Đặc điểm SỬ DỤNG của UYỂN NGỮ TIẾNG VIỆT (Phần 1)

HÀ HỘI TIÊN (何会仙)
(TS, Học viện Hồng Hà Vân Nam Trung Quốc (中国云南红河学院))

1. Nguyên tắc sử dụng uyển ngữ

     1.1. Nguyên tắc cộng tác hội thoại

     Năm 1967, nhà ngôn ngữ học người Mĩ H.P.Grice đã chỉ ra rằng trong giao tiếp ngôn ngữ tồn tại một nguyên tắc tổng quát – Cooperative Principle nguyên tắc hợp tác, nhằm giải thích trong giao tiếp ngôn ngữ mọi người đã hợp tác với nhau như thế nào để cho việc giao tiếp được tiến hành thuận lợi. Nguyên tắc hợp tác này được tạo thành từ bốn tiêu chuẩn: Quantity Maxim tiêu chuẩn về lượng; Quality Maxim tiêu chuẩn về chất; Relation Maxim tiêu chuẩn về quan hệ và Manner Maxim tiêu chuẩn về phương thức. Bốn tiêu chuẩn này yêu cầu người nói phải nói thật, ngắn gọn chính xác, không hàm hồ lạc đề, còn việc sử dụng uyển ngữ lại vừa vặn đi ngược lại bốn tiêu chuẩn này, yêu cầu người nghe căn cứ vào ngữ cảnh lúc đó suy đoán “Conversational Implicature ý nghĩa tiềm ẩn” trong giao tiếp ngôn ngữ của người nói.

     1.2. Nguyên tắc lịch sự

     Lịch sự là một loại hiện tượng xã hội tồn tại trong bất cứ một loại ngôn ngữ và bối cảnh văn hoá nào. Học giả người Anh Geoffrey Leech nhìn nhận từ góc độ ngữ dụng học, đã đề ra Politeness Principle nguyên tắc lịch sự và giải thích các nguyên nhân tuân thủ và cố ý vi phạm nguyên tắc hợp tác trong giao tiếp ngôn ngữ. Nguyên tắc lịch sự là sự bổ sung của nguyên tắc hợp tác, là một trong những nguyên tắc quan trọng mọi người sẽ tuân thủ phổ biến trong giao tiếp. Ông cho rằng, ngôn ngữ sở dĩ tồn tại hiện tượng nói quanh co lắt léo, hàm súc, vòng vo, rào trước đón sau, đều xuất phát từ yêu cầu lịch sự. Các uyển ngữ xuất hiện trong giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, từ đầu đến cuối đều tuân theo nguyên tắc lịch sự. Nguyên tắc lịch sự của Leech bao gồm 6 tiêu chuẩn: Tact Maxim tiêu chuẩn sách lược (mưu lược), Generosity Maxim tiêu chuẩn vĩ mô, Approbation Maxim tiêu chuẩn tán dương, Modesty Maxim tiêu chuẩn khiêm tốn, Agreement Maxim tiêu chuẩn tán đồng, Sympathy Maxim tiêu chuẩn thông cảm (thương xót).

     1.3. Nguyên tắc tự bảo vệ mình

     Nguyên tắc tự bảo vệ mình là trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ, chủ thể giao tiếp để bảo vệ lợi ích của mình, giữ gìn tôn nghiêm của mình, chú ý sĩ diện cho mình nên đã cố gắng dùng ngôn từ tốt đẹp để miêu tả mình hoặc người hoặc sự việc có liên quan đến mình. Leech cho rằng, toàn bộ hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của loài người được tiến hành xen kẽ giữa nguyên tắc hợp tác và nguyên tắc lễ phép. Nguyên tắc tự bảo vệ mình với nguyên tắc hợp tác và nguyên tắc lịch sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Khi nguyên tắc lịch sự và nguyên tắc tự bảo vệ mình có phát sinh mâu thuẫn, thì nguyên tắc lịch sự phải phục tùng nguyên tắc tự bảo vệ mình.

