Hoàn thiện tính tự lập cho trẻ để hình thành nguồn nhân lực cho tương lai tại trường mầm non 106 Biên Hòa, Đồng Nai
Tác giả bài viết: Tiến sĩ LÊ VĂN TẤN, Thạc sĩ ĐẶNG VĂN BÉ NĂM,
Thạc sĩ PHẠM NGỌC MINH, LÂM KIỀU TIÊN
ABSTRACT
Independence is one of the basic traits that plays an important role in helping a child become more matured, confident, stable and successful in life.In order to be self-reliant, children must be educated in different ways, ways and forms, but be suitable for their ages. Based on the results of the research on “Self-reliance education for children at kindergarten 106 Bien Hoa, Dong Nai, ” completing the children’s autonomy to formulate human resources for the future”. Theoretical background on self-reliance education. Concepts, psychological characteristics of preschool age. Basic issues such as content, path, method, form, principle of education of independence for preschool children.
1. Observation of one-day activities of children at kindergarten 106 Bien Hoa, Dong Nai to find out the cause of low self-esteem.
2. From the survey results, the researcher proposed 3 measures of self-reliance education for preschool children.
Key words: independence, self-reliance, self-reliance education, self-reliant education for children.
x
x x
1. Cơ sở lý luận về giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non
1.1 Tổng quan về giáo dục tính tự lập cho trẻ
– Trên thế giới, người nào tự lập sớm người đó được đánh giá là thành công. Dạy con tự lập từ nhỏ là nét đặc trưng của giáo dục gia đình ở các nước phát triển.
– Ở Việt Nam, sách viết tuyên truyền giáo dục tự lập cho con thì khá nhiều, song vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên về TTL.
1.2 Các khái niệm cơ bản.
– “Tính tự lập” trong đề tài này được hiểu như là một nét tính cách của con người, được hình thành trong quá trình hoạt động, không phụ thuộc người khác, không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, không dựa dẫm người khác, tự bản thân làm mọi việc trong khả năng. Tính tự lập của trẻ thể hiện trong mọi hoạt động hàng ngày, trong lao động tự phục vụ, qua những công việc mà trẻ có thể tự làm được để phục vụ bản thân, không ỷ lại vào người khác.
– Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
– Giáo dục tính tự lập (GDTTL) cho trẻ trong trường mầm non được hiểu là một hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch hợp lý, thông qua các hoạt động trong trường mầm non và các quan hệ giữa giáo viên với trẻ nhằm hình thành nét tính cách tự lập cho trẻ.
– Trẻ mầm non là trẻ em có độ tuổi từ 0 đến 06 tuổi.
1.3 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non
* Trẻ ấu nhi (01 tuổi – 03 tuổi)
– Hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật.
– Các loại hành động với đồ vật của trẻ ấu nhi:
+ Hành động công cụ.
+ Hành động thiết lập các mối tương quan.
+ Đi theo tư thế thẳng đứng – hình thái vận động đặc trưng của con người.
* Trẻ 03 tuổi – 06 tuổi
– Xuất hiện mâu thuẫn: “Muốn tự mình làm tất cả mọi việc như người lớn nhưng không đủ khả năng”.
– Sự hình thành ý thức bản ngã, chưa ý thức bản thân, chưa phân biệt được mình và người khác.
1.4 Những vấn đề cơ bản trong GDTTL cho trẻ mầm non
* Nội dung GDTTL cho trẻ mầm non:
– Trong hoạt động ăn trẻ biết: Tự xúc cơm ăn, tự cất chén, tự rót nước uống, tự lau miệng, giúp cô dọn bàn ghế, chén, tô…
– Hoạt động ngủ trẻ biết: Tự thay đồ ngủ, tự lấy và trải nệm, gối, mền, xếp và cất nệm, giúp cô sửa soạn chỗ để ngủ.
– Hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ biết: Tự thay quần áo, tự đi vệ sinh, biết xì mũi, lau mũi, rửa tay, lau tay, chải tóc, rửa mặt, lau mặt…
– Hoạt động vui chơi trẻ biết: Sắp xếp đồ chơi, bày và dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi.
– Hoạt động học tập trẻ biết: Tự sắp xếp đồ dùng học tập, giúp cô chuẩn bị đồ dùng cho tiết học.
