Dự báo XU HƯỚNG PHÂN BỐ LAO ĐỘNG ở khu vực nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2019 – 2025

Bài viết sử dụng các phương trình dự báo việc làm trong các ngành kinh tế theo phương pháp hồi quy OLS để dự báo số lượng lao động có việc làm theo giới tính, nhóm tuổi, ngành, nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hình thức sở hữu, vị thế công việc; từ đó tìm ra xu hướng việc làm và phân bố lao động ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019-2025…

Xem chi tiết

Nhận thức về BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU của người dân Thành phố Hồ Chí Minh

Nhận thức nói chung và nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH) nói riêng đóng vai trò quan trọng, chi phối thái độ và hành vi của người dân và cộng đồng tham gia ứng phó BĐKH. Từ nhận thức tốt, có thể sẽ có thái độ, hành vi tích cực và ngược lại. Người dân trên địa bàn huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh nhận thức được những tác động tiêu cực của BĐKH đối với cuộc sống và gia đình của họ. Từ đó, người dân cũng thấy được trách nhiệm của mình cũng như cộng đồng trong việc tham gia ứng phó với BĐKH.

Xem chi tiết

Vai trò của ĐÁNH BẮT THỦY SẢN đối với người KHƠ MÚ ở Nghệ An

Ở Nghệ An, Khơ Mú là tộc người cư trú lâu đời tại các vùng miền núi của tỉnh. Hoạt động sinh kế của người Khơ Mú chủ yếu bằng canh tác nương rẫy, khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ rừng. Cùng với hoạt động sinh kế truyền thống đó, người Khơ Mú hướng đến khai thác, đánh bắt thủy sản. Mặc dù không phải là hoạt động sinh kế chính, nhưng thủy sản có vai trò nhất định đối với người Khơ Mú, nó không chỉ mang lại nguồn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, giải quyết việc làm trong lúc nông nhàn, mà còn đóng góp một phần vào nguồn thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.

Xem chi tiết

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ở Việt Nam hiện nay: Khái niệm và tiêu chí đánh giá

Phát triển bền vững là vấn đề sớm được thế giới quan tâm, thuật ngữ này cũng được giới khoa học và chính sách ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn trong những thập niên gần đây. Tuy nhiên, cho đến nay những thảo luận về nội hàm khái niệm và tiêu chí đánh giá trong giới khoa học và chính sách vẫn chưa ngã ngũ, thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi cần tiếp tục nghiên cứu trả lời.

Xem chi tiết

Vai trò của QUYỀN LỰC MỀM QUỐC GIA trong QUAN HỆ QUỐC TẾ hiện nay và Những TÁC ĐỘNG đến VIỆT NAM

Trong quan hệ quốc tế, không chỉ sức mạnh quân sự hay sức mạnh kinh tế mới có thể tạo nên vị thế của một quốc gia mà vai trò của văn hóa cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991, trật tự hai cực của Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành khiến cục diện thế giới biến đổi và đã tạo ra những thuận lợi lẫn thách thức cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc nhìn nhận những vấn đề về văn hóa – xã hội của các quốc gia hiện nay và tác động đến Việt Nam là rất cần thiết cho công tác ngoại giao.

Xem chi tiết

Phương pháp và những vấn đề lý luận khi NGHIÊN CỨU về CHUYỂN BIẾN KINH TẾ – XÃ HỘI thời kỳ đổi mới

Trong những năm gần đây, khi nghiên cứu về lịch sử đương đại các nhà sử học rất quan tâm nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các đề tài khoa học khi viết về chuyển biến kinh tế – xã hội thường không viết kỹ về phần phương pháp nghiên cứu và những vấn đề lý luận về chuyển biến kinh tế – xã hội. Theo chúng tôi, việc trình bày rõ ràng phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận của đối tượng cần nghiên cứu là vấn đề quan trọng…