2. Nhân tố xã hội ảnh hưởng đến sử dụng uyển ngữ

     2.1. Địa vị xã hội

     Địa vị xã hội và quan hệ nhân vật của người tham gia giao tiếp cũng đã quyết định có cần sử dụng uyển ngữ hay không. Mà địa vị xã hội của người giao tiếp quyết định bởi quan hệ quyền thế và khoảng cách xã hội. Nhìn chung, người có địa vị quyền thế càng thấp thì càng sử dụng nhiều uyển ngữ. Khoảng cách xã hội là một yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sách lược giao tiếp, cho nên, nói tóm lại, giữa những người xa lạ, hoặc có sự chênh lệch tuổi tác đều dẫn đến sự khác nhau trong việc sử dụng uyển ngữ. Khoảng cách xã hội của hai bên giao tiếp càng lớn, thì khả năng dùng uyển ngữ càng lớn, mức độ uyển ngữ càng cao và ngược lại.

     2.2. Ngữ cảnh

     Ngữ cảnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn, sử dụng cũng như thấu hiểu uyển ngữ. Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng, tính hàm súc của hình thức biểu đạt uyển ngữ cũng như tính không xác định của ý nghĩa từ ngữ là những đặc điểm làm căn cứ quyết định việc lựa chọn sử dụng uyển ngữ. Ngữ cảnh là một nhân tố quan trọng trong việc giải thích uyển ngữ; xa rời ngữ cảnh nhất định để lựa chọn cách biểu đạt uyển ngữ có thể sẽ gây ra sai lầm, làm cho hai bên giao tiếp khó xử; đồng thời, xa rời ngữ cảnh nhất định giải thích từ và câu một cách cô lập có thể sẽ gây hiểu lầm chức năng uyển ngữ trong đó và làm mất hiệu quả uyển ngữ trong giao tiếp. Có thể nói, ý nghĩa ngôn ngữ đều thực hiện trên cơ sở ngữ cảnh, hoạt động giao tiếp và hành vi ngôn ngữ đều không thể tách rời ngữ cảnh, nó là nhân tố quan trọng trong xác định ngữ nghĩa. Hiểu mối quan hệ giữa uyển ngữ và ngữ cảnh có thể giúp chúng ra nắm được cách sử dụng uyển ngữ thúc đẩy sự thành công trong giao tiếp, từ đó xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa người với người trong xã hội.

     2.3. Giới tính

     Mục đích sử dụng giao lưu ngôn ngữ của nam và nữ có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này chính là một biểu hiện điển hình của sự khác biệt tâm lí giới tính. Cho nên sự khác nhau về tâm lí giới tính mặc nhiên cũng là một nhân tố không dễ coi thường ảnh hưởng đến việc sử dụng và lí giải uyển ngữ. Nữ giới trong chế ước quy phạm văn hoá và xã tắc truyền thống, đã hình thành nên đặc tính tâm lí nhân cách mềm yếu, phản ánh trong ngôn ngữ, được biểu hiện là tính mềm dẻo trong lời nói của nữ giới. Trạng thái tâm lí xã hội và ngôn ngữ giao tiếp của bản thân nữ giới đều chịu ảnh hưởng hiện thực của nam tôn nữ ti, nữ giới đều yêu cầu mình thể hiện phong độ thục nữ theo hình thái và quy phạm của xã hội. Tu dưỡng ngôn ngữ nho nhã là thể hiện tốt nhất của khí chất nữ giới, do vậy nữ giới đặc biệt quan tâm đến mình trước người khác, đặc biệt là lời nói trước mặt người khác giới có đúng mực đáng tin cậy không. Sử dụng uyển ngữ trở thành thủ đoạn trong phong thái tự thể hiện mình và giữ sĩ diện cho người khác của nữ giới.

     2.4. Tuổi tác

     Sử dụng uyển ngữ cũng chịu ảnh hưởng của nhân tố tuổi tác, như: việc sử dụng uyển ngữ của trẻ nhỏ và người lớn không giống nhau; việc sử dụng uyển ngữ của thanh niên và người có tuổi cũng không giống nhau. Khi người lớn sử dụng uyển ngữ gần như chứa đựng cả các phương diện của sinh hoạt, còn khi trẻ nhỏ sử dụng uyển ngữ chỉ bao gồm cơ quan của cơ thể và chức năng. Nhìn chung mà nói, người có tuổi sử dụng uyển ngữ nhiều hơn thanh niên, vì người có tuổi càng coi trọng lời nói, hành vi cử chỉ của mình, mong làm tấm gương tốt cho thanh niên. Mà thanh niên thì rất tuỳ tiện, không cấm kị trong một số cách nói.

