Giáo sư HÀ VĂN TẤN: Bậc thầy về Sử học, Khảo cổ học Việt Nam

Trích đăng

Cuộc đời & Hoạt động

  Giáo sư-Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn (16/8/1937–27/11/2019)-một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam, quê quán tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, được sinh ra trong một dòng tộc có truyền thống khoa bảng – có các danh nhân như tiến sĩ Hà Tôn Mục, thượng thư tiến sĩ Hà Tông Trình, phó bảng Hà Văn Đại1.

    “Nhờ quá trình tự học bền bỉ, Giáo sư-Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn có thể sử dụng thông thạo chữ Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Sanskrit (Phạn) – một thứ ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại.

    Không chỉ có vậy, cố Giáo sư-Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn còn tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực nhân học hình thể, toán học thống kê… để trang bị kiến thức, phục vụ cho quá trình làm khảo cổ học học – một lĩnh vực đòi hỏi vốn tri thức liên ngành sâu rộng.

    Giáo sư-Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn không chỉ là một kho tri thức đồ sộ mà còn là tấm gương lớn về tinh thần tự học. Đó là ấn tượng của nhiều nhà khoa học, thế hệ học trò về một trong “Tứ trụ” 2 của giới sử học Việt Nam.

    Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối (quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cho biết, với sự thông tuệ, am hiểu sâu sắc trong nhiều lĩnh vực (từ lịch sử, khảo cổ học, nhân học đến văn hóa, ngôn ngữ học…), cố Giáo sư-Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn được nhiều người trong giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn coi là “Lê Quý Đôn của thế kỷ 20”.

Thầy Hà Văn Tấn - thanhdiavietnamhoc.com
GS Hà Văn Tấn (hàng trước bìa phải) và các cán bộ giảng dạy Tổ Lịch sử Việt Nam hiện đại – Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (1960) – nguồn : Tư liệu KMS – netnewws.vn

    Từ năm 1957, Giáo sư Hà Văn Tấn trở thành cán bộ tại Bộ môn Lịch sử cổ đại Việt Nam (Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội). Sau này, ông trở thành một trong những cán bộ nòng cốt của Khoa Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội).”3. Giáo sư Hà Văn Tấn cũng là người sáng lập Bộ môn Phương pháp luận sử học ở Khoa sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội) trong thời gian từ năm 1982-2009.4

    Sau này được Giáo sư Trần Văn Giàu phân công nghiên cứu giảng dạy lịch sử Việt Nam từ buổi đầu cho đến hết thời nhà Hồ, Giáo sư Hà Văn Tấn đã tự học thêm hàng loạt các kiến thức chuyên ngành khác, từ nhân học hình thể cho tới ứng dụng phương pháp thống kê để đi sâu nghiên cứu về thời kỳ tiền sử và sơ sử của đất nước. Không chỉ dừng lại điều tra và khai quật nhiều di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đông Sơn, Sa Huỳnh và công bố mà ông còn thu thập tài liệu, tìm hiểu về bối cảnh rộng lớn hơn là khảo cổ học Đông Nam Á và Trung Quốc mà như ông nói sau này “khi viết về các vấn đề khảo cổ học Việt Nam, tôi thấy vững tâm hơn vì đặt được trong bối cảnh Đông Nam Á”5.3

Giáo sư Hà Văn Tấn - thanhdiavietnamhoc.com
Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân (ngồi) trong buổi lễ trao bằng tiến sĩ Lịch sử khóa I. (nguồn: Viện Khảo cổ học – baomoi.com)

    “Ngoài ra, trong quá trình công tác, Giáo sư Hà Văn Tấn còn đảm nhận cương vị Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) trong thời gian từ năm 1988-2008.”3.

    “Ông được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư (1980) và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (1997). Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về khoa học. Ông được các thế hệ giáo viên và sinh viên Khoa lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội phong là một trong tứ trụ “Lâm, Lê, Tấn, Vượng” của nền sử học Việt Nam đương đại.

     Cố Giáo sư-nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn đã công bố 250 công trình trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước, đồng thời hướng dẫn 20 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sử học, khảo cổ học.”1.