– Hoạt động lao động (chủ yếu lao động tự phục vụ) trẻ biết: Mang dép, giày, biết để dép, giày đúng nơi qui định, biết gấp quần áo, soạn quần áo và đồ dùng cần thiết vào balô đi về.
– Tự bảo vệ khỏi xâm hại: Trẻ nhận biết các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, không được cho ai chạm vào đó.
* Con đường GDTTL cho trẻ mầm non:
– Hoạt động học.
– Hoạt động chơi.
– Hoạt động lao động.
– Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
* Phương pháp GDTTL cho trẻ mầm non:
– Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm:
+ Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi.
+ Phương pháp dùng trò chơi.
+ Phương pháp nêu tình huống có vấn đề.
+ Phương pháp luyện tập.
– Nhóm phương pháp trực quan – minh họa:
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp làm mẫu.
+ Phương pháp minh họa.
– Nhóm phương pháp dùng lời nói:
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp trò chuyện.
+ Phương pháp kể chuyện.
+ Phương pháp giải thích.
– Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ:
+ Phương pháp dùng cử chỉ.
+ Phương pháp điệu bộ kết hợp với lời nói.
– Nhóm phương pháp nêu gương – đánh giá:
+ Nêu gương.
+ Đánh giá.
* Hình thức GDTTL cho trẻ mầm non:
– Theo mục đích và nội dung giáo dục:
+ Tổ chức hoạt động có chủ định theo ý thích của trẻ.
+ Tổ chức lễ, hội.
– Theo vị trí không gian:
+ Tổ chức hoạt động trong phòng lớp.
+ Tổ chức hoạt động ngoài trời.
– Theo số lượng trẻ :
+ Tổ chức hoạt động cá nhân.
+ Tổ chức hoạt động theo nhóm.
+ Tổ chức hoạt động cả lớp.
* Nguyên tắc GDTTL cho trẻ mầm non:
– Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích.
– Nguyên tắc dạy học vừa sức.
– Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển.
– Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp.
– Nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ.
– Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan.
– Nguyên tắc đối xử cá biệt.
2. Thực trạng giáo dục tính tự lập cho trẻ tại trường mầm non 106 Biên Hoà, Đồng Nai
2.1 Mục đích khảo sát
Xác định được thực trạng mức độ tự lập của trẻ và nội dung, con đường, hình thức, phương pháp GDTTL cho trẻ.
2.2 Đối tượng khảo sát
– Ban giám hiệu: 2 người.
– Giáo viên trực tiếp dạy trẻ : 8 người.
– Cha mẹ các bé: 10 người.
– Khảo sát các đối tượng trẻ : 4 nhóm lớp.
2.3 Nội dung khảo sát
– Tìm hiểu sự chỉ đạo của ban giám hiệu đối với giáo viên về GDTTL cho trẻ tại trường.
– Khảo sát giáo viên về việc thực hiện nhiệm vụ GDTTL cho trẻ thông qua các hoạt động học, chơi, lao động tự phục vụ trong sinh hoạt ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân trong lớp và các hoạt động ngoài trời.
– Khảo sát các hoạt động một ngày của trẻ tại trường nhằm tìm hiểu về mức độ tự lập của trẻ .
2.4 Cách thức tiến hành khảo sát
– Với Ban giám hiệu: sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động và phương pháp phỏng vấn.
– Với giáo viên: sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phương pháp quan sát và phương pháp trò chuyện.
– Với cha mẹ các bé: sử dụng phương pháp trò chuyện.
– Với các bé của 4 lớp: sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp trò chuyện.
2.5 Thực trạng chỉ đạo của Ban Giám Hiệu
– Nhận thức rất rõ sự cần thiết phải GDTTL cho trẻ thông qua kế hoạch giáo dục năm học, họp chuyên môn, tập huấn giáo viên.
– Giáo dục qua thông tư số 17 và 23 của bộ giáo dục và đào tạo.
2.6 Thực trạng của giáo viên
– Tất cả giáo viên nhận thức đúng về khái niệm tự lập.
– 100% hiểu rằng phải GDTTL từ nhỏ và nâng dần theo lứa tuổi.
– Khẳng định GDTTL là cần thiết và có thể giáo dục được nhưng “rất mất thời gian, rất kiên trì, bình tĩnh, không thể nóng vội”.