3. Trường hợp sử dụng uyển ngữ

     3.1. Khi muốn thêu dệt khiến người khác ghét khi có những sự việc đáng sợ

     Trong giai đoạn đầu tiên khi con người tìm hiểu thế giới tự nhiên, do điều kiện khoa học còn hạn chế, con người ta không thể chống lại các hiện tượng thiên nhiên như: thiên tai thảm hoạ, mưa gió sấm sét, sinh lão bệnh tử, họ dùng mê tín và tôn giáo để giải thích, thế là phát sinh những ngôn từ của thần linh ma quỷ và những hiện tượng cần kiêng kị. Con người kiêng kị nói đến chữ chết, cho nên dùng anh ấy đi rồi, anh ấy đi gặp Mac rồi, v.v. để uyển chuyển biểu đạt cái chết, mà không ảnh hưởng đến lí giải của con người. Gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học và sức sản xuất của con người, tình hình kinh tế xã hội đã có những thay đổi to lớn, mức độ sống của con người cũng được nâng cao đáng kể, nhưng nhiều bệnh tật khôn lường cũng cùng lúc xuất hiện. Trong cuộc sống hàng ngày, để tránh phải nói những từ ngại ngùng hoặc không muốn nói rõ; để giảm sự nhạy cảm và kích động của lời nói, người ta thường có khuynh hướng sử dụng uyển ngữ, việc này sẽ làm cho ngôn ngữ trở nên nhã nhặn, hàm xúc cũng như trung tính hơn.

     3.2. Khi có một số từ ngữ mang ý nghĩa phản diện hoặc tiêu cực

     Những từ ngữ bao hàm ý phản diện hoặc tiêu cực dễ gây ra phản cảm, mọi người không muốn dùng thì sẽ dùng một số từ ngữ mang ý nghĩa gần giống để thay thế để người nghe có thể chấp nhận. Ví dụ: nói ai đó tàn tật, dễ gây phản cảm, có thể dùng cách diễn đạt uyển chuyển hơn như người này tai không được thính lắm; khi nói người khác ngu, thường nói thành chậm tiếp thu, chưa phát huy hết tiềm năng, như vậy sẽ dễ dàng được người khác chấp nhận.

     3.3. Khi muốn che giấu chân tướng sự thật hoặc mâu thuẫn xã hội

     Che giấu là một trong các chức năng chính của uyển ngữ, nó như một lớp áo bên ngoài để che mắt mọi người, bao bọc cái xấu xí vào bên trong, làm đẹp hơn và che đi chân tướng sự thật. Chức năng này chủ yếu thể hiện trong lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao. Ví dụ: Báo chí phương Tây và giới quân sự thường gọi chiến tranh là giao tranh với quy mô lớn; gọi chiến bại là sự thành công không viên mãn, gọi hàng ngàn hàng vạn người mất nhà cửa, sinh li tử biệt trong chiến tranh là di chuyển dân số. Cách sử dụng uyển ngữ này nhằm lấp liếm, bẻ cong sự thật nhằm che giấu sự tàn khốc của chiến tranh và đem lại cho chiến tranh xâm lược một lí do hợp pháp.

     Ngoài ra, uyển ngữ có thể dùng để che giấu hàng loạt những vấn đề như: sự nghèo đói, phạm tội và thất nghiệp. Ví dụ: Các quốc gia phương Tây gọi các quốc gia nghèo là các quốc gia chưa phát triển, các quốc gia đang phát triển, các quốc gia mới, v.v.

