Sự tác động của khu vực và quốc tế đối với văn học vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII

Vùng Thuận Quảng có một vai trò và ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử, tư tưởng, văn hóa và văn học Việt Nam. Nằm ở vị trí của sự giao lưu quốc tế, Thuận Quảng trở thành cửa ngõ tiếp thu những tư tưởng của thời đại, tiếp nhận và lựa chọn những tư tưởng phù hợp để làm phong phú nền văn hóa, tư tưởng của dân tộc Việt, đặc biệt là tạo nền tảng cho sự hình thành loại hình tác giả và thể loại mới tiên phong trong nền văn học Việt Nam. Bài viết này đánh giá sự tác động của khu vực và quốc tế đến hệ tư tưởng vùng Thuận Quảng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học Việt Nam.

Xem chi tiết

Tiếp cận công tác bảo tồn di sản văn hoá thị trấn cổ Vigan qua các văn bản pháp lệnh của chính quyền sở tại

Nhận thức được tầm quan trọng của các di sản văn hóa và các di tích lịch sử đối với việc giáo dục thế hệ trẻ; trong công tác bảo tồn, rất nhiều quốc gia đã và đang đưa ra những chính sách đúng đắn với các hành động khoa học và thiết thực nhằm trùng tu và bảo tồn thành tựu chung của văn minh nhân loại tại chính đất nước sở tại. Bài viết tiếp cận trường hợp Phillipines ở một số vấn đề liên quan đến công tác bảo tồn và trùng tu di sản thị trấn cổ Vigan qua nguồn tư liệu gốc là các văn bản pháp lệnh của chính quyền Thành phố Vigan công bố…

Xem chi tiết

Vai trò của Hội An với con đường tơ lụa trên biển (Từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)

Con đường tơ lụa trên biển được xem là khởi đầu cho mọi con đường thương mại hàng hải quốc tế, không chỉ có ý nghĩa về giao thương; con đường tơ lụa trên biển còn là nền tảng cho những khám phá, hiểu biết mới của con người về các vùng đất, địa lý, tự nhiên, chính trị, xã hội của các khu vực trên thế giới. Với vị trí quan trọng về chính trị, văn hóa; từ rất sớm, thương cảng Hội An (Việt Nam) đã dự phần và có vai trò quan trọng trên tuyến đường huyết mạch này. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ về sự ra đời cũng như vai trò của Hội An với con đường tơ lụa trên biển từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII.

Xem chi tiết

Bảo tồn di sản đô thị: Tiếp cận từ thích ứng (Điển cứu trường hợp Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh)

Sài Gòn-TP.HCM và di sản đô thị còn tồn tại, bên cạnh là động lực cho sự phát triển kinh tế địa phương còn là nơi lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ đóng vai trò gắn kết cộng đồng. Tuy vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gia tăng, nguy cơ các di sản bị tàn phá ở tầm mức đáng báo động. Bài viết tiếp cận bảo tồn ở góc độ thích ứng cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của thích ứng và xây dựng đô thị thích ứng có thể mang đến những triển vọng to lớn cho công tác bảo tồn, hướng đến phát triển bền vững đô thị.

Xem chi tiết

Quản lý, bảo tồn di sản văn hóa và sự kết nối, phát triển du lịch Việt Nam – Asean bền vững trong thời đại số

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra những nguy cơ, thách thách đối với tài nguyên DSVH cũng như công tác quản lý, bảo tồn DSVH của Việt Nam và ASEAN, mối quan hệ biện chứng giữa quản lý, bảo tồn di sản văn hóa (DSVH) và phát triển du lịch bền vững; từ đó xây dựng một số giải pháp kết nối DSVH, phát triển du lịch ASEAN bền vững trong thời đại số…

Xem chi tiết

Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Po Sah Inư

Po Sah Inư là một trong ba nhóm đền tháp Chăm thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, có niên đại sớm từ đầu thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ IX. Đây là một trong những nhóm đền tháp cổ kính nhất ở Bình Thuận (trong phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai ở Bình Thuận còn có tháp Podam (Pô Tằm) ở huyện Tuy Phong và nhóm tháp Làng Gọ ở xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc) là những nhóm đền tháp cổ của vương quốc Chămpa còn lại cho đến ngày nay ở miền Trung Việt Nam.

