Nghệ thuật trang trí trên áo long cổn trong lễ tế Nam giao của Vua triều Nguyễn

 Áo Long Cổn là tên một loại trang phục của vua triều Nguyễn. Trang phục được sử dụng trong quá trình làm lễ tế trời đất, cầu cuộc sống no đủ, mưa thuận gió hòa cho muôn dân ở đàn Nam Giao, địa phận xã Dương Xuân, phía Nam kinh thành Huế. Các hoa văn, hình tượng, màu sắc, chất liệu của trang phục được khoác lên người vua Nguyễn, đứng giữa không gian bao la của trời đất, đàn tế đã đem lại giá trị văn hóa, tinh thần, nghệ thuật vô cùng to lớn. Đó là sức mạnh uy quyền của một người đứng đầu thiên hạ, một bậc thiên tử, chí tôn. Đồng thời cũng đánh dấu giá trị thẩm mỹ của triều đại nhà Nguyễn trong tiến trình lịch sử phát triển trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam.

Xem chi tiết

Tiếp biến, một phương thức sáng tạo văn hóa

… Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cũng quan tâm đến vấn đề này và đưa ra nhiều luận giải khác nhau. Tựu chung lại, tiếp biến văn hóa là sự thay đổi mô thức văn hóa của một hay các nền văn hóa qua quá trình tiếp xúc lâu dài. Sự biến đổi đó có thể hiểu như một phương thức sáng tạo văn hóa. Bài viết tổng hợp các quan điểm cơ bản về vấn đề này trên thế giới và Việt Nam để có cái nhìn tổng thể về phương thức sáng tạo trong tiếp biến văn hóa.

Xem chi tiết

Một số loại hình tín ngưỡng tiêu biểu của người Hoa ở Hội An, Quảng Nam

Người Việt gốc Hoa (cùng gọi là người Hoa) có mặt ở thành phố Hội An tương đối sớm và hiện nay đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng trong cơ cấu thành phần dân cư nơi đây. Cùng với quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng, người Hoa tại Hội An đã tạo dựng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhiều loại hình tín ngưỡng độc đáo, đặc sắc. Trong đó, những loại hình tín ngưỡng gắn với quy mô và sinh hoạt cộng đồng được coi là một phương diện quan trọng tạo nên bản sắc tín ngưỡng của cư dân tại địa phương này. Đây là nội dung chính được chúng tôi đặt ra và giải quyết trong bài báo này.

Xem chi tiết

Định chế tước phong thời Lê Sơ và vai trò của bộ lại trong việc ban phong tước vị

 Tước vị là một tiêu chí để phân biệt đẳng cấp quan lại và người hoàng tộc, nhà Lê Sơ dựa trên tiêu chí “thân – sơ” của huyết thống hay nhiều – ít của công lao để ban phong và đặt ra những định chế nghiêm ngặt trong việc phong tặng. Một trong những chức năng của Lại Bộ là xem xét việc phong tước – điều này được Phan Huy Chú khẳng định trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí, đây có thể xem là một trong những căn cứ chính để các nhà nghiên cứu sau Phan Huy Chú cũng như sử gia đương đại tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của Bộ Lại…

Xem chi tiết

Về bốn chữ Hán trên đỉnh đồng chúc thọ vua Khải Định

Bài viết trình bày ý kiến của tác giả tham gia vào cuộc tranh luận về câu chúc thọ khắc trên
chiếc đỉnh mừng thọ vua Khải Định hiện trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Theo tác
giả, cụm từ ấy phải đọc từ phải qua trái (theo vị trí người nhìn, đọc) vòng theo thân đỉnh là “Xuân
thu đỉnh thịnh” (nghĩa là tuổi tác đang độ dồi dào, sung mãn), chứ không thể đọc là “Xuân thu
thịnh đỉnh” như cách ghi trên tấm biển giới thiệu của Bảo tàng đã viết, làm cho câu chúc thọ mang
ý nghĩa không rõ ràng. Nên chăng, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cần sửa lại tấm biển giới
thiệu hiện vật cho đúng với ý nguyện của những người đã tạo tác nên chiếc đỉnh mừng thọ này?

Xem chi tiết

Nghề thổ cẩm trong đời sống của người Ê Đê ở Đắk Nông

Dệt thổ cẩm được xem là một trong những nghề thủ công truyền thống của người Ê Đê
nói riêng và của các tộc người thiểu số ở khu vực Đắk Nông nói chung; và là nghề phụ trong hoạt động kinh tế của các tộc người này. Đây là nghề thủ công dành cho nữ giới trong cộng đồng. Sản phẩm làm ra được sử dụng trong gia đình, hoặc làm quà tặng trong các dịp lễ hội của cá nhân, của cộng đồng. Tuy là nghề phụ, không đem đến nguồn thu nhập chính cho gia đình và cộng đồng, nhưng nghề dệt thổ cẩm đã và đang có những vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Ê Đê ở Đắk Nông.

