẩm thực thể hiện nét truyền thống. Người Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đều xem chùa là nơi thiêng liêng, trang trọng và là nơi tập trung những gì tinh túy nhất của cộng đồng. Do vậy, vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của họ được thể hiện cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Xem chi tiết

Chùa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long và vấn đề khai thác du lịch

Do ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông từ Thái Lan truyền sang vào cuối thế kỉ XIII, nên trong đời sống tôn giáo, người Khmer thờ duy nhất Phật Thích Ca và xây dựng nơi tôn nghiêm nhất để thờ Phật gọi là chùa. Ngoài chức năng chính là nơi thờ Phật, chùa Khmer còn là nơi quy tụ mọi hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, tín ngưỡng, vui chơi giải trí, nghệ thuật, âm nhạc, v.v, nên có thể nói chùa là linh hồn của phum, sóc đối với người Khmer.

Xem chi tiết

Bồ Tát trong nghệ thuật điêu khắc Đông Dương

 Đức Phật nhập Niết Bàn vào khoảng năm 480 TCN, từ đó giáo lý của Ngài bắt đầu được truyền bá trong vùng lưu vực sông Hằng. Việc truyền bá Đạo Phật tiếp tục phát triển dưới triều vua Ashoka. Và đến thời vua Kanishka, Đạo Phật thịnh vượng trong toàn bán đảo Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ VII. Bằng con đường thông thương qua các vùng sa mạc Trung Á, Phật giáo tiếp tục được truyền bá đến Iran, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Về phía Bắc sông Hằng, Phật giáo vượt qua dãy núi Himalaya và đi vào Tây Tạng. Vùng Dekkan, nhờ sự thuận lợi của đường biển, những nhà buôn và những nhà hàng hải mà Phật giáo phát triển khá mạnh, tiến đến vùng Đông Dương và các quần đảo thuộc miền Nam Trung Quốc.

Xem chi tiết

Sự du nhập và phát triển Phật giáo Đàng trong thế kỷ XVII – XVIII: Nhìn từ phương diện tiếp xúc văn hóa

Sự phát triển của kinh tế – xã hội Đàng Trong cùng với những chính sách tốt đẹp đối với Phật giáo của các Chúa Nguyễn đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự du nhập và phát triển của Phật giáo trong thế kỷ XVII – XVIII. Cùng với quá trình đó sự tiếp xúc văn hóa giữa những cư dân bản địa người Việt và người Hoa ngoại nhập từng bước được thực hiện đã tạo nên những nét đặc sắc riêng biệt của Phật giáo Đàng Trong.

Xem chi tiết

Phật giáo Nam Tông Khmer với sự phát triển bền vững khu vực Tây Nam Bộ

Tây Nam Bộ là miền đất đa dạng, phong phú các dân tộc, tôn giáo. Cùng với người Việt và người Hoa, người Khmer đã đến lập nghiệp ở vùng đất này từ khá sớm. Họ mang theo văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Khmer đến với Tây Nam Bộ, trong đó chủ yếu là văn hóa của Bà la môn giáo. Đến khoảng thế kỷ thứ IV, cùng với quá trình truyền bá của Phật giáo Nam Tông vào Tây Nam Bộ, đông đảo người Khmer đã đón nhận tôn giáo này…

Xem chi tiết