Hội An – Di sản văn hoá thế giới (Phần 1)

 Tác giả bài viết:   PHAN HUY LÊ
(Chủ tịch Hội sử học Việt Nam)

1. Quá trình nghiên cứu và hợp tác quốc tế

     Sau khi gia nhập Công ước Di sản thế giới năm 1987, đến nay Việt Nam đã có 5 khu di tích và danh thắng được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá và Di sản thiên nhiên thế giới, trong đó Hội An là Di sản văn hoá thế giới được công nhận vào năm ngày 4 – 12 – 1999.

     Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu và nhận thức qua nhiều thập kỷ của các nhà khoa học Việt Nam và thế giới, trong đó có nhiều cống hiến quan trọng của các học giả Nhật Bản.

     Hội An hay với tên gọi Faifo trong một số bản đồ và tư liệu phương Tây, đã được biết đến và miêu tả trong một số tư liệu từ đầu thế kỷ XVII. Nhưng nghiên cứu Hội An thực sự chỉ mới bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ XX(1).

     Năm 1985, Hội thảo quốc gia về Hội An được tổ chức ở Đà Nẵng nhân dịp thương cảng-đô thị cổ Hội An được Chính phủ Việt Nam công nhận là Khu di tích lịch sử-văn hoá Quốc gia. Chuẩn bị cho hội thảo này, công việc điều tra khảo sát tại Hội An được các nhà khảo cổ học, sử học, kiến trúc.

     Việt Nam lần đầu tiên thực hiện để cung cấp dữ liệu cho việc xếp hạng di tích của Chính phủ. Trong giai đoạn này, Trung tâm bảo quản và tu bổ di tích trung ương với sự hợp tác của một số chuyên gia Ba Lan Kinh tế Kazimien Kwiakobwski đứng đầu giữ vai trò quan trọng.

     Tiếp đó, năm 1990 Hội thảo quốc tế về phố cổ Hội An ở Đà Nẵng đã mở ra một bước ngoặt trong nghiên cứu về Hội An. Tham dự Hội có hơn 150 người, trong đó có hơn 70 học giả Việt Nam và nước ngoài đến từ Nhật Bản, Ba lan, Hà Lan, Canada, Thái Lan, Mỹ Australia. Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, Hội thảo đã nâng cao tầm hiểu biết về các giá trị của Hội An và đặt ra nhiều vấn đề mới cuốn hút các nhà khoa học. Đặc biệt, Hội thảo đã đặt cơ sở mở rộng sự hợp tác quốc tế trong nghiên cứu về Hội An(2).

     Để chuẩn bị cho cuộc Hội thảo quốc tế này, một Uỷ ban quốc gia đã được thành lập đã triển khai một chương trình chức năng, khảo sát khá toàn diện với sự phối hợp của nhiều Viện nghiên cứu, nhiều trường Đại học Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ địa lý, địa chất, khảo cổ học, sử học, kiến trúc đến văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, bảo tàng học… Phạm vi nghiên cứu không chỉ giới hạn trong khu phố cổ hội An mà còn mở rộng ra vùng phụ cận trong phạm vi hoạt động của thương cảng bao gồm Cù lao Chàm, hạ lưu sông Thu Bồn cho đến dinh trấn Quảng Nam xưa (Dinh Chiêm) và dòng sông Cổ Cò nối liền Hội An với Đà Nẵng. Về thời gian, không chỉ nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, sa sút và biến đổi của Hội An từ cuối thế kỷ XVI đến ngày nay, mà còn ngược về quá khứ xa xưa của thời Tiền Hội An, tìm về những di tích văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Chămpa trước thế kỷ XV. Trung tâm thiết kế và tu bổ công trình văn hoá thuộc Bộ Văn hoá- Thông tin đã tiến hành điều tra, khảo sát từ năm 1983 đến 1990, sơ bộ xây dựng hồ sơ đạc hoạ hiện trạng các di tích kiến trúc ở Hội An.

