LỊCH SỬ và CẤU TẠO CHỮ NHẬT (Phần 2)

NGUYỄN MẠNH HÙNG
(PGS, TS Sử học)

2. CẤU TẠO

     Như ta đã thấy, dù biến cải nhiều chữ Hán vẫn giữ vị trí trung tâm để biểu đạt các lớp thực từ Nhật Bản qua nhiều cách vay mượn.

SỐ THỨ TỰHEBONNIPPONKUNREIÂM VIỆTGHI CHÚ
1aaâaakéo dài
2éèêêê
3ooôôô
4uuuuu
5chatyatyachađọc theo giọng Bắc
6chititichi
7chutyutyuchu
8chotyotyocho
9fuhuhuphu
10jadyazyagia
11jidizigi
12judyuzyudzu
13jodyozyodzo
14shasyasyasa
15shisisisi
16shusyusyusu
17shosyosyoso
18tsututuchư

     a) Vay mượn chữ Hán nào có lớp vỏ âm thanh tương đồng với lớp vỏ âm thanh Nhật để làm chữ viết mà không chú ý ngữ nghĩa:

      ∗ Từ chữ Hán 娃米

     – Âm Bắc Kinh : / a- mĩ/

     – Âm Hán Việt : / a – mễ /

     ∗ Nhật Bản lấy vỏ âm thanh của chữ 娃米 để làm văn tự biểu đạt ngữ âm AME của Nhật.

     Như vậy, người Nhật viế chữ AME là 娃米 và mang hai nghĩa là “cơn mưa” và “ông trời” trong khi ngữ nghĩa của từng từ của Trung Quốc là:

     娃 (a) : là thứ hai

     米 (mễ) : là gạo

     Tương tự ta có chữ Hán: 都知

     – Âm Bắc Kinh : / tu trư /

     – Âm Hán Việt : / thổ tri /

     Nhật Bản sử dụng biểu đạt từ Tsuchi (都知) nghĩa là “đất”.

     b) Mượn chữ Hán nhưng lại lấy ngữ nghĩa là không chú ý vỏ âm thanh, ngược lại với cách trên. Hình thức này tạo cho vỏ âm thanh và chữ viết có cùng một bình diện biểu đạt. Cách này phổ biến trong tiếng Nhật giúp ổn định về mặt ký hiệu.

     Ví dụ:

      Ame (天) -> Thiên (trời)

     Tsuchi (土) -> Địa (đất)

     c) Kết hợp giữa vỏ âm thanh và ngữ nghĩa của chữ Hán để cấu tạo loại chữ đa âm– loại chữ “Nôm” Nhật, tức âm Kun.

     ∗ Mượn chữ Hán 寒 để viết chữ SAMU, một loại hình vị hạn chế mang nghĩa lạnh tương tự chữ để viết SHIRU có ngữ nghĩa là biết:
SAMU (寒): Lạnh
SHIRU (知): Biết

     Người Nhật tiếp tục dùng các chữ Hán nói trên để viết một chữ Nhật khác có tổng số âm nói trên – theo kiểu cấu tạo từ ghép của chữ Hán.

SHIRASAMU (知寒) : làm cho biết, để cho biết.

     Xét về mặt ngữ nghĩa, nó chỉ mang dấu vết ngữ nghĩa của chữ SHIRA là biết, còn chữ SAMU, một loại hình vị chắp dính mang nét nghĩa gây cho, làm cho – hoàn toàn không mang nét nghĩa nào là lạnh cả. Nhưng vì đã có sẵn trước đó, SAMU đã được viết là 寒 nên đã được đưa vào mà thôi.

     d) Qua quá trình suy nghĩ, thực nghiệm, người Nhật đã nhận thức sự bất tiện của lối viết trên, đồng thời với sự sáng tạo ra chữ vần KANA. Người Nhật đã đưa vào viết thay cho các loại hình vị chắp dính phía sau – để trừ bớt những chữ Hán – tự thân là chữ tượng hình – không còn tác dụng nữa. Với cách viết sáng tạo về sau này phối hợp KANJI + KANA, chữ Nhật đã bật lên được các dạng thức từ mà giới ngôn ngữ Ấn Âu thuộc thế kỷ trước đã cố tình giải thích các hiện tượng ngữ pháp sát gần với loại hình ngôn ngữ hình thái của họ.

3. PHÂN LOẠI CÁC DẠNG CHẤP DÍNH:

     Để viết lại chữ SHIRASAMU (知寒) như trước đây. Người Nhật chỉ giữ lại chữ để viết chữ SHIRA – mang ngữ nghĩa gốc là biết. Còn SAMU thì viết bằng “HIRAGANA”.
Vậy SHIRASAMU viết lại là 知寒 cách giải quyết này giúp cho chữ Nhật biến hoá được các dạng thức từ phía sau. Ta tiếp tục phân tích theo:

Số thứ
tự
Chữ RômajiLoại từChữ KanjiHiraganaNgữ nghĩa
1ShiruĐộng từBiết
2ShiruDanh từらないKhông Biết
3ShiraseDanh từらせBản thông tri (cho biết)
4ShiraseruĐộng từらせるĐể cho biết
5ShirareruĐộng từられるĐể cho biết
6ShireruĐộng từれるBiết

     Nói tóm lại quá trình diễn biến cách viết chữ Nhật được ghi nhận ở trên như sau: Hình vị gốc Hán là viết chung cho nhóm từ cùng họ mang ngữ nghĩa gốc là biết.

     Do cách viết này ta thấy những văn bản chính thức chữ Nhật xuất hiện những chữ Hán đứng đầu cho một từ mà phía sau là chữ “HIRAGANA” – một dạng thức từ – biểu đạt thêm một nét nghĩa. Nét nghĩa này có khi xác định các lớp từ hay mang ý nghĩa ngữ pháp.

     – NAGA (長): dài (hình vị hạn chế).

     – NAGAI (長·い): tính từ: dài lâu.

     – NAGASA (長さ): danh từ: độ dài.

     – NAGAKU (長く): phó từ: một cách dài, lâu.

     Người Trung Hoa có thể nhìn vào dạng tự của chữ (知) mà suy đoán được nét nghĩa là “biết”, nhưng ngữ nghĩa đầy đủ của Nhật Bản đã biến hoá rất xa theo các hình vị phía sau chữ. Hiện tượng biểu đạt ở phần tiếp sau này của chữ cái đứng đầu là 知 được quy vào một mục từ 知 trong từ điển Nhật – Việt gốc Hán như một đầu mối để từ đó phát triển nhiều lớp từ cùng nguồn gốc ấy mà nắm rõ các nét ngữ nghĩa.

     Xem lại: LỊCH SỬ và CẤU TẠO CHỮ NHẬT (Phần 1)