Xem chi tiết

Nghiên cứu, biên soạn Bách khoa toàn thư ẩm thực Việt Nam

Trong Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư (BKTT) Việt Nam, ẩm thực thuộc Quyển 36. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng BKTT về ẩm thực nên khi triển khai, cần tham khảo cách thực hiện của một số nước trên thế giới. Để nghiên cứu và biên soạn, cách tiếp cận liên ngành, tiếp cận tổng hợp, cùng với phương pháp tổng quan tài liệu và phương pháp chuyên gia được chú trọng. Sau khi xác định mục từẩm thực theo vùng văn hóa và theo hệ thống chuyên ngành, có 378 mục từ được đề xuất biên soạn, sắp xếp theo 6/7 loại hình do Ban Chỉ đạo Đề án biên soạn BKTT Việt Nam hướng dẫn. Việc lựa chọn mục từ còn được dựa trên các nguyên tắc của Ban Chỉ đạo.

Xem chi tiết

Lễ mãn tang của người Tày ở Đắk Lắk

Nghi lễ tang ma là nghi lễ tiêu biểu trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Tày, phản ánh những giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, nhân sinh quan, thế giới quan của tộc người. Lễ mãn tang là một trong những nghi thức hoàn tất việc tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên trong quy trình tổ chức đám tang cho người chết của người Tày. Mặc dù sinh sống ở vùng đất mới, nhưng lễ mãn tang của người Tày di cư đến Đắk Lắk vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.

Xem chi tiết

110 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh ở Việt Nam – Thành tựu và triển vọng

Di tích Sa Huỳnh được biết đến lần đầu từ khá sớm, từ năm 1909, một người Pháp tên là M. Vinet đã có một thông báo ngắn và nhanh nhất về sự có mặt của di tích Sa Huỳnh trong tập san của trường Viễn Đông Bác cổ tập 9, xuất bản tại Hà Nội. Ông miêu tả: “một kho chum gốm có khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven biển vùng Sa Huỳnh”…

Xem chi tiết

Cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) qua tư liệu của Paul Doumer

Cầu Hàm Rồng là công trình giao thông đường bộ kỳ vĩ nhất được xây dựng ở Thanh Hóa, dưới sự chỉ đạo thi công của người Pháp. Cây cầu “gồm một nhịp vòm, sải dài 160 mét” (Paul Doumer 2017) nối liền đôi bờ sông Mã không chỉ có vị thế rất quan trọng với mạng lưới đường bộ, đường sắt Thanh Hóa mà còn là thành tựu nổi bật về giao thông của Toàn quyền Đông Dương với khu vực Bắc Trung Bộ đầu thế kỷ 20.

Xem chi tiết

Diện mạo cộng đồng ngư dân Sông Đốc

Bài viết này tập trung miêu tả diện mạo cộng đồng ngư dân Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) để góp phần tìm hiểu các cộng đồng ngư dân ven biển Nam Bộ hiện nay. Thực hiện bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, theo hai hướng tiếp cận điền dã dân tộc học cũng như phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu. Ngoài ra, quan điểm tiếp cận cộng đồng là quan điểm chính của bài viết. Quan điểm này giúp chúng tôi đánh giá một cách khách quan về hiện trạng, hướng phát triển của cộng đồng này.

Xem chi tiết

Tri thức địa phương của các tộc người thiểu số khu vực Đông Nam Bộ – Nhìn từ nguồn lực phát triển

…Ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã có vai trò quan trọng dẫn đến những thay đổi của đời sống xã hội nhưng các nhà nghiên cứu, nhà quản lý cộng đồng dân cư vẫn cho rằng, kho tàng tri thức đó vẫn đã và luôn có giá trị. Trên cơ sở những tư liệu thu thập được, bài viết chủ yếu phân tích vai trò của tri thức địa phương như một nguồn lực phát triển ở khu vực Đông Nam Bộ.

Xem chi tiết

Từ tín ngưỡng thờ “Pụt” trong văn hóa người nguồn nghĩ về dấn ấn Phật giáo ở Tây Quảng Bình

…Phía Tây Quảng Bình là nơi cư trú của những tộc người [ethnic] Bru nói ngôn ngữ Mon-Khmer (gồm các nhóm địa phương [local group]: Bru Khùa, Bru Trì, Bru Macoong), có mối quan hệ không tách rời với các tộc người nằm sâu trong đất Lào và tộc Chứt thuộc gia đình ngôn ngữ Việt-Mường (với nhiều nhóm địa phương khác nhau như Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng…); thấp hơn về phía Đông là vùng cư trú của người Nguồn, mà nguồn gốc của họ vẫn đang thảo luận chưa ngã ngũ trong giới khoa học…

Xem chi tiết

Văn học dân gian của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa – Những tiếp cận bước đầu

Trong quá trình hình thành và phát triển, tộc người Thái ở huyện Quan Sơn đã sáng tạo nên những giá trị độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa tộc người. Trong đó, văn học dân gian là bộ phận chiếm số lượng lớn, với nhiều thể loại khác nhau: truyện kể dân gian, truyện thơ, tục ngữ, dân ca,…Người ta tìm thấy ở văn học dân gian, đời sống tinh thần của người Thái với những quan niệm, cách nhìn về thế giới, con người và xã hội thời bấy giờ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi bước đầu nghiên cứu về văn học dân gian của người Thái ở Quan Sơn.