Các tác phẩm

  1. Dư địa chí: Giới thiệu, hiệu chính và chú thích7 – Nhà xuất bản Sử học, 1960; In lại trong “Nguyễn Trãi toàn tập”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1969; tái bản 1976;
  2. Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng), Nhà xuất bản Giáo dục, 1960;
  3. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập I (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng), Nhà xuất bản Giáo dục, 1960; tái bản 1963.
  4. Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam (đồng tác giả với Giáo sư Trần Quốc Vượng), Nhà xuất bản Giáo dục, 1961;
  5. Vấn đề người Indonesien và loại hình Indonesien trong thời đại nguyên thủy Việt Nam;

  6. Kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông thế kỷ 13 (cùng viết với Phạm Thị Tâm), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1968; tái bản: 1970, 1972, 1975;Sách Cuộc kháng chiến chống xăm lược Nguyên-Mông thế ký XIII - thanhdiavietnamhoc.com
  7. Thuật ngữ sử học, dân tộc học, khảo cổ học Nga-Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1970;
  8. Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư;

  9. Cơ sở Khảo cổ học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975;
  10. Óc Eo: Endogenous and Exogenous Elements“, Viet Nam Social Sciences,1-2 (7-8), 1986, p. 91–101;
  11. Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hà Văn Tấn (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988;
  12. Triết học lịch sử hiện đại, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội,1990;
  13. Lịch sử Thanh Hóa (chủ biên), tập 1, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1990;
  14. History of Buddhism in Vietnam, Social Sciences Publishing House Hanoi 1992 (viết Part Two: Buddism from the Ngo to the Tran dynaties);
  15. Chùa Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1993; Sách Chùa Việt Nam - thanhdiavietnamhoc.com
  16. Tư tưởng thời kỳ tiền sử và sơ sửLịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Trường Đại học Khoa học Xã hội, 1993 (phần thứ nhất);
  17. Buddism in Vietnam (viết chung), The Gioi Publishers,1993;
    Buddisht Temples - thanhdiavietnamhoc.com

18. Theo dấu các văn hoá cổ: Văn hoá Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt; Người Phùng Nguyên và đối xứng; Từ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng,… – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997, 851 trang); Giải thưởng khoa học tiêu biểu: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm 2000; Sách Lích sử Văn hoá Việt Nam - thanhdiavietnamhoc.com

19. Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1994;

20. Triết học n Độ cổ đại – Tập bài giảng Lịch sử Triết học, tập I, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1994;

21. Ứng dụng thống kê toán học trong khảo cổ học;

22. Giáo trình toán xác suất thống kê trong khảo cổ học;

23. Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (chủ biên), tập II, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1996;

24. Đình Việt Nam (viết chung), Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1998; Sách Sự sinh thành Việt Nam - thanhdiavietnamhoc.com

25. Văn hóa Sơn Vi, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 (Hà Văn Tấn, Nguyễn Khắc Sử, Trình Năng Chung);

26. Một số vấn đề lý luận sử học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007;

27. Thời đại đá, Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998;

28. Buổi đầu giữ nướcThời Hùng Vương (chủ biên), Lịch sử Quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.

CHÚ THÍCH:

1: theo wikipedia.org;

2: “Tứ trụ Triều đình” bao gồm cố Giáo sư Đinh Xuân Lâm, cố Giáo sư Phan Huy Lê, cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, cố Giáo sư Hà Văn Tấn, theo Phó Giáo sư Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng, thanhdiavietnamhoc.com;

3: theo GS Hà Văn Tấn “mênh mông giữa cõi đất trời”, Bảo Như, tiasang.com.vn;

4: theo Giáo sư Hà Văn Tấn: Người truyền lửa về tình yêu lịch sử dân tộc, An Ngọc,     vietnamplus.vn;

5: “…ở tuổi 21, ông đã hiệu đính và làm chú dẫn bản dịch “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (do cụ cử Phan Duy Tiếp dịch). Bản dịch có chú dẫn ấy đã làm nhiều người phải sửng sốt, ngay cả nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc cũng phải thốt lên “cứ ngỡ đây là bậc túc nho, một cụ cử cụ tú già, thông kim bác cổ… tiếng là chú thích, dẫn giải nhưng dài gấp bốn lần chính văn. Thực ra, 115 trang này đích thị là một cuốn địa lý lịch sử khảo về duyên cách, núi sông… Việt Nam từ cổ đại đến thế kỷ XV, công phu và uyên bác. Để làm công việc này, một công việc mà trước đó chưa ai làm, tác giả đã dẫn dụng tới 30 bộ sách của các tác giả Trung Quốc và 16 bộ sách Việt Nam!”, theo Đỗ Lai Thúy, GS. Hà Văn Tấn, vị giáo sư khảo cổ học và hành trình theo dấu văn hoá, sách 100 năm Đại học Quốc gia Hà nội, nguồn: 100years.vnu.edu.vn4.

BAN TU THƯ
11 /2019

MỜI XEM:
◊  Nhớ thương Thầy HÀ VĂN TẤN