4. Một số lĩnh vực thường sử dụng uyển ngữ

     4.1. Sử dụng uyển ngữ trong lĩnh vực sinh hoạt thường ngày

        4.1.1. Sử dụng uyển ngữ trong lĩnh vực cái chết

        Chết là một hiện tượng tự nhiên, một quy luật bất khả kháng, không ai có thể tránh được, nhưng mọi người đối với cái chết vẫn có cảm giác sợ hãi và coi chết là điều bất hạnh lớn nhất của cuộc đời, vì vậy đã sản sinh ra rất nhiều cách nói uyển chuyển về nó. Cái chết là đất sống của uyển ngữ, cái chết là một chủ đề cấm kị, vừa là một vấn đề tế nhị, vừa là đối tượng của sự sáng tạo thẩm mĩ. Lối nói mơ hồ, lẩn tránh, biện pháp nói vòng, biện pháp ẩn dụ được dùng phổ biến tạo ra phong cách riêng khi nói về cái chết. Sử dụng uyển ngữ về cái chết, có lúc là để biểu thị sự tôn kính đối với người chết, có lúc là để ca ngợi người chết, cũng có lúc chỉ là để tránh nhắc tới cái từ thần bí đáng sợ đó. Cùng một uyển ngữ về cái chết có vài, thậm chí rất nhiều phương thức biểu đạt trong tiếng Hán.

        4.1.2. Sử dụng uyển ngữ trong lĩnh vực giới tính

       Trong lĩnh vực giới tính, sự kiêng kị khá phổ biến và đó cũng là đất sống của uyển ngữ. Biện pháp ẩn dụ và biện pháp chuyển nghĩa là hai biện pháp tu từ phổ biến trong lĩnh vực tế nhị này. Hầu như trong mọi nền văn hoá trên thế giới, vấn đề giới tính luôn được đưa vào diện kiêng kị, tránh nói thẳng và đều phải sử dụng uyển ngữ để thay thế. Giới tính mà chúng tôi đề cập tới ở đây bao gồm sinh hoạt tình dục, các bộ phận cơ thể con người có liên quan đến giới tính như các cơ quan sinh dục nam nữ, các hiện tượng sinh lí liên quan đến giới tính như hành kinh, xuất tinh, v.v. Quan hệ tình dục là một chuyện có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với người đã trưởng thành, cho nên trong việc sử dụng ngôn ngữ, người ta luôn có xu hướng kiêng kị, không dám nói thẳng ra để tránh khêu gợi ham muốn tình dục ở cả hai giới.

     4.2. Sử dụng uyển ngữ trong lĩnh vực kinh tế xã hội

     Việc sử dụng uyển ngữ để nói đến các thành phần kinh tế, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong xã hội, việc gọi tên các chức vụ nghề nghiệp, các vấn đề thất nghiệp và sa thải công nhân. Từ nhân viên, từ người được gắn với tên nghề nghiệp như nhân viên bảo vệ, nhân viên bán hàng, người giúp việc, người thợ xây, công nhân bảo vệ môi trường, nhân viên trang điểm thành phố. Cách dùng này làm cho những người làm các nghề ấy không cảm thấy khó chịu, hoặc tự ti mặc cảm đối với xã hội và tất cả các từ ngữ nêu trên đều phản ánh quan điểm về quyền bình đẳng của mọi công dân trong xã hội, biểu lộ một sắc thái kính trọng đối với các ngành nghề không kể sang hèn. Việc sử dụng uyển ngữ đối với các vấn đề kinh tế xã hội nói chung tạo ra nhiều tác dụng tích cực đến đời sống văn hoá của một cộng đồng.

     4.3. Sử dụng uyển ngữ trong lĩnh vực chiến tranh và quan hệ quốc tế

     Chiến tranh luôn là một đề tài thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các quốc gia do phạm vi ảnh hưởng và các tác hại to lớn của nó. Việc sử dụng các loại vũ khí tối tân, các chiến thuật, chiến lược đi đôi với việc sử dụng các chính sách ngoại giao, các chiêu bài chiến tranh tâm lí thông qua lời lẽ có chọn lựa đã làm cho chiến tranh có ngôn ngữ của riêng mình. Tuy nhiên trong lĩnh vực chiến tranh và quan hệ quốc tế, các chính phủ, các vị đại diện ánh sáng trong các hoạt động quan hệ quốc tế thường hay sử dụng ngôn ngữ ngoại giao trong đó có uyển ngữ để tuyên truyền, cổ vũ, hoặc thanh minh cho một ý tưởng, một hành động, một quan hệ và đặc biệt là khéo léo sử dụng các từ ngữ làm cho chúng uyển chuyển nhã nhặn hơn, không thẳng thừng và trực tiếp, với nhiều mục đích, có khi để biểu tỏ thái độ tích cực của mình, có khi để che đậy một ý đồ, một hành động xấu ác.