Xem chi tiết

Khám phá những ngôi chùa độc đáo ở Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi hội tụ nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên nét văn hoá đa dân tộc đặc sắc. Hệ thống các chùa chiềng mang nét văn hoá của dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cũng theo đó mà được xây dựng khang trang, uy nghi thể hiện niềm tin, tín ngưỡng của các Phật tử. Mỗi chùa có một sắc thái, phong cách đặc sắc riêng mang nét đặc trưng của dân tộc. Đã từ lâu, một số ngôi chùa ở Sóc Trăng là điểm đến không thể thiếu của du khách gần xa. Trong đó, Chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét, chùa Kh’ leng là bốn ngôi chùa nổi tiếng nhất mà bất cứ ai khi đến Sóc Trăng cũng phải ghé qua một lần…

Xem chi tiết

Ảnh hưởng của khí hậu đối với các nền văn minh trong lịch sử

Môi trường, khí hậu và điều kiện tự nhiên luôn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các xã hội và các nền văn minh trong lịch sử. Khí hậu và điều kiện tự nhiên có thể tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng những cách khác nhau đến sự hưng suy của các xã hội và các nền văn minh. Khí hậu đã viết lịch sử như thế nào? Bằng phương pháp tiếp cận của lịch sử môi trường (một tiểu chuyên ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh trong lịch sử), bài viết bước đầu giới thiệu khái quát về vai trò và những ảnh hưởng của khí hậu đối với các xã hội và các nền văn minh trong lịch sử.

Xem chi tiết

Dư luận xã hội: Lý thuyết truyền thông và cơ chế hình thành

Các lý thuyết truyền thông nhấn mạnh vai trò của truyền thông đối với sự hình thành dư luận xã hội (DLXH). Cơ chế truyền thông cho biết DLXH hình thành trong quá trình thông tin từ người này đến người người khác. Thuyết chức năng và cơ chế giải quyết vấn đề cho biết DLXH xuất hiện và biến đổi trong quá trình giải quyết vấn đề. Do vậy, để định hướng DLXH, truyền thông cần cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để DLXH có thể tập trung vào bàn luận và đề xuất cách giải quyết cần thiết cho những vấn đề đặt ra.

Xem chi tiết

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc

Khu du lịch Hồ Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng hiện nay chưa phát triển xứng với tiềm năng của nó. Kết nghiên cứu điều tra 200 khách du lịch, phân tích hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng của 8 yếu tố đến sự phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc bao gồm: Cảnh quan; cơ sở hạ tầng; phương tiện thăm quan; các dịch vụ; khách sạn, nhà nghỉ; trật tự và an toàn xã hội; hướng dẫn viên du lịch; giá dịch vụ. Trong đó có 5 yếu tố cần có các giải pháp tháo gỡ là: Kiến trúc cảnh quan, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường phương tiện thăm quan, phát triển đa dạng các dịch vụ, tăng cường số lượng và chất lượng khách sạn, nhà nghỉ thì Khu du lịch Hồ Núi Cốc sẽ phát triển.

Xem chi tiết

Thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa

…Trên cơ sở nghiên cứu về chữ “quân” trong An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký và các thư tịch cổ như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư… bài viết kết luận danh xưng Thanh Hóa ra đời vào năm 1029 (niên hiệu Thiên Thành thứ 2, triều vua Lý Thái Tông). Đồng thời, căn cứ thêm vào thông lệ thời gian tiến hành các công việc trọng đại của triều đình thời quân chủ và lịch biểu, tác giả bài viết dự đoán ngày ra đời danh xưng Thanh Hóa có thể lựa chọn trong các ngày từ mồng 2 tháng 5 (tức ngày 18 tháng 7 năm 1029) đến ngày 14 tháng 5 (tức ngày 30 tháng 7 năm 1029) năm Kỷ Tỵ.

Xem chi tiết

Tiêu cực và chống tiêu cực trong thi cử dưới triều Nguyễn

…Hình thành khi chế độ phong kiến ở Việt Nam đã đi vào thoái trào, khi nền giáo dục Nho học đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém khó có thể cứu vãn, triều Nguyễn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, mà tiêu cực trong thi cử là một trong số đó. Dù triều Nguyễn đã đưa ra các biện pháp hòng cứu vãn, song các hiện tượng tiêu cực vẫn không ngừng bộc phát, như hệ quả tất yếu của những yếu kém trên lĩnh vực chính trị – kinh tế – xã hội – giáo dục dưới thời Nguyễn. Bài viết sẽ tập trung phản ánh thực trạng tiêu cực và chống tiêu cực trong thi cử dưới triều Nguyễn, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác thi cử ở Việt Nam hiện nay.

Xem chi tiết