Xem chi tiết

Những ĐỘNG HƯỚNG ĐẦU TIÊN trong cách ĐẶT VẤN ĐỀ PHỤ NỮ (Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX từ diễn giải của DAVID MARR) – Phần 2

David Marr từ chối việc lựa chọn thuật ngữ “nữ quyền”, thay vào đó ông dùng cách diễn đạt “vấn đề phụ nữ” (the question of women) để đi vào khảo sát một động hướng nhìn lại (hay ý thức lại) các vấn đề về nữ giới trong những năm đầu thế kỉ, như một nỗ lực phản biện nhưng cũng chưa hoàn toàn thoát ra khỏi sức trì néo của truyền thống. Đó là một hiện thực tất yếu mà một xã hội đã sống quá lâu trong truyền thống như Việt Nam phải đối mặt, nhưng cũng là một thách thức đáng kể để mọi giá trị cố hữu có cơ hội được đưa ra xét lại…

Xem chi tiết

Những ĐỘNG HƯỚNG ĐẦU TIÊN trong cách ĐẶT VẤN ĐỀ PHỤ NỮ (Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX từ diễn giải của DAVID MARR) – Phần 1

David Marr kết luận, quan lại và giới trí thức Việt Nam (toàn bộ đều là nam giới) đã dung dưỡng và tinh chỉnh một hệ thống áp bức áp đặt lên phụ nữ. Dù có sự khác biệt tùy theo tầng lớp xã hội, sự áp chế ấy đè nặng lên tất cả những người phụ nữ. Bước vào thế kỉ 20, phụ nữ Việt Nam có vô số lý do và cơ hội cất lên tiếng nói phản kháng. Tuy nhiên, để có thể có được những bước đấu tranh hiệu quả đầu tiên, một phần cũng là bởi họ
chưa bao giờ hoàn toàn chịu khuất phục, và đàn ông cũng chưa bao giờ có thể hoàn toàn ứng xử với họ như những món đồ sở hữu.

Xem chi tiết

Nhìn nhận lại vấn đề PHÂN ĐỊNH QUYỀN THỪA KẾ CÔNG BẰNG giữa CON TRAI và CON GÁI trong XÃ HỘI ĐẠI VIỆT dưới TRIỀU LÊ

Marriage in the Lê society (1428-1788) of Vietnam was closely connected to the perpetuation of the family, i. e., procreation. Married couples were expected to produce one or more children who automatically became the members of the family by birth. The children’s automatic family membership meant that they acquired inheritance of family property. Then, in what way did the children inherit that property?

Xem chi tiết

Một số vấn đề về CÔNG BẰNG PHÂN PHỐI ở Việt Nam hiện nay: THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Công bằng xã hội có thể xem là mục tiêu và là chiến lược quốc gia của Việt Nam, trong đó, việc thực hiện công bằng xã hội chỉ được giải quyết triệt để khi và chỉ khi công bằng phân phối được giải quyết. Công bằng trong phân phối có thể xem là nguyên nhân căn bản để thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội. Nó phản ánh tính cân bằng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nghĩa vụ và lợi ích, giữa năng suất lao động và nhu cầu được hưởng lợi từ năng suất ấy…

Xem chi tiết

Sự tương thích của CHỦ NGHĨA MÁC với cơ tầng văn hóa – xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Trong bài viết này, chúng tôi không xem xét chủ nghĩa Marx như một tổng thể những tri thức triết học, kinh tế – chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học; mà chỉ xem chủ nghĩa Marx như một chủ thuyết chính trị – xã hội. Quan niệm này hoàn toàn phù hợp với bản chất của chủ nghĩa Marx. Hơn nữa, cách tiếp cận chủ nghĩa Marx như thế sẽ giúp chúng ta hiểu biết một cách khách quan, khoa học sự tương thích của nó với cơ tầng văn hóa – xã hội, tư tưởng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX…

Xem chi tiết

Nội dung và đặc điểm TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua các nhà tư tưởng tiêu biểu