Xem chi tiết

Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn – Thực trạng, giải pháp và hướng bảo tồn

Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn là những đồ sơn có giá trị thẩm mỹ độc đáo. Trải qua hơn một thế kỷ, sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí vẫn tồn tại, có tính dân dã và tính tâm linh. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa nhân văn Chân – Thiện – Mỹ. Những sắc màu cổ kính của chất liệu sơn truyền thống hòa quyện với hoạ tiết trang trí biểu hiện rõ nét trên các công trình kiến trúc, mỹ thuật cung đình thời Nguyễn điển hình như Điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hưng Miếu, Hiển Lâm Các và một số lăng tẩm khác…

Xem chi tiết

Thái Y viện triều Nguyễn – Đỉnh cao trong lịch sử phòng, chữa bệnh, tổ chức và đào tạo lương y Việt Nam thời quân chủ

Thái Y viện ở Việt Nam ra đời vào thời vua Lý Thần Tông (1128–1138) và được phát triển qua triều Trần, Hồ, Lê, thời chúa Nguyễn và Tây Sơn. Tuy nhiên, dưới triều Nguyễn, kể từ năm thành lập 1804 đến năm 1945, Thái Y viện đã trở thành một tổ chức Y Dược cho triều đình hoàn chỉnh nhất. Thái Y viện là nơi quy tụ nhiều thầy thuốc giỏi khắp cả nước về Kinh đô Huế để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho hoàng gia và triều thần, là nơi truyền nghề để lại nhiều bài thuốc giá trị, nhiều danh y nổi tiếng mà hậu thế đang kế thừa. Trong quá khứ và hiện nay, Huế, với một vị thế quan trọng trong lịch sử phát triển ngành Y Dược học Việt Nam, xứng đáng là Trung tâm Y tế chuyên sâu của đất nước.

Xem chi tiết

Đội ngũ sáng tác của bộ phận văn học hoàng tộc thời Nguyễn

 Văn học nói chung và thi ca nói riêng vào thời Nguyễn phản ánh những thành tựu rực rỡ, tiêu biểu cho truyền thống văn chương chữ Hán của Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Bài viết tập trung khái quát về thời đại nhà Nguyễn qua mấy nét chính về chính trị, xã hội; tổng lược về diễn trình văn học của thời đại này; đặc biệt là miêu thuật về tình hình đội ngũ sáng tác, tác phẩm của dòng văn chương hoàng tộc thời Nguyễn, một đối tượng nghiên cứu mà từ trước đến nay ít được chú ý.

Xem chi tiết

Quốc Tử Giám: Từ Hà Nội đến Huế và một số biện pháp nhằm phát huy giá trị di tích

Từ năm 1788, dưới triều đại nhà Tây Sơn, Huế trở thành kinh đô của cả nước và từ đó, Huế không chỉ là nơi quy tụ nhân tài mà còn là điểm hội tụ nhiều giá trị văn hoá của ba miền đất nước từ kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc đến lễ hội, ẩm thực… Một trong những điểm hội tụ đặc biệt về văn hoá – giáo dục đó là việc vua Gia Long sau khi thành lập triều Nguyễn (1802), đã quyết định xây dựng Quốc Tử Giám thứ hai của đất nước tại kinh đô Huế vào tháng 8 năm 1803. Bài báo này góp phần làm sáng rõ quá trình hình thành và phát triển của Quốc Tử Giám (từ Hà Nội vào Huế) cũng như đề xuất một số biện pháp để phát huy giá trị di tích trong thời điểm hiện nay.

Xem chi tiết

Một số hoạt động phát triển tư duy phản biện trong dạy học học phần “giao thoa văn hóa”

Việc phát triển kĩ năng tư duy phản biện (TDPB) đã và đang được ưu tiên trong giảng dạy tại Việt Nam trong những năm gần đây. Đặc biệt, quá trình giáo dục đại học và sau đại học đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển tư duy độc lập, kĩ năng sáng tạo cũng như khả năng linh hoạt của người học trong môi trường đa văn hóa. Kĩ năng TDPB được các nhà nghiên cứu như Davidson (1998), Connolly (2000), hay Sun (2011) [1], [2], [3],… nhấn mạnh là một năng lực quan trọng của người học.

Xem chi tiết

Một số nghiên cứu về vấn đề dạy học theo quan điểm kiến tạo

… Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu dùng khái niệm quan điểm kiến tạo, tư tưởng kiến tạo, lí thuyết kiến tạo và giữa chúng có sự phân biệt rất mong manh cần lưu ý… Vì vậy, khi vận dụng quan điểm kiến tạo, chúng tôi chủ yếu đặt nó vào vị trí quán triệt những nội dung cơ sở của lí thuyết và tư tưởng kiến tạo trong quá trình dạy học.

Xem chi tiết

Khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống vào dạy học lịch sử địa phương tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Bài viết tập trung nghiên cứu việc khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa (GTVH), lịch sử truyền thống trên địa bàn huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) nhằm góp phần bảo tồn, lưu giữ những GTVH truyền thống, phát huy giá trị các di tích lịch sử và di tích danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện thông qua quá trình giáo dục, dạy học lịch sử địa phương, giúp người dân cũng như học sinh luôn tự hào và tin yêu mảnh đất quê hương.