2.7 Thực trạng GDTTL cho trẻ
* Về nội dung:
– Với lớp nhà trẻ (trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng)
– Giáo viên quan sát, nhắc nhở bố mẹ để cho trẻ tự phục vụ.
– Học về điều gì thì các cô đều cho các bé thực hành.
– Với lớp mầm (trẻ có độ tuổi từ 36 đến 48 tháng)
– Tập cho bé ngồi ngay ngắn, tự giác bưng đồ ăn và tự xúc ăn.
– Dạycho bé biết xếp hàng và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
– Lớp chồi và lớp lá với trẻ độ tuổi này tính tự lập cao hơn.
– Dạy bé ăn uống, mang dép, thay đồ, dọn chăn mền.
– Tìm hiểu nguyên nhân trẻ chưa biết tự phục vụ.
* Về các con đường GDTTL:
– Học, chơi, lao động và ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
– Nội dung phù hợpvới mỗi lứa tuổi, thiết thực và gắn liền với hoạt động hàng ngày của trẻ .
* Về các phương pháp GDTTL:
– Sử dụng 5 nhóm phương pháp ở mức độ “thường xuyên”.
– Lớp nhà trẻ phương pháp minh họa ở mức độ “thỉnh thoảng”.
* Về hình thức GDTTL:
– Thường xuyên tổ chức các hoạt động có chủ định.
– Lớp mầm và chồi nhận thức còn hạn chế nên không sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động theo ý thích của trẻ ”.
– Lớp nhà trẻ không sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động cả lớp” vì trẻ còn nhỏ và chưa ý thức được.
2.8 Thực trạng TTL của trẻ
2.8.1. Lớp Nhà Trẻ (24 – 36 tháng tuổi)
* Lớp học có 15 bé. Kết quả quan sát:
– Hoạt động học: 5 bé biết để dép lên kệ nhưng chưa ngay ngắn, 10 bé cha mẹ làm giúp.
– Hoạt động chơi: 5 bé tự làm được, 10 bé cô phải giúp.
– Hoạt động ăn: 2 bé biết đeo yếm, 8 chưa biết tự xúc ăn.
– Hoạt động ngủ: 12 bé không tự lấy gối nệm, 3 bé cất nệm với sự trợ giúp của cô.
– Về việc “Tự bảo vệ khỏi xâm hại”: 100% bé không biết.
* Nguyên nhân của thực trạng trên:
– Trao đổi với 2 giáo viên của lớp: thực tế chân tay các bé còn vụng về, lóng ngóng, nên rất mất thời gian để rèn luyện.
– Trao đổi với cha mẹ các bé: nhận thức về đặc điểm lứa tuổi còn rất hạn chế.
2.8.2 Lớp Mầm (36 – 48 tháng tuổi)
* Lớp học có 27 bé. Kết quả quan sát:
– Hoạt động học: 6 bé biết để dép lên kệ, 8 bé để chưa ngay ngắn, 13 bé cha mẹ làm giúp.
– Hoạt động chơi: 6 bé biết tự rót nước, 6 bé cô phải giúp, 15 bé chưa làm được.
– Hoạt động ăn: 8 bé biết tự xúc ăn, 12 bé xúc ăn còn rơi vãi, 7 bé cô phải đút.
– Hoạt động ngủ: 6 bé biết tự xếp gối nệm, 8 bé cất nệm với trợ giúp của cô, 13 bé cô phải nhắc nhở.
* Nguyên nhân của thực trạng trên:
– Phụ huynh: ở nhà không yêu cầu bé phụ vì sợ bé làm vỡ vật.
– Giáo viên: các bé có hoàn cảnh khó khăn thì biết tự phục vụ.
2.8.3 Lớp Chồi (48 – 60 tháng tuổi)
* Lớp học có 25 bé. Kết quả quan sát:
– Hoạt động học: 9 bé biết mang giày, 10 bé mang chưa đúng cách, 6 bé không chịu làm.
– Hoạt động chơi: 9 bé biết tự rửa tay, 10 bé rửa chưa đúng cách, 6 bé chưa làm được.
– Hoạt động ăn: 12 bé biết tự xúc ăn, 10 bé xúc ăn còn rơi vãi, 3 bé cô phải đút.
– Hoạt động ngủ: 9 bé biết tự trải gối nệm, 10 bé được trợ giúp của cô, 6 bé cô nhắc nhở.
– Riêng “tự bảo vệ bản thân” : chỉ biết một cách mơ hồ.
* Nguyên nhân của thực trạng trên:
– Giáo viên: ở nhà người lớn thường làm thay trẻ mọi việc.
– Phụ huynh: cho rằng việc này khó, trẻ con không làm được.
2.8.4 Lớp Lá (60 – 72 tháng tuổi)
* Lớp học có 30 bé. Kết quả quan sát:
– Hoạt động học: 20 bé biết tự tháo giày dép và để lên kệ, 8 bé để chưa ngay ngắn, 2 bé cha mẹ làm giúp.
– Hoạt động chơi: 20 bé biết tự dẹp đồ chơi, 8 bé cô phải nhắc nhở, 2 bé không chịu làm.
– Hoạt động ăn: 20 bé biết tự dẹp tô, 8 bé cô phải nhắc nhở, 2 bé không dẹp.
– Hoạt động ngủ: 20 bé biết tự trải gối nệm, 8 bé trải nệm chưa ngay ngắn, 2 bé cô làm giúp.
* Nguyên nhân của thực trạng trên:
– Ở nhà có phụ huynh làm giúp, con trẻ không tự làm lấy.
– Không được rèn luyện thường xuyên nên không nhớ cách làm.
3. Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ trường mầm non 106 Biên Hoà, Đồng Nai
3.1 Cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp GDTTL cho trẻ
– Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích: Mục đích cuối cùng là giúp trẻ thích nghi được với môi trường xã hội và phát triển bản thân.
– Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống: phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để đảm bảo sự nhất quán.
– Nguyên tắc dạy học vừa sức: phù hợp với tâm – sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi.
– Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển: đưa ra cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động trí tuệ và thể chất.
– Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp: giáo dục nhiều mặt phù hợp với trình độ phát triển lứa tuổi.
– Nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ: làm cho trẻ hứng thú, ham mê, hăng say tham gia các hoạt động.
– Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan: nhiều hình thức trực quan khác nhau, như: quan sát, xem xét các sự vật, tranh ảnh, mô hình…
– Nguyên tắc đối xử cá biệt trong giáo dục: chú ý đến đặc điểm cá nhân, phát huy được hết tiềm năng của mỗi trẻ.
3.2 Đề xuất các biện pháp GDTTL cho trẻ mầm non
3.2.1 Biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên và cha mẹ về GDTTL cho trẻ.
Giáo viên và phụ huynh cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng của tính tự lập. GDTTL cho trẻ được thực hiện càng sớm càng tốt.
* Mục tiêu của biện pháp :
– Giúp cho giáo viên nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng và quá trình hình thành đức tính tự lập.
– Giúp cha mẹ nhận thức đầy đủ về đặc điểm tâm-sinh lý từng lứa tuổi để có kế hoạch cụ thể trong việc GDTTL cho con.
* Nội dung của biện pháp :
– Tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, chuyến tham quan trường bạn để cập nhật, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao nhận thức của giáo viên.
– Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kĩ năng nuôi, dạy con; các buổi nói chuyện về đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng về TTL của trẻ .
* Cách thức tổ chức thực hiện:
– Nhà trườngxây dựng kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động.
– Chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp giáo dục hệu quả.
– Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên trao đổi với phụ huynh.
– Tập huấn cho giáo viên về phương pháp GDTTL.
3.2.2 Biện pháp tăng cường tích hợp GDTTL trong các giờ dạy và trong các hoạt động giáo dục khác.
– Tính tự lập được hình thành, củng cố và phát triển trong hoạt động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động. Giáo viên phải “đưa” trẻ vào các hoạt động học tập và sinh hoạt diễn ra hằng ngày. Bản chất của tính tự lập được lồng ghép, xuyên suốt trong mọi hoạt động của con người. Nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
* Mục tiêu của biện pháp :
– Nâng cao nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp, lồng ghép trong giáo dục mầm non.
– Giáo viện được bồi dưỡng lý luận, phương pháp GDTTL cho trẻ.
– Giáo viên có điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trong và ngoài trường.
* Nội dung của biện pháp :
– Nhà trường cần tổ chức một số hoạt động liên quan đến chuyên môn. Tổ chức lớp tập huấn để cập nhật, nâng cao trình độ lý luận và phương pháp giáo dục tích hợpmầm non.
– Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy ngày, tuần, tháng có lồng ghép, tích hợp GDTTL trong các hoạt động thực tế diễn ra hàng ngày. Có kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả.
* Cách thức tổ chức thực hiện những nội dung trên:
– Ban giám hiệu đưa nội dung GDTTL vào kế hoạch năm học thành một trong các mục tiêu trọng tâm.
– Hàng năm nhà trường cần trích một phần kinh phí để mở lớp bồi dưỡng, tập huấn, phát động phong trào thi đua, tổ chức tham quan học tập và các cuộc thi giữa các lớp trong khối.
3.2.3.Biện pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GDTTL cho trẻ .
– Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.
* Mục tiêu của biện pháp :
– Đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hoạt động giáo dục, phát huy tinh thần trách nhiệm của gia đình.
– Phụ huynh tích cực tham gia các hoạt động của trường, hỗ trợ các cô giáo trong giáo dục, rèn luyện TTL cho trẻ.
* Nội dung của biện pháp :
– Về phía nhà trường: Lập kế hoạch phối hợp và phân công trách nhiệm giữa ban giám hiệu và hội phụ huynh học sinh trường.
– Về phía hội phụ huynh học sinh: Tổ chức triển khai từng hoạt động, động viên, yêu cầu cha mẹ phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên để giáo dục con em họ.
– Về phía giáo viên: thường xuyên trao đổi để phụ huynh, thống nhất với phụ huynh những việc cần làm tại nhà, cùng với phụ huynh kiểm tra đánh giá trẻ đạt ở 2 môi trường khác nhau.
* Cách thức tổ chức thực hiện những nội dung trên:
– Ban giám hiệu: chủ trì cuộc họp với hội phụ huynh trường bàn về kế hoạch giáo dục.
– Về phía nhà trường: tổ chức hội nghị viên chức phổ biến kế hoạch đến từng khối lớp, giáo viên từng lớp.
– Về phía ban chấp hành hội: phổ biến đến từng ban đại diện các lớp và đến gia đình trẻ biết.
– Về phía gia đình: lập một thời gian biểu cho trẻ , tạo cho trẻ không gian riêng, làm một số việc trẻ muốn. Tạo tình huống cho trẻ , khuyến khích và khen ngợi khi con làm đúng. Đồng thời dành thời gian để giải thích nếu con trẻ có những xử sự chưa đúng.
3.3 Đánh giá các biện pháp qua ý kiến của ban giám hiệu và giáo viên trường.
– Các giải pháp đưa ra có tính cần thiết và rất cần thiết là 100%.
– Tính khả thi và rất khả thi là 100%.
4. Kết luận
GDTTL là nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường mầm non, góp phần tạo nên giá trị sống tích cực cho trẻ .
* Phía nhà trường:
– Ban giám hiệu đưa GDTTL là mục tiêu trọng điểm của năm.
– Xây dựng kế hoạch năm học và kiểm tra thực hiện kế hoạch.
– Mở các lớp tập huấn cho giáo viên và cha mẹ học sinh.
– Chỉ đạo thực hiện dự án SRPP của bộ giáo dục và đào tạo.
– Luôn sâu sát với trẻ để kịp định hướng hình thành nhân cách nhắm kịp thời phát hiện các nhân tố mới để đào tạo Nhân Tài cho xã hội.
– Đổi mới tư duy sáng tạo trong môi trường sư phạm kết hợp với kỹ năng hoạt động ngoài trời , kỹ năng sống …
* Với hội phụ huynh học sinh trường:
– Phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu nhà trường.
– Tổ chức tuyên truyền phương pháp GDTTL cho các thành viên ban đại diện hội và cha mẹ học sinh.
– Phát triển năng khiếu cho trẻ từ nhỏ trong gia đình từ đó nhà trường định hướng với các nhân tố cho trẻ và là nguồn kế thừa cho đội ngũ quản lý trong các cơ quan, đơn vị……
* Đối với giáo viên:
– Thực hiện đúng kế hoạch giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non.
– Cần tích cực nghiên cứu chuyên môn, kỹ năng giáo dục.
– Áp dụng quan điểm giáo dục lấy người học làm trung tâm trong trường mầm non.
