Giáo dục ở tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc (1895 – 1945)

Thời Pháp thuộc, Pháp đã áp dụng những chính sách về giáo dục cho miền núi nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng nhằm phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa. Giáo dục ở tỉnh Sơn La thời gian này có những thay đổi nhất định song cũng tồn tại nhiều hạn chế. Bài viết đề cập thực trạng giáo dục ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn này, từ đó đánh giá tác động của nền giáo dục đến kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc.

Xem chi tiết

Hiện trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển nghề gốm Mường Chanh – Mai Sơn – Sơn La

Gốm Mường Chanh là một sản phẩm kỹ nghệ thủ công truyền thống vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị văn hóa tộc người được nhân dân trong vùng và một số vùng lân cận ưa chuộng. Nghề gốm hiện nay cơ bản chưa được cải tiến từ kỹ thuật đến công nghệ sản xuất và đang có nguy cơ thất truyền. Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng và quy trình sản xuất gốm Mường Chanh chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển nghề gốm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái.

Xem chi tiết

Sự thay đổi về phong tục tập quán ở làng xã Bắc Kỳ thời Pháp thuộc

Bài viết phân tích một số thay đổi về phong tục tập quán ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ dưới tác động của chính sách cải lương hương chính thời kỳ Pháp thuộc trên các nội dung cưới hỏi, tang ma, khao vọng, khao lão, mua bán danh vị. Sự thay đổi đó là tích cực vì đã cắt giảm các khoản chi lãng phí, đặc biệt về ăn uống. Tuy nhiên, mục đích của chính sách cải lương hương chính của chính quyền Pháp không phải chỉ là để xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu mà còn là để chi phối và can thiệp.

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long

Các di sản văn hóa đều có giá trị đối với con người hiện tại và tương lai, do đó cần được bảo tồn và phát huy. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa với phát triển du lịch tại các di sản văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau. Di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long là một tài sản có giá trị lớn của nước ta. Phát triển du lịch văn hóa tại khu di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long là rất cần thiết không chỉ phát huy giá trị văn hóa của di sản văn hóa đó, mà còn làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch.

Xem chi tiết

Giá trị văn hóa của Thăng Long Tứ trấn

Thăng Long “Tứ trấn” (bốn ngôi đền bảo vệ) không chỉ là niềm tự hào của người dân vùng đất Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội nay, mà còn là điểm tựa tinh thần trong quá trình dựng nước và giữ nước của cả dân tộc suốt nhiều thế kỷ. Bốn ngôi đền với vai trò “tứ trấn” chưa xuất hiện ngay từ buổi đầu quy hoạch kinh đô Thăng Long mà lần lượt được hình thành qua thời gian. Chúng ta cần nhận thức rõ giá tri ̣văn hóa của Thăng Long tứ trấn và để hiểu rõ thêm về lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Xem chi tiết

Nạn cướp biển trên vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng dưới triều Nguyễn (1802- 1884)

Từ bao đời, cướp biển luôn là nỗi kinh hoàng của ngư dân khi ra khơi. Chúng không chỉ cướp bóc, giết người, gây ra bao thiệt hại về kinh tế mà còn là mối đe dọa đến an ninh chủ quyền quốc gia trên biển. Dưới triều Nguyễn, cướp biển xuất hiện trên vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng nhiều hơn, mức độ cướp phá trắng trợn và thường xuyên hơn. Để đối phó với lực lượng này, vương triều Nguyễn cùng với quân dân Quảng Nam – Đà Nẵng đã có những biện pháp hữu hiệu phòng chống nạn cướp biển, bảo vệ ngư dân

Xem chi tiết

Những biến động trong ngành khai mỏ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858

… Nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, triều Nguyễn – với những chính sách “trọng nông”, hạn chế sự phát triển của công, thương nghiệp đã cản trở sự phát triển nền kinh tế hàng hoá của đất nước, gây ra sự khủng hoảng xã hội trầm trọng, do đó việc mất nước vào tay thực dân Pháp là tất yếu! Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã đưa ra những căn cứ cho thấy, ngoài các chính sách trọng nông, triều Nguyễn trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX cũng rất quan tâm tới các hoạt động kinh tế khác, trong đó có hoạt động khai mỏ.