     Đối với quan hệ quốc tế, khuynh hướng sử dụng từ ngữ có nét nghĩa chung chung và tế nhị, phù hợp với thể diện của các nước, được đặc biệt lưu ý. Chẳng hạn, các quốc gia đang còn chậm tiến, nền kinh tế đang còn gặp khó khăn, được thế giới gọi là các quốc gia đang phát triển thay các quốc gia chậm phát triển và các quốc gia có nền kinh tế phát triển thì gọi là các quốc gia đã phát triển. Khi các nhà ngoại giao thấy rằng cuộc thương thuyết có ích và tựa như một doanh vụ, thì rõ ràng cuộc thương thuyết ấy chẳng mang lại kết quả gì cho đôi bên; và khi nói rằng đôi bên đã có được một cuộc thảo luận nghiêm túc và thẳng thắn, thì rõ ràng đã có những bất đồng nảy sinh từ cuộc thương thảo ấy. Lối nói tăng nghĩa và giảm nghĩa được khéo léo sử dụng ở đây trong ngôn ngữ của các nhà thương thuyết.

     4.4. Sử dụng uyển ngữ trong lĩnh vực ngoại giao

     Ngôn ngữ là sự lộ ra quan trọng trong việc ngoại giao, được sử dụng rộng rãi trong các cuộc họp báo và các hoạt động ngoại giao khác. Vì vậy, việc trao đổi giữa các quốc gia không tránh khỏi dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột, lí do cơ bản là giao lưu quốc tế, lợi ích căn bản của cả hai nước là điểm khởi đầu của họ. Để giải quyết mâu thuẫn này giữa các quốc gia, các cuộc xung đột, do đó, có một tinh tế, nói vòng ngoại giao không rõ ràng. Không giống như nói vòng uyển ngữ ngoại giao trong các lĩnh vực khác, nó rất nhạy cảm về chính trị, chính sách và mạnh mẽ. Uyển ngữ ngoại giao là một ngôn ngữ chính trị cao cấp.

     Uyển ngữ ngoại giao là một ngôn ngữ ngoại giao duy nhất, khi được sử dụng, nó là cần thiết để tuân thủ các nguyên tắc, nhưng cũng chú ý đến tính linh hoạt và chiến lược, có tay nghề, sử dụng chính xác của sự thành công uyển ngữ ngoại giao của các hoạt động ngoại giao đóng một vai trò quan trọng. Các nhà ngoại giao thường sử dụng uyển ngữ ngoại giao để trả lời câu hỏi nhạy cảm xuất hiện trong hoạt động đối ngoại, để giảm bớt bầu không khí giao tiếp. Trong cuộc sống thực, ngay cả trong vấn đề đối ngoại, hiểu lầm không cần thiết do ngôn ngữ không phù hợp, ngôn ngữ thô lỗ và thậm chí gây ra ví dụ ma sát rất ít. Trong các cuộc đàm phán ngoại giao, đề cập đến những người nghèo, muốn sử dụng ở các nước phát triển, các nước kém phát triển, các nước tụt hậu, các nước mới nổi thay thế. Sử dụng nói vòng trong quân đội, để che đậy khuôn mặt xấu xí của chiến tranh, thảm sát được gọi là suy giảm dân số, xâm lược được gọi là can dự hoặc hành động của cảnh sát, tích cực quốc phòng, đột kích được gọi là không quân tiếp viện hoặc các cuộc không kích.

     Còn tiếp:

Mời xem: Đặc điểm SỬ DỤNG của UYỂN NGỮ TIẾNG VIỆT (Phần 2)