Tiếp cận CÂU ĐỐ BAHNAR từ Văn hóa Tộc người

Bài viết đề cập các yếu tố văn hóa hàm chứa trong câu đố của tộc người Bahnar. Đó là kho tri thức và kinh nghiệm về rừng, các giá trị vật chất và tinh thần tạo nên đặc trưng văn hóa của người Bahnar như nhà cửa, trang phục, ẩm thực, lễ hội, các loại hình văn học (sử thi, lời nói vần)… Từ việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa trong câu đố, bài viết nhằm khái quát đặc trưng về văn hóa tộc của người Bahnar.

Xem chi tiết

Quyền của chủ thể văn hóa: Vấn đề BẢO TỒN CHỮ VIẾT của NGƯỜI THÁI ở vùng núi tỉnh Nghệ An

 Qua quá trình điền dã, tác giả bài viết ghi nhận có một sự khác biệt đáng quan tâm trong ý kiến của những người dân địa phương xung quanh vấn đề bảo tồn chữ Thái ở vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Nghệ An. Tìm hiểu về quan điểm cũng như mục đích và cách thức của dân cư tại địa bàn nghiên cứu trong việc ứng xử với một di sản văn hóa phi vật thể luôn được xem rất quan trọng là chữ viết, bài viết tập trung vào sự phân tích những góc nhìn đa dạng của các bên liên quan đến vấn đề bảo tồn di sản này.

Xem chi tiết

HÁT SOỌNG CÔ của NGƯỜI SÁN DÌU ở Lục Ngạn, Bắc Giang

Dân tộc Sán Dìu là một trong số ít những dân tộc còn gìn giữ được những bài dân ca truyền thống mà họ gọi là “Soọng cô”. Hát Soọng cô đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc Sán Dìu, hiện được lưu truyền chủ yếu ở một số địa bàn như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Bắc Giang. Trong đó, những bài Soọng cô của người Sán Dìu ở Bắc Giang có diện mạo, đặc điểm vừa tương đồng, vừa khác biệt so với các vùng khác…

Xem chi tiết

Từ LỄ CẤP SẮC của NGƯỜI DAO: Suy nghĩ về việc xây dựng cộng đồng cư dân theo xu hướng chia sẻ văn hóa trong quản lý và khai thác di sản văn hóa tộc người

 Lễ cấp sắc là đặc trưng văn hóa tiêu biểu của người Dao. Do người Dao ở Việt Nam có rất nhiều nhóm địa phương, nên bài bản, trình tự hành lễ của lễ cấp sắc ở mỗi nhóm lại có những khác biệt nhất định. Vì vậy, người Dao thường rất ít chia sẻ về nghi lễ quan trọng này trong nội bộ đồng tộc, cho dù quá trình thực hành vẫn diễn ra thường xuyên. Việc nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp giúp cộng đồng người Dao cởi mở hơn trong quá trình chia sẻ di sản văn hóa đặc sắc giữa các nhóm địa phương là việc làm hết sức cần thiết. Khi di sản văn hóa được chủ động chia sẻ, sẽ có nhiều cơ hội tốt để biến thành động lực của cộng đồng tộc người trong phát triển kinh tế.

Xem chi tiết

Một vài cảm nhận về VĂN HOÁ XỨ ĐOÀI trong Bối cảnh Đô thị hoá

Đô thị hóa được hiểu là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng. Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng được tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian. Bài viết này, từ góc nhìn lý thuyết “giao lưu và tiếp biến văn hóa” phân tích hiện trạng văn hóa xứ Đoài trước tác động của đô thị hóa và quản trị môi trường đô thị Hà Nội.

Xem chi tiết

KHÔNG GIAN NHÀ CHÙA trong Thơ chữ Hán của NGUYỄN ĐỀ, NGUYỄN DU và NGUYỄN HÀNH

Không gian nhà chùa là không gian văn hóa quen thuộc trong đời sống người Việt đồng thời là không gian nghệ thuật đặc sắc trong thơ ca trung đại dân tộc. Bằng phương pháp nghiên cứu thi pháp học và so sánh văn học kết hợp với thao tác thống kê – phân loại, bài viết phân tích các đặc điểm nghệ thuậtvà ý nghĩa nhân sinh của không gian nhà chùa trong thơ chữ Hán của ba tác giả: Nguyễn Đề, Nguyễn Du và Nguyễn Hành.

Xem chi tiết

Đặc trưng VĂN HOÁ QUẢNG NAM qua chiều dài lịch sử

…Bài viết này chỉ rõ những đặc trưng văn hóa vùng Quảng Nam được cấu thành từ các cơ tầng/ lớp văn hóa theo chiều dài lịch sử của vùng đất. Đó là các cơ tầng/ lớp văn hóa Sa Huỳnh, cơ tầng/lớp văn hóa Chămpa, cơ tầng/lớp văn hóa Đại Việt, cơ tầng/ lớp văn hóa Nhà Nguyễn và cơ tầng/ lớp văn hóa thời đại Hồ Chí Minh. Năng lượng nội sinh của văn hóa Quảng Nam không chỉ có vai trò quan trọng mà còn tạo đà và giữ vị trí quyết định đến sự phát triển của vùng đất trong hiện tại và tương lai.

Xem chi tiết

Đặc sắc ĐỜI SỐNG Kinh tế-Xã hội, Văn hóa ở THĂNG LONG cuối thế kỷ XVI và thế kỷ XVII

Qua thời gian, văn hóa đô thị với sức sống bền lâu đã trở thành chuẩn mực vươn tới, tạo nên một bản sắc văn hóa Thăng Long độc đáo, kết tinh tinh hoa văn hóa của nhiều vùng văn hóa. Cuối thế kỷ XVI, thế kỷ XVII, Thăng Long chứng kiến nhiều sự đổi thay, đặc biệt nhất ở thời kỳ Lê Trung hưng là giai đoạn duy nhất Việt Nam vừa có vua lại vừa có chúa. Đặc điểm chính trị độc đáo này là một trong những yếu tố khiến cho đời sống văn hóa, xã hội của Thăng Long có được những nét riêng biệt trong lịch sử phát triển.

Xem chi tiết

CHỢ ở TIỀN GIANG nhìn từ Góc độ Văn hóa học

Chợ ở Tiền Giang có hình thái độc đáo gắn liền với sông nước, từ chợ nổi tấp nập thuyền ghe bán rau quả và nông sản trên sông đến các chợ nằm ở vị trí trung tâm làng xã gần bến sông, để thuận tiện chuyên chở hàng hóa. Bài báo giới thiệu những nét chính về văn hóa chợ của Tiền Giang: Tổng quan về mạng lưới chợ; Các kiểu họp chợ; Phương thức mua bán, đo lường, vận chuyển hàng hóa; Tập quán tín ngưỡng, kiêng kỵ… của hệ thống chợ ở Tiền Giang.

Xem chi tiết

Quá trình ÂU HOÁ ở HÀ NỘI đầu thế kỷ XX – Nhìn từ sự Biến động Vị thế của người PHỤ NỮ

Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là khoảng thời gian văn hóa phương Tây có ảnh hưởng một cách đặc biệt mạnh mẽ đối với các quốc gia ở khu vực Đông Á. Nhu cầu tìm thị trường, mở rộng thuộc địa của các nước phương Tây đã khiến cho hầu hết các quốc gia của khu vực Đông Á đã trở thành hoặc đang đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của phương Tây. Hoàn cảnh lịch sử này buộc các quốc gia ở khu vực Đông Á dù muốn hay không cũng đều phải “Âu hóa”, phải tiếp thu các yếu tố của văn minh phương Tây để tồn tại…

Xem chi tiết

Con đường tạo nghĩa của các thành ngữ liên quan đến “văn hoá ăn” và “văn hoá mặc” trong tiếng Việt

Cho đến nay, khái niệm “Văn hóa ăn” và “văn hóa mặc” đã trở thành khá phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, để giải thích cơ sở hình thành nên khái niệm này thì hầu như chưa có một công trình nào đề cập đến. Bài báo này tập trung vào tìm hiểu những cơ sở ngôn ngữ học liên quan đến bản chất ngữ nghĩa của “văn hóa ăn” và “văn hóa mặc” trong tiếng Việt.

Xem chi tiết

Rằm tháng bảy, kể chuyện hiếu thảo

Người ta hay gán lễ rằm tháng bảy với cái ý ‘báo hiếu’, song le, rằm tháng bảy trong văn hóa Thái và đạo ‘hiếu’ trong văn hóa Tàu là hai chuyện khác nhau. Cái ý ‘hiếu’ 孝 đã có từ thời đồ đồng hồi trào Châu, sau đó, Khổng Tử, cách nay khoảng 2500 năm, trong chương 2 cuốn Luận Ngữ, cắt nghĩa đạo hiếu bằng mấy cách, thí dụ như sau: ….

Xem chi tiết

Ngữ nghĩa của từ chỉ con số trong tiếng Hán và tiếng Việt: Trường hợp số 9

… Hai nước Việt Trung cùng nằm trong một không gian văn hóa, dẫn tới tâm lý sùng bái hay kiêng kỵ đối với con số, và ngoài những điểm tương đồng là chính, vẫn có những khác biệt nhất định. Con số 9 là một ví dụ tiêu biểu. Trong khuôn khổ bài viết này, bằng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ đặc trưng ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa của con số 9 cũng như từ ngữ chứa nó trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Xem chi tiết

So sánh biểu tượng “Hổ” trong thành ngữ của Trung Quốc và Việt Nam

Ý nghĩa được biểu thị trong thành ngữ là sự đúc kết của một đất nước, một nền văn hoá của dân tộc và cũng là sự kết tinh của trí tuệ. Thông qua một thành ngữ, chúng ta có thể hiểu được sâu sắc hơn về văn hoá mà nó chứa đựng, chúng ta cũng có thể tìm hiểu về nền tảng văn hoá, lối suy nghĩ và lối sống của một quốc gia, một dân tộc thông qua một số câu thành ngữ. Việc nghiên cứu so sánh biểu tượng “hổ” trong thành ngữ của Trung Quốc và Việt Nam làm đề tài nghiên cứu, mong rằng thông qua nghiên cứu này giúp các bạn học tiếng Trung sẽ hiểu rõ hơn về văn hoá Trung Quốc thông qua hình tượng “hổ”.

Xem chi tiết

So sánh ý nghĩa văn hóa của con số 3 trong tiếng Trung và tiếng Việt

… Con số 3 là một trong những con số mang nhiều ý nghĩa văn hóa và tư tưởng triết học của người Trung Quốc, đồng thời cũng là con số được mọi người yêu thích và sùng bái. Con số 3 trong tiếng Việt cũng có ý nghĩa văn hóa đặc thù riêng. Vì vậy việc đối chiếu, so sánh những hàm ý văn hóa của con số 3 trong tiếng Trung và tiếng Việt có những ý nghĩa và giá trị thực tiễn nhất định, đồng thời giúp chúng ta hiểu thêm được sự giống và khác nhau về quan niệm về văn hóa giữa hai nước Việt -Trung.

Xem chi tiết

Việt Nam trong chính sách “ngoại giao mềm” của Hàn Quốc

Các hoạt động “ngoại giao mềm” hay ngoại giao văn hóa là sự tổng hợp của nhiều hoạt động đa dạng về văn hóa thông qua trao đổi các ý tưởng, các giá trị, truyền thống và bản sắc văn hóa giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác văn hóa xã hội và đem lại lợi ích cho các quốc gia đó. Các chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc không đơn thuần chỉ dừng ở mức quan hệ giao lưu hợp tác văn hóa thông thường, mà là sự “vươn vòi” của tư bản văn hóa Hàn Quốc ra thế giới. Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc tại Việt Nam, chúng ta có thể đúc rút kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.

Xem chi tiết

Ý niệm hóa văn hóa màu sắc trong tiếng Nhật

Bài viết này nghiên cứu cách ý niệm hóa văn hóa màu sắc trong tiếng Nhật – trường hợp màu trắng và màu đen dưới góc nhìn của tri nhận văn hóa, đúc kết các cách thức tri nhận riêng biệt của người Nhật thể hiện qua màu sắc. Kết quả đưa ra ba ý niệm chính của màu trắng: (1) biểu trưng cho sự tinh khiết, sạch sẽ và cho sự minh bạch, vô tội của con người; (2) biểu trưng cho người phụ nữ xinh đẹp, cho người đàn ông tài giỏi và cho thức ăn ngon; và (3) biểu trưng cho cảm xúc và kinh nghiệm non trẻ của con người. Ngược lại, màu đen thể hiện hai ý niệm mang nghĩa tiêu cực: (1) biểu trưng cho người xấu, cho các thế lực xấu; và (2) biểu trưng cho những điều không hay.

Xem chi tiết

Bản chất văn hóa Tây Nguyên qua bút kí của nhà văn Nguyên Ngọc

Bài viết tập trung khai thác nguồn tư liệu khảo sát là các bút kí viết về Tây Nguyên của Nguyên Ngọc giai đoạn cuối thế kỉ XX đến nay. Từ góc nhìn văn hóa học, bài viết phân tích nét đặc sắc trong tác phẩm của Nguyên Ngọc khi viết về con người và văn hóa Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu lí giải bản chất văn hóa Tây Nguyên qua bút kí của Nguyên Ngọc biểu hiện ở “văn hóa rừng”, “văn hóa làng” cùng mối quan hệ giữa rừng và làng trong đời sống các tộc người Tây Nguyên. Bài viết cho thấy những đóng góp của Nguyên Ngọc trong việc khám phá bản chất cốt lõi của văn hóa Tây Nguyên cũng như những đề xuất của ông về cách ứng xử phù hợp với nền văn hóa của vùng đất này.

Xem chi tiết

Đặc trưng nội dung, nghệ thuật “lời nói vần” của người Bahnar

 Bài viết này giới thiệu sơ lược về đặc trưng nội dung, nghệ thuật “lời nói vần” của người Bahnar, một tộc người ở Bắc Tây Nguyên và một số huyện miền núi tỉnh Bình Định, Phú Yên. Lời nói vần là một loại hình đặc biệt trong văn hóa của người Bahnar1, trong đó có tiểu loại gần giống với tục ngữ, thành ngữ của người Việt. Lời nói vần của người Bahnar được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày và trong truyện cổ, sử thi, luật tục. Nội dung của lời nói vần phong phú, phản ánh hiện thực cuộc sống sinh động của người Bahnar xưa nay. Nghệ thuật của lời nói vần rất độc đáo, vừa là lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Bahnar vừa là khuôn mẫu xây dựng, diễn xướng truyện cổ, sử thi.

Xem chi tiết

Nguồn gốc và ý nghĩa của các khái niệm chỉ lúa ngô, ngô, bắp, bẹ… của các tộc người Việt Nam

Bài viết nhằm mục đích tìm hiểu lai nguyên và ý nghĩa của những từ ngữ như: “lúa ngô”, “ngô”, “bắp”, “bẹ”, “bí ngô”, “nước Ngô”, “người Ngô”, “thằng Ngô”, “giặc Ngô”, “giặc bên Ngô”, … Bài viết vận dụng cách tiếp cận liên ngành, phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xuất phát từ miền Nam Mexico, lúa ngô hay ngô, bắp, bẹ đã được người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha đưa sang châu Á, và được đưa đến Đại Việt muộn nhất là từ cuối thế kỷ XVII (Đàng Ngoài) đến giữa thế kỷ XVIII (Đàng Trong)…

Xem chi tiết