     Hội thảo quốc tế về phố cổ Hội An năm 1990 là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài trao đổi về những kết quả nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, cùng nhau nhìn nhận những giá trị của di sản lịch sử, kiến trúc, văn hoá của Hội An đặt trong bối cảnh khu vực và thế giới. Các nhà khoa học nước ngoài đem đến hội thảo nhiều nguồn tư liệu mới liên quan đến Hội An như tư liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC), Công ty Đông Ấn Anh, những tư liệu chữ viết và tranh vẽ còn lưu giữ trong chùa, đền và dòng họ Nhật Bản cùng những dấu tích gốm sứ Việt Nam tìm thấy ở Nhật Bản và nhiều ở nước Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, các học giả đã đề xuất những kiến nghị về xây dựng qui hoạch bảo tồn phố cổ Hội An và tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu về thương cảng này.

     Từ năm 1990 đến nay, phố cổ Hội An càng ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học cũng như khách du lịch trong và nước ngoài. Công việc qui hoạch bảo tồn, tu bổ phố cổ và phục vụ du khách được tiến hành song song với công việc tiếp tục điều tra khảo sát và nghiên cứu khoa học. Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc điều tra vào đào thám sát các di tích văn hoá Sa Huỳnh ở vùng Hội An và phụ cận, di tích Chămpa trên Cù lao Chàm, di tích Trà Kiệu (Simhapura) – Mỹ Sơn (Duy Xuyên) là kinh thành và thánh địa cổ của vương quốc Chămpa(3)… Các nhà kiến trúc, sử học, văn hoá của các cơ quan trung ương cùng các nhà khoa học địa phương tiếp tục công việc điều tra thực địa và thu thập tư liệu thuộc di sản văn hoá vật thể. Bước phát triển mới của nghiên cứu Hội An trong giai đoạn này là sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế. Nhiều nhà khoa học từ Mỹ, Pháp, Australia, Israel… đến Hội An và vùng phụ cận tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Hội An. Đặc biệt quan hệ hợp tác với các học giả Nhật Bản được xây dựng và phát triển có qui mô và liên tục nhất.

     Các học giả Nhật Bản quan tâm đến Hội An vì nhiều lý do. Trước hết Nhật Bản trong thế kỷ XVII, tại đó lúc bấy giờ có một khu phố người Nhật bên cạnh khu phố người Hoa và cho đến nay một số đền chùa và dòng họ Nhật Bản còn lưu giữ nhiều di vật và kỷ niệm của quan hệ giao lưu đó. Trong Đông Nam Á còn bảo tồn được một tổng thể kiến trúc phong phú, đa dạng nhất, Hơn nữa, các học giả Nhạt Bản quan niệm trong những tương đồng của văn hoá Á Đông, Nhật Bản có thể hợp tác và chuyển giao cho Việt Nam những kinh nghiệm bảo tồn phố cổ của mình, góp phần bảo vệ thành công một di sản văn hoá quý giá của dân tộc và  thế giới.

     Năm 1991, Tổng cục văn hoá Nhật Bản cử chuyên gia đến tìm hiểu hiện trạng phố cổ Hội An và đặt quan hệ hợp tác với Việt Nam. Từ nãm 1992, Viện nghiên cứu Văn hoá Quốc tế thuộc Đại học nữ Chiêu Hoà bắt đầu tiến hành điều tra khảo sát phố cổ Hội An trên các lĩnh vực địa lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ, văn hoá, kiến trúc… và xây dựng dự án “Bảo tồn phố cổ Hội An”. Viện Nghiên cứu Văn hoá Quốc tế trở thành trung tâm tập hợp các học giả thuộc nhiều trường Đại học, Viện và Trung tâm khoa học Nhật Bản và đầu mỗi vận động kinh phí cho dự án, về phía Việt Nam, năm 1995 “Hội bảo trợ Di sản Kiến trúc -Văn hoá Hội An” được thành lập do nguyên.

     Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình là Chủ tịch danh dự, ông Nguyễn Đình An, nguyên Phó chủ tịch UBND Quảng Nam-Đà Nẵng là chủ tịch, giữ vai trò liên hệ và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nhật Bản và quốc tế trong mục tiêu bảo tồn phố cổ Hội An. Các cơ quan nhà nước từ Bộ văn hoá thông tin, Uỷ bản nhân dân, Sở văn hoá thông tin tỉnh Quảng Nam đến uỷ ban nhân dân thị xã Hội An, Trung tâm quản lý phố cổ Hội An và các cơ quan khoa học như Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học kiến trúc Hà Nội, Trung tâm thiết kế và trùng tu di sản văn hoá, Viện khảo cổ học… đã hợp tác với các đối tác Nhật Bản trong triển khai dự án “Bảo tồn phố cổ Hội An”.

     Cho đến năm 1996, dự án “Bảo tồn phố cổ Hội An” đã đạt được nhiều thành tựu và một cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức tại Hội An. Đồng thời hằng năm, phía Nhật Bản tổ chức hội thảo tại Tokyo với sự tham dự của đại diện cơ quan quản lý và nhà khoa học Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu về Hội An đã được công bố trên nhiều tạp chí và ấn phẩm Việt Nam và Nhật Bản, trong đó có hai kỷ yếu của Viện Nghiên cứu văn hoá quốc tế Đại học nữ Chiêu Hoà: Kiến trúc phố cổ Hội An tập 3/1996 và Điều tra khảo cổ học phố cổ Hội An tập 4/1997 in năm 1998(4).

     Một cuộc hội thảo quốc tế Quan hệ Việt- Nhật thế kỷ XV-XVII qua giao lưu gốm sứ cũng đã được Trung tâm nghiên cứu văn hoá quốc tế, Đại học Chiêu Hoà tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12 – 1999.

     Như vậy là sau hơn một thập kỷ, những kết quả nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành về Hội An đã tạo ra một cơ sở dữ liệu càng ngày càng phong phú cho phép nâng cao dần nhận thức về bề dày lịch sử cũng như giá trị đa dạng của di sản văn hoá phố cổ Hội An. Đấy cũng là cơ sở khoa học để năm 1999 UNESCO công nhận Hội An là một Di sản văn hoá Thế giới.

2. Tiến trính lịch sử của Hội An

     Trước khi Hội An ra đời, vùng cửa sông Thu Bồn đã trải qua thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh và Chămpa mà nhiều nhà khoa học quen gọi là thời kỳ tiền Hội An. Khảo cổ học đã phát hiện và khai quật nhiều di tích văn hoá Sa Huỳnh muộn (khoảng một vài thế kỷ TCN đến thế kỷ I SCN) trên các cồn cát bên tả ngạn sông Thu Bồn thuộc xã Cẩm Hà như An Bang, Hậu Xá,, Thanh Chiếm. Rõ ràng cư dân Sa Huỳnh đã cư trú trên một số cồn cát, doi đất cao hạ lưu sông Thu Bồn.

     Văn hoá Chămpa cũng để lại dấu tích ở xã Cẩm Hà, Cẩm Thanh qua những di vật gốm sứ Trung Quốc có niên đại thế kỷ IX (Hậu Xá II-II, Cẩm Hà), XII- XIII (Bàu Đá, Cẩm Thanh), XIV (Tràng Sỏi, Cẩm Hà), gốm Islam thế kỷ IX (Tràng Sỏi, Cẩm Hà). Đặc biệt kết quả thám sát và khai quật địa điểm Bãi Làng (5/1998 và 5/1999) trên Cù lao Chàm đã tìm thấy gốm Chăm thô, gốm Trung Quốc thế kỷ IX-X, gốm Islam thế kỷ IX, thuỷ tinh nguyên liệu có nguồn gốc từ Funstat (Ai Cập), một số đồ thuỷ tinh gia dụng sản xuất từ Ai Cập, Iran khoảng thế kỷ IX, thuỷ tinh nguyên liệu có nguồn gốc từ Funstat (Ai cập), một số đồ thuỷ tinh gia dụng sản xuất từ Ai Cập, Iran khoảng thế kỷ IX.