* Đối với phụ huynh
– Thống nhất việc cần làm để GDTTL cho trẻ . Kiểm tra đánh giá mức độ trẻ đạt ở 2 môi trường khác nhau và cùng khắc phục khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm, tâm lý trẻ.
– Tăng cường tìm hiểu về sự cần thiết của GDTTL, các phương pháp giáo dục có hiệu quả đã được áp dụng trong nhà trường.
– Hoàn thiện nhân cách cho trẻ ngay từ tre non đến khi hình thành được các gốc rễ sẽ dễ dàng đào tạo cho các Nhân Tài tương lai cho đất nước từ đó ta có thể xuất khẩu cho các quốc gia khác nhân lực có chất lượng cao học tập, làm việc bài bản có tính kỷ luật cao nhằm hội nhập Kinh Tế Quốc Tế toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2009). Chương Trình Giáo Dục Mầm Non. Nxb GD.
2. Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
3. Lô Cần (2015). Những Sai Lầm Trong Giáo Dục Gia Đình. Nxb Lao Động-Xã Hội.
4. Lô Cần (2015). Quan Niệm Mới Về Giáo Dục Trong Gia Đình. Nxb Lao Động – Xã Hội.
5. Phạm Thị Châu – Nguyễn Thị Oanh – Trần Thị Sinh (2015). Giáo dục học mầm non. Nxb ĐHQG Hà Nội.
6. Vũ Dũng (2008) Từ Điển Tâm Lý Học, Nxb Từ Điển Bách Khoa-Viện Tâm Lý Học.
7. Thái Hà-Thanh Sơn (2014), Giúp Con Học Cách Tự Lập và Kỹ Năng Sống, NXB Văn Hóa Thông Tin.
8. Trần Hân (2015). Phương Pháp Dạy Con Của Người Mỹ. Nxb Phụ Nữ.
9. Trần Hân (2015). Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái. Nxb Phụ Nữ.
11b. Phạm Minh Hạc (2010). Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 21. Nxb GD Việt Nam.
10. Trần Thị Tuyết Oanh (2011). Giáo Trình Giáo Dục Học – Tập I-2. Nxb ĐHSP.
11. Hoàng Phê (1992), Từ Điển Tiếng Việt, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam – Viện Ngôn Ngữ Học -Trung Tâm Từ Điển Ngôn Ngữ, Hà Nội.
12. Quốc Hội Nhà Nước Việt Nam (2005). Luật Giáo Dục. Nxb Chính Trị Quốc Gia.
13. Đỗ Hồng Thanh – Nguyễn Thanh Thúy (2013). Các Bà Mẹ Xin Hãy Lười Một Chút. Nxb Dân Trí.
14. Nguyễn Ánh Tuyết (2008). Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non, Nxb ĐHSP.
15. Nguyễn Quan Uẩn (2013). Giáo Trình Tâm Lý Học Đại Cương. Nbx ĐHSP.
16. Nguyễn Khắc Viện (1991). Từ Điển Tâm Lý. Nxb Ngoại Văn Trung Tâm Nghiên Cứu Trẻ Em – Hà Nội.
17. Dương Vũ (2015). Dạy Trẻ Có Tinh Thần Tự Lập, Nxb Văn Hóa Thông Tin.
18. Sugiyam Kouichi (2013). Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Nhật. Nxb Văn Hóa Thông Tin Hà Nội.
19. Piaget et Barbel Inhelder. ra psgchologie de I ènant PUF. Piris – 1973.
20. Bộ giáo dục và đào tạo (4/2016), Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.
THÔNG TIN LIÊN HỆ TÁC GIẢ:
Tiến sĩ. Lê Văn Tấn – Viện trưởng Viện Phát triển Khoa học Công nghệ & Giáo dục.
Số điện thoại: 0918495757
Email: letan0602@yahoo.com
Nguồn: Tác giả gửi bài viết đến thanhdiavietnamhoc.com
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)
Download file (PDF): Hoàn thiện tính tự lập cho trẻ để hình thành nguồn nhân lực cho tương lai tại trường mầm non 106 Biên Hòa, Đồng Nai (Tác giả: Ts. Lê Văn Tấn, Ths. Đặng Văn Bé Năm, Ths. Phạm Ngọc Minh, Lâm Kiều Tiên) |