Xem chi tiết

Những người thầy ở làng xã Nghệ An xưa qua tư liệu Hán Nôm

Tại các thôn xã ở nhiều địa phương trong cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng, trường lớp được mở ra tương đối nhiều, thầy giáo là các vị quan về hưu, người đang làm quan nhưng tranh thủ lúc rảnh rỗi, người thi đỗ nhưng không ra làm quan, những ông đồ, ông Tú… Họ đem hết tài năng, tâm huyết truyền dạy cho các thế hệ học trò nơi bản quán và những vùng lân cận, góp phần đưa chữ Thánh hiền đến gần hơn với người dân. Điều đó được ghi chép khá chi tiết trong tư liệu Hán Nôm, hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Xem chi tiết

Đặc điểm Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840)

Dưới thời Minh Mạng, những tác động mạnh mẽ từ bối cảnh lịch sử và chính sách của triều đình đã làm cho Phật giáo Việt Nam phát triển với nhiều đặc điểm khác biệt so với các giai đoạn trước đó. Trên cơ sở phân tích, làm rõ đặc điểm Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng, bài viết tìm hiểu những tác động qua lại giữa chính sách của nhà nước với sự phát triển Phật giáo, từ đó góp phần làm rõ hơn đặc điểm của Phật giáo Việt Nam trong một giai đoạn và cung cấp các thông tin có thể hữu ích cho cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo có cơ sở tham chiếu trong việc quản lý các hoạt động của Phật giáo.

Xem chi tiết

Một tài liệu Châu bản về việc xin làm y sinh Thái Y Viện dưới đời vua Minh Mạng

Các thầy thuốc trong Thái Y Viện bất kể dưới triều nào cũng được tuyển chọn theo quy chế chặt chẽ. Tuy nhiên dưới đời Minh Mạng (1820-1840), Thái Y Viện triều Nguyễn lại nhận được một lá đơn của một vị thầy thuốc tự tiến cử mình và 4 người con, 1 người cháu xin vào làm tại Thái Y Viện. Thông qua việc tìm hiểu nguyên do xuất hiện lá đơn cũng như vì cớ gì mà người viết đơn không những không được thỏa ý nguyện mà còn bị vua Minh Mạng trách phạt, bài viết góp phần cung cấp thêm thông tin về hoạt động của Thái Y Viện triều Nguyễn.

Xem chi tiết

Thế giới thực vật trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt

Là một nước nhiệt đới, khí hậu gió mùa, đất nước Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng. Cây cối quanh năm tươi tốt, hoa trái đủ bốn mùa. Đặc điểm này khiến cho các loài thực vật trở nên gần gũi, gắn bó thiết thân với con người Việt Nam và được sử dụng làm chất liệu biểu trưng trong thành ngữ. Đây cũng là một phương diện thể hiện rõ nét dấu ấn văn hóa nông nghiệp trong thành ngữ tiếng Việt.

Xem chi tiết

Tư liệu lưu trữ về ấn đền Trần Nam Định

Từ những tư liệu để lại, nhất là trong hồ sơ lưu trữ thuộc Văn khố Hải ngoại của người Pháp, vào năm 1898, có 4 tấu của đền Trần, được phát ra để phòng bệnh tật và cầu sức khỏe. Tới đầu thế kỷ XXI, tâm lý của công chúng chuyển sang cầu công danh… Tuy nhiên, việc phát hành bản in ấn triện trong quá khứ không hề rộng rãi, chủ yếu gắn với đất tổ nhà Trần và để cầu sự tốt lành.

Xem chi tiết

Tiếp biến văn hóa Công giáo nhìn từ góc độ âm nhạc nhà thờ

Nhà thờ là một trong những thiết chế văn hóa đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn
hóa Công giáo. Đây không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo, mà còn
cung cấp cơ sở vật chất cho nhiều hoạt động liên quan đến âm nhạc. Bài viết đề cập quá trình
tiếp biến văn hóa Công giáo nhìn từ góc độ âm nhạc nhà thờ trên 3 phương diện: Nhà thờ –
Vùng văn hóa âm nhạc Công giáo; Đại phong cầm – Cây đàn biểu trưng của âm nhạc nhà thờ;
và Ma sœur – Người truyền bá âm nhạc…

Xem chi tiết

Tín ngưỡng thờ Bà Hỏa ở Nam Bộ

Ở Nam Bộ, tín ngưỡng thờ Bà Hỏa khá hiếm hoi trong cộng đồng người Việt, chủ yếu ở người Hoa như trường hợp thờ Huê Quang Đại Đế, vị thần của lò gốm. Tín ngưỡng thờ Bà Hỏa cũng có sự tiếp biến văn hóa từ thần lửa Agni của Bà La Môn giáo, để biến thành Huê Quang Đại Đế. Hoặc có giao lưu văn hóa tín ngưỡng Việt-Hoa (miếu Hỏa Đức Tinh Quân ở Vĩnh Kim), Việt-Hoa-Khmer (Hỏa Đức Tự ở Sóc Trăng).

Xem chi tiết

Một số đặc trưng trong Châu bản thời vua Bảo Đại

…Kết quả nghiên cứu cho thấy tài liệu Châu bản thời Bảo Đại có một số khác biệt so với các triều đại trước, thể hiện qua văn tự, chất liệu giấy, thể thức trình bày, loại hình văn bản, con dấu và cách thức ngự phê… Sự khác biệt này cho thấy ý định cải cách triều chính của vua Bảo Đại, người được đào tạo bài bản theo Tây học. Chỉ tiếc là những cải cách ấy không thể cứu nổi một triều đại rệu rã đã nằm gọn hoàn toàn trong tay thực dân Pháp.

Xem chi tiết

Thủ công nghiệp Đàng trong (thế kỷ XVII- XVIII) dưới chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn

Thủ công nghiệp Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn(1) mặc dù chưa phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả kinh tế cao, song đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII – XVIII. Từ một nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp, ở Đàng Trong đã xuất hiện những làng nghề lớn sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Sự phát triển của thủ công nghiệp Đàng Trong dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của các chúa Nguyễn đóng vai trò quan trọng. Bài viết dưới đây nhằm làm rõ hơn vấn đề này.

Xem chi tiết

Miền Đông Nam Bộ – Tổng quan về cơ cấu hành chính qua các thời kỳ lịch sử

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày khái quát quá trình biến đổi cơ cấu hành chính ở miền Đông Nam Bộ tương ứng với một số mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của vùng đất này. Đó là, miền Đông Nam Bộ trong cơ cấu hành chính phủ Gia Định (1698 – 1808), miền Đông Nam Bộ trong cơ cấu hành chính thành Gia Định (1808 – 1936), miền Đông Nam Bộ trong cơ cấu hành chính Nam Kỳ lục tỉnh (1836 – 1859), miền Đông Nam Bộ trong cơ cấu hành chính thời Pháp thuộc (1959 – 1945), miền Đông Nam Bộ trong cơ cấu hành chính thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975), miền Đông Nam Bộ trong cơ cấu hành chính từ sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất đến nay….

Xem chi tiết

Kỹ năng viết và ngôn từ trong các loại bài viết khoa học bằng tiếng Anh

Cuộc tranh luận về nghiên cứu khoa học viết bằng tiếng Anh theo thể chủ động (Active Voice) hay thụ động (Passive Voice) vẫn chưa ngã ngũ. Và, viết bài báo khoa học để được chấp nhân cho công bố trên một trong các tạp chí chuyên ngành nổi tiếng và có uy tín trên thế giới thực sự không hề dễ chút nào. Ngay cả tác giả mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ cũng cảm thấy khó. Điều quan tâm muốn nói, trong khoa học nếu bài báo không thể hiện xuyên suốt hai tiêu chuẩn vàng để được đánh giá “well-written”là tính đơn giản (simplicity) và trong sáng (Clarity), không tuân thủ cấu trúc “IMRAD” (Introduction – Method – Result – Discussion),…

Xem chi tiết

Mô hình trường đại học sáng tạo trong thế kỷ XXI

… Mô hình trường đại học sáng tạo được thể hiện với năm đặc trưng, đó là: Giá trị quản lý cốt lõi mạnh mẽ; Mối quan hệ bên ngoài nhà trường phát triển; Nguồn tài chính đa dạng; Trung tâm học thuật vững chắc và Văn hóa kinh doanh tích hợp. Đặc biệt, bài báo cho rằng để trở thành trường đại học sáng tạo, bản thân các trường đại học cần phải suy nghĩ lại vai trò và vị trí của họ trong các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao kiến thức và quản lý.

Xem chi tiết

Dấu tích địa điểm vua Duy Tân bị Pháp bắt từ góc nhìn của người nghiên cứu điền dã

…Về địa điểm vua Duy Tân bị bắt, theo các nguồn tài liệu trước đây phần lớn khẳng định là phía sau đàn Nam Giao mà cụ thể là tại chùa Thuyền Tôn. Bằng việc đi tìm những dấu tích địa điểm vua Duy Tân và các lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chọn làm nơi trú ẩn trước khi bị Pháp bắt qua tài liệu nghiên cứu điền dã, tác giả bài viết mong muốn góp thêm những cứ liệu cụ thể nhằm xác định vị trí một cách chính xác để tránh sự nhầm lẫn về một sự kiện lịch sử quan trọng này.

Xem chi tiết