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó, một số nhà tư tưởng tiêu biểu, từ Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh,… đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Xem chi tiết

Vai trò của VIỆT NAM trong CẤU TRÚC KHU VỰC ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG (Phần 2)

…làm thế nào Việt Nam duy trì tốt mối quan hệ với Trung Quốc, và mở rộng mối quan hệ song phương với Mỹ, quan hệ đối tác với Ấn Độ chính là một thách thức thời đại quan trọng đối với Việt Nam (Andrew Chubb & Carlyle Thayer, 2018)…

Xem chi tiết

Vai trò của VIỆT NAM trong CẤU TRÚC KHU VỰC ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG (Phần 1)

Ngày nay, trật tự thế giới toàn cầu tại các khu vực đang dần được thay đổi, nhất là tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung – khu vực hiện nay đang được thể hiện bởi một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Xem chi tiết

Thành phố CẦN THƠ 40 NĂM XÂY DỰNG và PHÁT TRIỂN

Với mục tiêu phấn đấu xây dựng Cần Thơ thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội, ngày càng xứng đáng với vai trò là thành phố trung tâm động lực của vùng ĐBSCL. Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố đang tích cực chỉ đạo thực hiện công cuộc cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo môi trường vi mô, vĩ mô thuận lợi, xây dựng hình ảnh, thương hiệu để tạo lợi thế cạnh tranh…

Xem chi tiết

VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT trong cách mạng dân tộc dân chủ ở MIỀN NAM thời kỳ 1954 – 1975

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1975, diễn tiến của cách mạng cũng như vấn đề ruộng đất ở miền Nam không đơn thuần như ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong giai đoạn từ 1954 đến 1969, nông dân miền Nam đứng lên chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn vì hai mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất….

Xem chi tiết

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ của TẠP CHÍ KHOA HỌC và việc áp dụng tại Việt Nam

Hiện nay, các tạp chí khoa học xã hội ở Việt Nam đang từng bước đổi mới và nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể là theo tiêu chuẩn các tạp chí được xếp hạng bởi Viện Thông tin khoa học Mỹ (ISI) và Cơ sở dữ liệu (Scopus) của Nhà xuất bản Elsevier Hà Lan.

Xem chi tiết

XUNG ĐỘT XÃ HỘI và biểu hiện của nó ở VIỆT NAM hiện nay

Xung đột xã hội là mâu thuẫn không điều hòa giữa các nhóm xã hội, có thể tích cực hoặc tiêu cực, vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan. Xung đột xã hội là một hiện tượng tất yếu của xã hội. Bất cứ xã hội nào (ở thể chế nào và ở giai đoạn lịch sử nào) cũng có xung đột xã hội. Chúng ta không thể ngăn chặn mọi xung đột xã hội, nhưng chúng ta có thể ngăn chặn những xung đột xã hội tiêu cực. Ở Việt Nam những năm gần đây, xung đột xã hội xuất hiện ngày càng nhiều….

Xem chi tiết

Chuyển dịch CƠ CẤU KINH TẾ theo hướng THÍCH ỨNG HIỆU QUẢ với BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ở khu vực ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học, toàn vùng ĐBSCL thời gian tới sẽ chịu tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp của hàng triệu người dân khu vực ĐBSCL, theo các khía cạnh…

Xem chi tiết

KHOA HỌC và CÔNG NGHỆ thúc đẩy TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤT các SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP chủ lực vùng ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đồng bằng Sông Cửu Long có hai thách thức khách quan lớn đối với ngành nông nghiệp ĐBSCL đó là (1) tác động ngày càng trầm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng dẫn đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản bị xâm nhập mặn, hạn hán ngày càng gia tăng và (2) yêu cầu của thị trường đối với nông sản Việt ngày càng khắt khe, nhất là thị trường ở các nước phát triển….

Xem chi tiết