Xem chi tiết

Một cách viết lịch sử văn học Pháp thời đương đại

Việc viết lại giáo trình đối với lịch sử văn học Việt Nam đặt ra câu hỏi là tại những quốc gia có truyền thống văn học như Pháp, giáo trình lịch sử văn học đã thay đổi như thế nào so với trước kia. Nghiên cứu tiến hành khảo sát, so sánh, phân tích bộ Lịch sử văn học của nhóm giáo sư in năm 2006 tại PUF với bộ sách giáo trình đại học quen thuộc của G. Lanson (1894). Đây là bộ sách của nhà xuất bản chuyên về sách đại học của Pháp…

Xem chi tiết

Thực trạng tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Định hiện nay (1)

Bài viết dựa trên những tư liệu điều tra điền dã nhân học năm 2019-2020 của tác giả để làm rõ vấn đề về Thực trạng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Nam Định trong bối cảnh xã hội đương đại. Tín ngưỡng thờ Mẫu đang ngày càng phát triển, nhất là từ khi được UNESCO công nhận Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Nhiều điện thờ tư nhân được lập ra; đền, phủ sửa sang mới, hầu đồng nở rộ khắp nơi…

Xem chi tiết

Ngôn ngữ và chính trị: Các bàn thảo về quốc văn của Phạm Quỳnh trên Nam Phong tạp chí

Bài viết phác thảo bối cảnh lịch sử của những thảo luận của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí, từ đó làm rõ vị trí của quốc ngữ trong mối quan hệ với vấn đề quốc học mà Phạm Quỳnh coi đây là tâm điểm trong dựa án văn hóa của mình; đồng thời chỉ ra được mối liên hệ giữa ngôn ngữ với vận mệnh đất nước và tầm quan trọng của việc phải giữ gìn vốn tiếng nói của dân tộc trong dự án chính trị của ông.

Xem chi tiết

Chức năng tương tế của đình trong bối cảnh đô thị hóa ở Bình Dương

Bài viết này tìm hiểu mối quan hệ giữa đình với người cúng đình nhằm giải thích sự tồn sinh của đình trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. Sử dụng cách tiếp cận Nhân học và nguồn tư liệu điền dã tại một số ngôi đình ở thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và thị xã Tân Uyên, bài viết phát hiện và phân tích sự biến đổi chức năng tương tế của đình ở các điểm dân cư có mức độ đô thị hóa khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa đình với người cúng đình thông qua lễ bái quan hiện vẫn còn duy trì đầy đủ, đảm bảo chức năng tương tế tại các đình được khảo sát.

Xem chi tiết

Đóng góp của Chương Dụng vào nghiên cứu lịch cổ Việt Nam

Chương Dụng là người Trung Hoa được sinh ra ở Anh (1911) và được học thành tài tại Đức (1929-1936). Ông tới Hà Nội (1938) đọc sách ở Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, ông đã đọc cuốn lịch cổ của Việt Nam là Bách trúng kinh A2517 (nay đã thất lạc) và viết ngay bài “Việt lịch sóc nhuận khảo”. Năm 1939, Chương Dụng đi Hương Cảng (một nhượng địa thuộc Anh) chữa bệnh, rồi mất tại đó. Ông còn kịp gửi bài báo trên cho tạp chí Tây Nam Nghiên cứu để xuất bản vào số 01 năm 1940.

Xem chi tiết

Vài nét về văn hóa Núi Cấm

Núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) với độ cao 716m là ngọn núi cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là điểm du lịch thu hút hàng đầu ở tỉnh An Giang, mỗi năm đón hàng triệu lượt khách hành hương và ngoạn cảnh. Qua bao thế hệ cư dân đã tìm đến đây chinh phục ngọn núi này để lập nghiệp, Núi Cấm trở thành nơi gắn liền với nhiều huyền thoại, sự kiện, nhân vật… để trở thành một hiện tượng văn hóa độc đáo ở vùng biên giới Tây Nam. Bài viết này giới thiệu một số nét đặc thù trong đời sống văn hóa của cư dân Núi Cấm xưa và nay.

Xem chi tiết

Từ và thuật ngữ chưa đúng

Trong bài viết này, tác giả nêu lên và phân tích một số từ, thuật ngữ được dùng phổ biến trên truyền thông mà nghĩa đích thực của chúng lại không phải là nghĩa mà tác giả muốn diễn đạt hoặc không khớp với định nghĩa của giới chuyên môn. Thực tế này dẫn đến cùng một diễn đạt có thể hiểu theo những cách khác nhau. Từ đó, có độ sai lệch về nghĩa của các từ và thuật ngữ gây nên sự hiểu nhầm, làm giảm sự trong sáng của tiếng Việt.

Xem chi tiết