     Những di tích và di vật trên chứng tỏ khi mà kinh đô Trà Kiệu và Thánh địa Mỹ Sơn, của Chămpa xây dựng trên thượng lưu sông Thu Bồn thì vùng cửa sông và Cù lao Chàm hẳn có một vị trí trọng yếu trong sự phòng vệ đất nước và là cửa ngõ giao thương với thế giới bên ngoài. Trên mặt đất, vùng quanh Hội An cũng còn để lại một số dấu tích và di vật có nguồn gốc Chăm như di tích kiến trúc ở Lùm Bà Vàng (Thanh Chiếm – Cẩm Hà), ở An Bang (Cẩm Hà), bức tượng trong miếu Thần Hời (An Bang-Cẩm Hà), tượng thời ở Lăng Bà Lồi (Cẩm Thanh), tượng voi trước đình Xuân Mỹ (Cẩm Hà), giếng Chăm rải rác nhiều nơi nhất là ở Trung Phường. Những địa danh như Cù lao Chàm, cửa Đại Chiêm, Kẻ Chàm, Cồn Chăm… cũng còn như lưu giữ lại dấu ấn của lịch sử -văn hoá Chămpa. Thư tịch cổ của Trung Quốc có nói đến một “Lâm ấp phố” nào đó mà phía ngoài là núi Bất Lao hay Chiêm Bất Lao tức Cù Lao Chàm hiện nay. Tuy nhiên cho đến nay, khoa học chưa có đủ cứ liệu khoa học để chỉ ra một cảng thị của vương quốc Chămpa ở vùng cửa sông Thu Bồn mà thế kỷ IX-X đã có quan hệ giao thương với thế giới Trung Quốc và Á Rập. Điều cần lưu ý là với những kết quả nghiên cứu cho đến nay thì trong phạm vi phố cổ Hội An chưa tìm thấy dấu tích của cảng thị Chămpa xưa, nghĩa là nếu có một cảng thị Chămpa thì vị trí không nằm trên phố cổ Hội An.

     Năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông lập thừa tuyên Quảng Nam (từ Đà Nẵng, Quảng Nam đến bắc Phú Yên) thì vùng đất này thuộc về lãnh thổ Đại Việt. Từ đó người Việt di cư vào khai phá làm ăn ngày càng nhiều và bắt đầu quá trình chung sống và hỗn dung văn hoá Việt – Chăm với ưu thế tăng nhanh của cư dân Việt. Trong Ô châu cận lục do Dương Văn An viết với lời tựa năm 1555, chưa thấy địa danh Hội An, nhưng cho biết vùng đất này đã có hai xã mang tên Cẩm Phố và Hoài Phố là những làng chài ven biển(5). Có thể thương cảng Hội An ra đời khoảng cuối thế kỷ XVI và phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XVII.

     Thương cảng Hội An ra đời và thịnh đạt trong thế kỷ XVII trên một vị trí địa lý và trong bối cảnh lịch sử trong nước cũng như khu vực có nhiều thuận lợi.

     Việt Nam có bờ biển dài nằm trên “con đường tơ lụa trên biển” mà Cù lao Chàm và cửa sông Thu Bồn là nơi thương thuyền các nước thường qua lại. Những di vật có nguồn gốc Trung Quốc, Ai Cập, Iran thế kỷ IX-X tìm thấy trên Cù lao Chàm và gần đây, năm 1997- 2000 việc khai quật con tàu đắm gần Cù lao Chàm chở trên 2400.000 hiện vật phần lớn là gốm Việt Nam, sản xuất ở lò gốm Chu Đậu (Hải Dương) có niên đại thế kỷ XV chứng tỏ điều đó.

     Khôi phục lại địa hình và các dòng sông, cửa biển vùng hạ lưu sông Thu Bồn và những biến đổi qua các thời kỳ lịch sử đã được nhiều nhà địa lý, địa chất quan tâm nghiên cứu và đã đưa ra những bản đồ giả định, tuy còn phải tiếp tục nghiên cứu. Nhưng cần lưu ý là cho đến thế kỷ XVII, sông Thu Bồn đổ ra biển qua hai cửa: Đại Chiêm hải khẩu (Cửa Đại) và Tiểu Chiêm hải khẩu (Cửa Tiểu) và tàu thuyền từ phía nam lên có thể cập bến Hội An bằng cửa Đại. