GIÁO KHOA HÁN VĂN trong Thời kỳ Cải lương giáo dục tại Việt Nam và Đông Dương (1906-1919)
Tác giả bài viết: NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
(Nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Hạ Môn)
TÓM TẮT
Trong những năm 1906 -1919, xã hội Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi về kinh tế, văn hóa và chính trị. Việc biên soạn giáo trình Hán văn phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tế của xã hội và đáp ứng nhu cầu của học sinh ba cấp Ấu học, Tiểu học và Trung học. Nghiên cứu này nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát về tình hình giáo khoa Hán văn thời kỳ Cải lương tại Việt Nam, đồng thời so sánh với các quốc gia thuộc Bán đảo Đông Dương để hiểu được toàn cảnh bức tranh về giáo dục chữ Hán tại Đông Dương lúc bấy giờ, thông qua phương pháp nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian này, các sách giáo khoa chữ Hán ở ba cấp học được chia thành năm phạm trù chính là Hán văn cơ bản, Hán văn kinh truyện, Hán văn Bắc sử, Hán văn quốc sửvà Hán văn bản quốc địa dư. Nội dung của Hán văn cơ bản và Hán văn kinh truyện đã được giản lược để trở nên dễ hiểu, dễ học hơn. Hán văn Bắc sử và Hán văn quốc sử được đổi mới về phương thức biên soạn không chỉ dùng cách thức truyền thống mà còn sử dụng văn vần, phương pháp phân kỳ để truyền tải đến học sinh kiến thức về lịch sử, văn hóa và triết học của Trung Quốc và Việt Nam.
Từ khóa: Giáo trình chữ Hán; Cải lương giáo dục; Thời Pháp thuộc; Bán đảo Đông Dương; Phạm trù Hán văn.
ABSTRACT
Vietnamese society saw great economic, cultural, and political development between 1906 and 1919. The compilation of Chinese textbooks must be modified to take into account contemporary social mores and cater to the needs of students at the three grade levels preschool, primary, and secondary. Therefore, to give an overview of the Chinese textbook’s situation during the reformation period in Vietnam, and compare it with other countries of the Indochinese Peninsula, this research provides insightinto the whole situation of Chinese education in Indochina at that time. Through historical and educational research, the study found that during this time, Chinese textbooks at three levels were divided into five main categories: Basic Ch inese, Chinese Confucian Canon, Chinese Northern History, Chinese History of Vietnam, and Chinese Geography of Vietnam. The materia l of Basic Chinese and the Chinese Confucian Canon was also simplified to ma ke it simpler to understand and study. Along with being innovative in their co mpilation techniques, Chinese Northern History and Chinese History of Vietnam use rhyming and other unconventional approaches in addition to more conventional ones to teach pupils about the histories, cultures, and philosophies of both China and Vietnam.
Keywords: Chinese textbooks; Educational reform; French colonial period; Indochina; Chinese category.
x
x x
1. Giới thiệu
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lịch sử xã hội nước ta có những thay đổi mạnh mẽ, giáo dục khoa cử phong kiến đã đi vào hồi kết. Những nghiên cứu về các phong trào giáo dục, chính sách giáo dục mà thực dân Pháp áp đặt lên nước ta ở thời kỳ này của Trần Thị Minh Hà [1], Lê Trường Sơn [2], Trần Anh Tú [3] cho thấy việc học những luân lý kinh điển đã không còn quan trọng như xưa, nên giáo trình luân lý cũng có những sự thay đổi lớn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường [4], Lê Văn Cường [5] đã phân tích đặc điểm của sách giáo khoa thời kỳ này thông qua việc liệt kê các đầu sách để chứng minh sự chuyển biến về phương thức biên tập giáo trình. Các nghiên cứu này hầu hết tập trung vào những phương diện như phương thức biên tập hoặc đặc điểm của một giáo trình nào đó, như nghiên cứu của Nguyễn Thị Lê Dung [6] hoặc Lê Thị Hồng Dung [7], so sánh giáo trình Mạnh học với những sách giáo khoa toát yếu khác, đồng thời đưa ra kết luận rằng, những giáo trình khác dùng để ứng phó với thi cử, còn mục đích hàng đầu của giáo trình Mạnh Tử Trung học chính là giúp người học trong quá trình học tập có thểtu tâm dưỡng tính, khẳng định vị thế tư tưởng của Mạnh Tử không lạc hậu dù trong bất kỳ thời kỳ nào. Ngoài ra, nước ta có truyền thống sử dụng chữ Hán để biên tập sách lịch sử như: “Đại Việt sử ký” (1272), “Đại Việt sử ký toàn thư” (1697),…nên chỉ có bộ phận thiểu số người có thể tiếp xúc và sử dụng. Do chữ Hán khó viết khó nhớ nên những giáo trình này thường không được các trường tư thục sử dụng. Đến thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp yêu cầu phổ cập văn hoá và lịch sử thì mới cho xuất bản sốít sách giáo khoa “tiết yếu, toát yếu, lược biên” về lịch sử. Do đó, nghiên cứu sách giáo khoa chữ Hán lúc đó đại bộ phận đều là về giáo trình địa lý hoặc lịch sử là chính, ví dụnhư Nguyễn Thị Hường [8], đây là một nghiên cứu chuyên đề giáo trình lịch sử ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hay trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huyền [9], tác giả đã tiến hành so sánh nhiều bộ giáo trình lịch sử Tiểu học, từ đó thấy được sự tiến bộ trong giáo dục của Việt Nam.
Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy rằng lĩnh vực sách giáo khoa Hán văn thời kỳ Pháp thuộc rất có giá trị để chúng ta khai thác. Ngoài ra, không khó để nhận thấy đối tượng của những nghiên cứu trên đa phần là trong phạm vi một giáo trình nào đó, kết luận được đưa ra chưa khái quát về đặc điểm của sách giáo khoa sau cải lương giáo dục lần đầu tiên. Thông qua bài viết này, tác giả đưa ra một cái nhìn khái quát về tình hình giáo khoa Hán văn thời kỳ Cải lương tại Việt Nam, đồng thời so sánh với các quốc gia thuộc Bán đảo Đông Dương để hiểu được toàn cảnh bức tranh về giáo dục chữ Hán tại Đông Dương lúc bấy giờ.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này là sự giao thoa giữa nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu giáo dục. Nghiên cứu được hoàn thành với việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Với phương pháp lịch sử, nghiên cứu xem xét và trình bày sự thay đổi của giáo khoa Hán văn trong thời kỳ cải lương theo một trình tự liên tục về thời gian, trong mối liên hệ với bối cảnh, các sự kiện trong nước, làm rõ điều kiện phát triển và các biểu hiện cụ thể về nội dung, tính chất của giáo khoa Hán văn. Với phương pháp logic, thông qua tiếp cận và xử lý nhiều nguồn tài liệu khác nhau, chủ yếu là các đầu sách được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá khách quan về sách giao khoa Hán văn tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp so sánh để so sánh sách giáo khoa Hán văn được sử dụng ở Việt Nam và các nước thuộc Bán đảo Đông Dương.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Bối cảnh lịch sử
Về chính trị: Trong thời gian này, thực dâ n Pháp cai trịtrực tiếp ở Đông Dương, dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp mọi sự chống đối, cùng với đó vẫn duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn, cũng như giai cấp địa chủ để làm công cụ tay sai bóc lột kinh tế.
Về kinh tế: Đây là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất (1897 -1914). Pháp bỏ nhiều vốn nhất vào nông nghiệp (lập các đồn điền cà phê, cao su…) và ngành khai thác mỏ (chủ yếu là than, thiếc, vàng…). Cùng với đó, chúng còn xây dựng ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến, độc quyền ngoại thương. Chúng cũng tiến hành mở những trường đào tạo nghề để phục vụ những ngành này. Ngoài ra, chúng còn đặt ra hàng trăm thứ thuế và thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi. Vì vậy, nền kinh tế thuộc địa của chúng ta có thiên hướng theo nền kinh tế tư bản nhưng thiếu tính cần bằng.
Về văn hoá: Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, tính chất xã hội Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Mục tiêu hàng đầu của Pháp là xoá bỏ hệ thống giáo dục Nho học, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế. Pháp mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc. Trong thời kỳnày, nổi lên bên cạnh cải lương giáo dục1, Việt Nam có nhiều phong trào lớn như phong trào Đông Du (1906 -1908) của Phan Bội Châu hay phong trào dạy học theo lối mới ở Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội (1907).
3.1.1. Chính sách giáo dục trường học tiếng Hán của Pháp tại Việt Nam 1906 –1919
Những năm 1906 -1919 là khoảng thời gian có nhiều sự chuyển biến về phương diện xã hội, văn hoá, và đặc biệt là giáo dục. Trong thời gia n này, chính quyền Thực dân Pháp đã đưa ra nhiều nghị định về cải cách nội dung học, phép học cũng như phép thi. Với mục đích xây dựng nền giáo dục phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, nội dụng các nghị định hướng đến việc loại bỏ nền giáo dục chữ Hán đã tồn tại gần một nghìn năm tại Việt Nam. Nghị định số 1551bis ngày 16-11-1906 của Thống sứ Bắc Kì quyết định tái cơ cấu hệ thống giáo dục bản xứ tại Bắc Kì [10] (hình 1), điều 15 viết: “Phần dạy chữ Hán tập trung vào việc dạy những chữ thông dụng nhất, các nguyên tắc, châm ngôn về đạo đức truyền thống, thuật ngữ về lịch sử, địa lý và hành chính Việt Nam. Chương trình giảng dạy dựa trên giáo trình riêng bằng chữ Hán đã được Hội đồng hoàn thiện giáo dục bản ngữ phê chuẩn.” Pháp thành lập nhiều trường đại học từ Nam ra Bắc để phục vụ mục đích đào tạo quan chức cho bộ máy chính trị của chúng như Trường Trung học Nam Kỳ (Collège de Coc hinchine) tại Sài Gòn (1906), cung cấp giáo dục theo mô hình châu Âu cho các học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, giáo trình Hán văn vẫn được giảng dạy, với mục đích đào tạo các nhà trí thức Việt Nam làm việc cho chính quyền thuộc địa Pháp. Ở Nam Kỳ, Đại học Sài Gòn (Université de Saigon) và trường Hán văn thuộc đại học này (1917), với mục đích đào tạo các học giảViệt Nam về văn chương Hán, lịch sử và triết học. Ở Bắc Kỳ, chúng cho thành lập Trường Đại học Đông Dương (École Supérieure d’Extrême-Orient) tại Hà Nội (1913), với mục đích đào tạo các chuyên gia về Đông Dương và châu Á. Khoa Hán văn và Nho học được thành lập tại trường, đưa giáo dục Hán văn đến một cấp độ cao hơn. Tuy nhiên, giáo trình văn học Hán và các tài liệu giá o dục tại trường vẫn bịảnh hưởng bởi chính sách thuộc địa của người Pháp.
Trong giai đoạn này, giáo dục Hán văn tại Đông Dương vẫn tập trung vào việc đào tạo các học giả có kiến thức về văn chương Hán, lịch sử và triết học. Tuy nhiên, các trường đại học mới được thành lập tại Đông Dương đã đóng góp cho sự phát triển của giáo dục Hán văn, tạo điều kiện thuận lợi cho các học giả nghiên cứu và phát triển văn học Hán trong lãnh thổ Việt Nam.
3.1.2. Chính sách về phép thi tiếng Hán của Pháp tại Việt Nam 1906 –1919
Chương trình cải lương giáo dục từ năm 1906 đến năm 1919 bao gồm nhiều vấn đề như xác định cấp học, độ tuổi của người đi học, chương trình học, giáo quy, sách giáo khoa, ngôn ngữ biên tập, giáo viên, phương pháp dạy học, phép thi, văn bằng, chứng chỉ, chế độ tuyển dụng… Chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán thực hiện với ba cấp học : Ấu học -Tiểu học -Trung học và kết thúc bằng khoa thi Tiến sĩ cuối cùng trong lịch sử khoa cử chữ Hán ở Việt Nam -Khoa Kỷ Mùi, năm Khải Định thứ tư (1919).
Đầu tiên, vào năm 1906, chính phủ Pháp ban hành Quy định về Khoa cử (Règlement des Examens) với mục đích cải cách kỳ thi, bao gồm cả kỳ thi tiếng Hán. Theo quy định này, các cử nhân được yêu cầu phải đăng ký thi với chính quyền địa phương, hoặc đăng ký qua các trường học. Trong kỳ thi Hương, môn thi liên quan đến tiếng Hán là 5 chủ đề khác nhau gồm luân lí, văn học hoặc triết học, ngoài ra còn có lịch sử, địa lý Trung Hoa, bản xứ hoặc về chính quyền, luật pháp tại Đông Dương. Bên cạnh đó, còn một môn thi tổng hợp dạng bài luận viết bằng chữ Hán.
Tuy nhiên, đến năm 1915, chính phủ Pháp đã quyết định loại bỏ bài thi về tiếng Hán trong kỳ thi khoa cử, thay thếnó bằng một bài thi toán học. Quyết định này đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng Hán Nôm và các nhà giáo dục truyền thống, vì họ cho rằng việc loại bỏ bài thi tiếng Hán sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục và văn hóa Việt Nam. Sau đó, vào năm 1917, chính phủ Pháp đã cho phép tổ chức bài thi tiếng Hán trởlại với điều kiện mới là các cử nhân phải có giấy chứng nhận tiếng Pháp và được đăng ký trực tiếp với chính quyền. Chính phủ Pháp cũng tăng cường kiểm soát và giám sát quá trình thi để đảm bảo tính công bằng và tránh các hành vi gian lận. Như thế, bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ này cho thấy quỹ đạo phát triển của nền giáo dục Hán học tại Việt Nam là “bảy nổi ba chìm”. Chính quyền thực dân luôn tìm cách kìm hãm sự phát triển của Nho giáo. Chữ Quốc ngữ nhận được nhiều sự hoan ngênh và tiếp nhận của dân ta nên bắt buộc phương pháp giảng dạy và giáo trình Hán văn phải thay đổi.
3.2. Giáo khoa Hán văn trong thời kỳ cải lương giáo dục
Từ năm 1906 đến năm 1919, dưới sự thống trị của Pháp, việc biên soạn sách giáo khoa ở Việt Nam có nhiều thay đổi. Trước năm 1906, các sách giáo khoa được sử dụng ở Việt Nam chủ yếu là các tài liệu viết bằng tiếng Hán, một ngôn ngữ chỉ có giới học trò và quan chức cấp cao của triều đình sử dụng. Các tài liệu này thường bao gồm các văn bản về triết học, văn học và lịch sử Trung Quốc.
Cải lương giáo dục đã thay đổi nền giáo dục khoa cử chữ Hán tồn tại ở Việt Nam gần 1000 năm thành hệ thống giáo dục 3 cấp học (Ấu học, Tiểu học và Trung học). Các kỳ thi có tính phân nôm, đa ngôn ngữ (Hán văn, Nam âm và Pháp văn), đa văn tự (chữ Hán, chữ Quốc ngữ và Pháp văn). Vì vậy, chữ Hán trong thời kỳ này vừa được sử dụng cho giáo dục để phổ cập kiến thức xã hội, lịch sử, văn hoá, vừa được sử dụng để truyền tải những kiến thức thuộc phạm trù đã được điều chỉnh. Theo Phạm Văn Khoái [11], Hán văn thời kỳ này được chia thành các phạm trù gồm Hán văn căn bản, Hán văn kinh truyện, Hán văn Bắc sử, Hán văn quốc sử và Hán văn bản quốc địa dư. Những phạm trù này được chia ra ở từng cấp học (bảng 1). Trong đó, Hán văn căn bản dạy học sinh cách sử dụng tiếng Hán, Hán văn kinh truyện là học Tứ Thư Ngũ Kinh toát yếu, Hán văn Bắc sử là học lịch sử Trung Quốc, còn nội dung Hán văn quốc sử và bản quốc địa dư là nói về lịch sử và địa lý của nước ta.
Bảng 1. Phân cấp học của năm phạm trù Hán văn thời kỳ Cải lương giáo dục
Phạm trù | Cấp học | Nội dung |
Hán văn căn bản | Ấu học | Ngữ nghĩa, văn pháp, văn thể, văn vận thông dụng về các lĩnh vực chính trị, luân lý, địa lý. |
Hán văn kinh truyện | Tiểu học và Trung học | Hán văn Tứ Thư,Hán văn Ngũ Kinh viết theo lối tiết lược, toát yếu |
Hán văn Bắc sử | Tiểu học | Lịch sử Trung Quốc |
Hán văn quốc sử | Ấu học, Tiểu học và Trung học | Ở Ấu học, môn này được dạy như một phần của Hán văn học chữ. Ở Tiểu học và Trung học, đây là môn độc lập với nội dung lịch sử quốc gia |
Hán văn bản quốc địa dư | Ấu học | Địa lý của quốc gia |
Hán văn căn bản: Giáo trình chủ yếu là 幼學漢字新書 Ấu học Hán tựtân thư (hình 2), bản R.561, Thư viện Quốc gia Việt Nam, do Hội đồng Tu thư (Dương Lâm, Thái tử Thiếu bảo Hiệp biện Đại học sĩ; Đoàn Triển, Thự Tuần vũ sung Thượng Thẩm viện nghị viên; Bùi Hướng Thành, Quang lộc tự khanh lĩnh Án sát sứ phụng biên; Đỗ Văn Tâm, Hiệp biện Đại học sĩ sung Bắc Kỳ Thống sứ phủ phó Giám đốc) hiệu đính, Hội đồng nghị học Đông Dương duyệt y. Bộ sách này được hợp thành từ 5 môn, đó là: 幼學漢字新書 Ấu học Hán tự tân thư; 修身倫理科 Tu thân giáo khoa thư; 南國地與幼學教科 Nam quốc địa dư Ấu học giáo khoa; 幼學政治事略教科書 Ấu học chính trịsựlược giáo khoa thư; 本國歷代史傳行事大略幼學科書 Bản quốc lịch đại sử truyện hạnh sự địa lược Ấu học khoa thư.
Hán văn bản quốc địa dư: Địa dư bản quốc ở cấp Ấu học được tiến hành giảng dạy bằng cả hai ngôn ngữ là Hán văn và Nam âm, những nội dung giảng dạy đơn giản và thiết dụng (giới thiệu cương giới Việt Nam, danh mục địa phương, danh sách quốc đô qua triều đại…). Giáo trình được sử dụng là 南國地與幼學教科 Nam quốc địa dư Ấu học giáo khoa do Bùi Hướng Thành phụng thảo.
Hán văn quốc sử: Ở cấp Ấu học, giáo trình được sử dụng là 本國歷代史傳行事大略幼學教科書 Bản quốc lịch đại sử truyện hạnh sự địa lược Ấu học khoa thư, với 3 nội dung chính là lịch địa quân vương, lịch đại anh hùng và lịch đại danh thần. Ở cấp Tiểu học, Phạm Huy Hổ biên tập cuốn 國史小學略編 Quốc sử tiểu học lược biên, nội dung gồm lịch sử nước ta từ thời Hồng Bàng đến năm Gia Long thứ 18. Ngoài ra, còn có 越史新約全編 Việt sử tân ước toàn biên do Hoàng Đạo Thành biên soạn. Ở cấp Trung học , do thời kỳ này trong các kỳ thi tốt nghiệp hay cuộc sống xã hội đều rất coi trọng Quốc sử, coi đó là một biểu hiện của lòng yêu nước, yêu đồng bào, nên học sinh được học nhiều giáo trình như 中學越史撮要 Trung học Việt sử toát yếu (in năm 1911); 改良蒙學國史教科書Cải lương mông học quốc sử giáo khoa thư; 越史三字新約全編 Việt sử tam tự tân ước toàn biên; 蒙學越史三字教書 Mông học Việt sử tam tự giáo khoa thư; 大越三字史附大越史記本紀 Đại Việt tam tự sử phụ Đại Việt sử ký bản kỉ; 安南出血史略 An Nam sơ học sử lược. Những bộ sách này đều được biên soạn theo hướng toát yếu, theo lối mới phân kỳ hoặc theo kiểu văn vần mỗi câu 3 -4 chữ.
Hán văn Bắc sử: Được học qua giáo trình 北史新刊全編 Bắc sử tân san toàn biên được Hội đồng Học vụ Bắc kỳ duyệt làm sách bậc Tiểu học. Ngoài ra, nội dung trong cuốn sách này còn được lấy làm nội dung trong các kỳ thi Hương, thi Hội ở trường thứ nhất trong đề văn sách. Bộ sách có nội dung lịch sử từ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế đến Thanh Quang Tự. Tác giả Liễu Giang cư sĩ đã kết hợp lối biên soạn cũ như biên niên, kể truyện, lấy sự kiện làm trung tâm trình bày và lối biên soạn mới là nhìn nhận mang tính hệ thống cao, tiến hành phân kỳ các giai đoạn lịch sử để làm ra bộ sách mang phong thái thời đại mới, nổi bật là phần tổng luận cho các thời kỳ.
Hán văn kinh truyện: Hán văn Tứ thư được giảng dạy và cũng là nội dung thi Tiểu học, Trung học, chuyển cấp cũng như trong các kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình. Bộ sách 小學四叔節略Tiểu học Tứ thư tiết lược do Đoàn Triển phụng biên, Đỗ Văn Tâm phụng nhuận chính được chọn làm bộ sách giáo khoa mang tính pháp định. Bộ sách này được chia làm cấp tổng quát (gồm 2 quyển, quyển 1: 大學 Đại học, 中庸 Trung dung, 論語Luận ngữ; quyển 2: 孟子 Mạnh Tử) và cấp thành viên (gồm 4 yếu tố thành viên: 小學大學節略 Tiểu học Đại học tiết lược , 小學中庸節略 Tiểu học Trung dung tiết lược, 小學論語節略 Tiểu học Luận ngữ tiết lược, 小學孟子節略Tiểu học Mạnh tử tiết lược). Đến Trung học , Hội đồng Tu thư đã cho biên soạn bộ sách 中學五經撮要 Trung học Ngũ kinh toát yếu do Dương Lâm, Nguyễn Trung Khuyến phụng soạn, Đỗ Văn Tâm phụng duyệt. Những tác giả tham gia biên soạn cuốn sách nhận thấy chương trình học “bấy giờ chỉ chuộng những gì thiết thời, thực dụng, vậy khi đã trở thành một phần của chương trình cải lương giáo dục đối với những văn chương kinh điển luân lý khi xưa chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, còn nếu ai muốn ngắm nhìn toàn bích thì mời xem nguyên tác”[12], vì bộ sách này đã được giản lược hết mức , ví dụ như Trung học Lễ ký toát yếu chỉ còn lại 10% so với nguyên tác.
Các cuốn sách thời kỳ cải lương giáo dục này đều có đặc điểm chung là nội dung, cách biên soạn và định dạng đã thay đổi theo thời gian, dựa trên các yếu tố văn hóa, chính trị và kinh tế của thời đại. Nội dung được chọn lọc và giản lược để học sinh có thể nắm bắt dễ dàng nội dung chính, cách biên soạn theo cách thức mới, làm tiền đề cho các sách giáo khoa hiện đại. Sách giáo khoa chữ Hán trong những năm 1906 -1919 đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo các thế hệ trẻ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những cuốn sách này cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều từ giới học thuật. Một số học giả cho rằng các sách giáo khoa chữ Hán thời kỳ này đã giúp giới thiệu các tác phẩm văn học, triết học và khoa học của các quốc gia khác cho độc giả Việt Nam. Một số học giả khác lại cho rằng các cuốn sách giáo khoa chữ Hán thời kỳ này có nội dung quá khô khan và khó hiểu. Hơn nữa, nội dung sách không đảm bảo thông tin chính xác và đầy đủ, đặc biệt là đối với những nội dung liên quan đến lịch sử và địa lý. Nhà văn Nguyễn Tường Tam cho rằng, các sách giáo khoa chữ Hán trong thời kỳnày có vai trò quan trọng trong việc giúp các học sinh hiểu rõ văn học, triết học và khoa học của các quốc gia khác, tuy nhiên nội dung của chúng thường bị lệch và không chính xác, đặc biệt là khi nói về lịch sử và địa lý [13].
3.3. Sách giáo khoa Hán văn tại Bán đảo Đông Dương những năm 1906-1919
Bán đảo Đông Đương gồm Việt Nam, Malays ia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia. Trong khu vực này, chỉ có Việt Nam thuộc “Vòng văn hoá chữ Hán”, chữ Hán được giảng dạy và sử dụng rộng rãi. Còn các quốc gia khác tuy có tồn tại nền giáo dục Nho giáo nhưng chủ yếu cho đối tượng là người Trung Quốc. Từ giữa thế kỷ XIX, trừ Thái Lan còn độc lập, các quốc gia khác lần lượt bị thực dân Pháp và Anh đô hộ. Trong đó, Campuchia, Lào và Việt Nam bị Pháp thống trị, gọi là “Đông Dương thuộc Pháp”. Myanmar, Malays ia bị Anh thống trị. Do bị hai quốc gia khác nhau thống trị nên chính sách giáo dục chữ Hán được áp dụng cũng khác nhau.
Từ năm 1906 đến năm 1919, giáo dục chữ Hán tại Malaysia và Myanmar đã có sự thay đổi đáng kể dưới sự can thiệp của thực dân Anh. Trước khi thực dân Anh đến, giáo dục chữ Hán tại hai quốc gia này được thực hiện bởi các trường học truyền thống của cộng đồng người Hoa. Tuy nhiên, sau khi thực dân Anh xâm chiếm, họ đã áp dụng các chính sách để đưa giáo dục chữ Hán vào hệ thống giáo dục công chúng. Điều này dẫn đến sự thay đổi đáng kểtrong các giáo trình chữ Hán được sử dụng.
Các giáo trình chữ Hán được sử dụng ở 2 thuộc địa của Anh tại Đông Dương chủ yếu dựa trên các tác phẩm văn học cổ điển của Trung Quốc như “Tam quốc diễn nghĩa” (三国演义), “Tây du ký” (西游记) và “Lão Tử” (老子). Các giáo trình này cũng có sự phản ánh của giáo dục chữ quốc ngữ đang được phát triển và khuyến khích bởi thực dân Anh.
Các giáo trình chữ Hán trong thời kỳ này cũng tập trung vào giảng dạy về văn hóa và lịch sử Trung Quốc, bao gồm các bài tập về ngữ pháp và viết chữ Hán. Tuy nhiên, giáo dục chữ Hán đã bị đánh giá thấp hơn so với giáo dục chữ quốc ngữ và các môn học khác. Do đó, số lượng học sinh và giáo viên theo giáo dục chữ Hán cũng giảm đáng kể. Các giáo trình chữ Hán tại Myanmar được sửa đổi để phù hợp với các nhu cầu giáo dục hiện đại hơn. Việc giảng dạy chữ Hán giảm dần trong những năm sau đó, khi giáo dục chữ quốc ngữ được đẩy mạnh.
Chịu sự thống trị của Pháp, giáo dục chữ Hán tại Lào là một phần của hệ thống giáo dục được Pháp xây dựng trong khu vực Đông Dương, chủ yếu được phát triển để đào tạo các quan viên trung cấp và cao cấp cho chính quyền Pháp. Điều này được thể hiện qua việc thành lập Trường Hán văn (École Chinoise) tại thủđô Vientiane vào năm 1906. Trường Hán văn Vientiane là một trường giáo dục chính quy và chuyên về giảng dạy chữ Hán và văn học Trung Quốc. Điều đáng chú ý là trường Hán văn Vientiane không chỉ dạy chữ Hán mà còn giảng dạy tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Lào. Điều này cho thấy giáo dục chữ Hán tại Lào trong thời kỳ này không phải là một ngành học độc lập mà nó được coi là một phần của hệ thống giáo dục đa ngôn ngữ và đa văn hóa được phát triển bởi Pháp.
Theo một số tài liệu lịc h sử, trường Hán văn Vientiane thời kỳ này đã sử dụng nhiều tài liệu giáo trình do Trung Quốc cung cấp, bao gồm các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc, như “SửKý” (史记), “Tang Thư” (唐书), “Đường Thư” (唐书), “Tạp ngâm” (杂言) và “Lục Vân Tiên”(陆文显), cùng với các tài liệu giáo trình về ngữ pháp và chữ viết Hán.
Ở Campuchia, các trường chữ Hán được thành lập để đào tạo các quan viên trung cấp và cao cấp cho chính quyền Pháp. Giáo dục chữ Hán được xem là một phần của việc giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa của Campuchia , vì chữ Hán đã từng được sử dụng để viết tài liệu quan trọng và tác phẩm văn học của Campuchia. Giáo trình chữ Hán ở Campuchia được lựa chọn chủyếu từ các tác phẩm văn học cổ điển của Trung Quốc. Điển hình là tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” (三国演义), “Hậu Hán thư” (后汉书), “Tương tư” (相思), “Tây du ký” (西游记), “Lão Tử” (老子), “Chu Tử” (楚辞), “Thi Kinh” (诗经). Các giáo trình này cung cấp cho học sinh kiến thức về văn học Trung Quốc, cũng như cách sử dụng chữ Hán trong việc viết văn.
Như thế, chính sách giáo dục của Anh áp đặt lên các nước thuộc địa là đồng đều, nhất quán. Đối với các khu vực thuộc địa của Pháp thì không như vậy. Pháp âm mưu có thể biến Việt Nam thành một bản sao của Pháp giữa lòng Đông Dương, nên “dập khuôn” chính sách giáo dục ở “nước mẹ” vào nền giáo dục của Việt Nam trước thời kỳ giáo dục cải lương. Nhưng, kết quả là thất bại thảm hại, vì không giống những nước khác ở Đông Dương, Nho giáo đã tồn tại lâu đời, ăn sâu vào gốc rễ tư tưởng của người dân Việt; phải có một chính sách giáo dục riêng, vì vậy cùng cần có giáo trình Hán văn mới cho những môn học đó.
4. Kết luận
Khi Pháp thực hiện chính sách thực dân hóa tại Việt Nam, chúng đã áp đặt hệ thống giáo dục của mình lên đất nước ta. Bên cạnh đó, các tư tưởng tiến bộ, cải cách đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là tư tưởng độc lập, dân tộc và tiến bộ. Các nhà cách mạng và giáo sư cải cách đã yêu cầu thay đổi nội dung giáo trình Hán văn, bao gồm cả sự phát triển của văn học, văn chương, lịch sử Việt Nam và các vấn đề chính trị, xã hội. Tuy người biết nói chữ quốc ngữ ngày càng nhiều, nhưng vẫn còn duy trì chế độ khoa cử chữ Hán, vì học sinh vẫn cần giấy chứng nhận. Do đó trong thời kỳ quá độ này, việc biên tập sách giáo khoa là một khâu cực kỳ quan trọng, phương hướng biên tập có nhiều thay đổi lớn. Trước kia, văn sử không phân và coi trọng kinh điển mà bỏ qua kiến thức khoa học. Nhưng sau khi cải lương giáo dục, bắt đầu xuất hiện lượng lớn sách giáo khoa theo từng môn (27 quyển, chiếm 47% tổng số giáo trình) và rất nhiều sách văn mẫu (18 quyển, chiếm 31,6% tổng số giáo trình). Thông qua nghiên cứu sách giáo khoa trong thời kỳ cải lương giáo dục của thực dân Pháp đối với đất nước ta, cùng với các nước thuộc bán đảo Đông Dương, mong rằng độc giả sẽ thấy được đặc điểm và vị thế của nền giáo dục Hán văn tại nước ta và Đông Dương lúc bấy giờ.
___________
1. Chính quyền Pháp gọi là “tái cơ cấu hệ thống giáo dục”. Bắt đầu từ năm 1906 và kết thúc năm 1919, đây được coi là giai đoạn đầu tiên của cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam, khi các trường học mới được thành lập và giáo viên được đào tạo theo phương pháp Tây phương. Giai đoạn này, nước ta cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều tạp chí văn hoá giáo dục giúp truyền bá kiến thức mới như Tiền Phong, ra số đầu tiên vào năm 1907, do Tôn Đức Thắng, Trần Huy Liệu, Phan Chu Trinh sáng lập, trở thành một trong những tờ báo uy tín và nổi tiếng nhất trong nước. Báo Nam Phong, ra số đầu tiên vào năm 1917, do Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh thành lập, trở thành một trong những tờ báo tiên phong trong việc phổ biến tri thức, văn học và nghệ thuật phương Tây cho người Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1] T. M. H. Tran,“The Movement of Educational Reform during the French Colonial Period and the Develop ment of English Curricu lu m at Indochina University (1906-1945),”Journal of Research and Development, vol. 2, no. 42, pp. 125-131, 2021.
[2] T. S. Le,“Reviewing the Basic Principles of Education in Vietnam from the Late 19th Century to the Early 20th Century,”Journal of Social Sciences and Humanities, no. 2, pp. 87-96, 2019.
[3] T . A. Tran,“Education reform during the French colonial period in Indochina (1897-1945),” Journal of History, no. 10, pp.46-53, 2019.
[4] T. H. Nguyen, “Preliminary survey of Vietnamese history Chinese Textbooks and Nanzi Textbooks from the late 19th century to the early 20th century,” HanNan Studies Announcement, pp. 484-500, 2007. [Online].
Available:http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1473&Catid=505.[Accessed Dec.1, 2022].
[5] V. C. Le, “Preliminary study on the system of Han script textbooks in the early 20th century educational reform p rogra m,”Conference of Young Researchers and Students in Social Sciences and Humanities 2015 – Interdisciplinary Research in Social Sciences and Humanities: Approaches from Theoretical and Practical Perspectives. Vietnam National University Press, Hanoi, 2015, pp. 534-548.
[6] T . L. D. Nguyen,“The Nam Am translation system of ‘Thien tu dich giai thu’ in Vietnam,” Hua Ha Cultural Forum, vol. 20, pp. 299-323, 2018.
[7] T . H. D. Le, Research on ‘Manh Hoc’ textbooks for high school. Social Sciences and Humanities University, Library Room, 2010, no. 561.
[8] T. H. Nguyen,“Aspect of Sino-Nôm Textbooks in the reforming confucian education during the frech domination,”Research and Development Journal, vol. 5, no. 88, pp. 22-38, 2011. [On line].
Available: https://vjol.info.vn/index.php/ncpt-hue/article/view/4562/5463.[Accessed Jan2, 2023].
[9] T. M. H. Nguyen, “Changes in the content of elementary school history textbooks in Vietnam from 1906 to 1919,” Journal of Social Sciences and Humanities, vol. 3, no. 23, pp. 39-46, 2019.
[10] State records and archive department of Vietna m, Vietnamese education during the colonial period, 2nd ed, National archives centre N1, Dan Tri publisher, 2021.
[11] V. K. Pha m,Chinese Textbook s in the educational reform program of 1906-1919. Vietnam National University Press, Hanoi, 2016.
[12] L. Duong, Zhongxue Wujing Cuoyao,1907, pp.2-4.
[13] T. T. Nguyen, “Chinese character textbooks in secondary schools,” Nam Phong magazine, no. 17, p. 75, 1933.
Nguồn: TNU Journal of Science and Technology; 228(08): 300-307
Ban Tu Thư (thanhdiavietnamhoc.com)
Download file (PDF): Giáo khoa Hán văn trong thời kỳ cải lương giáo dục tại Việt Nam và Đông Dương (1906-1919) – Tác giả: Nguyễn Thị Kim Phượng |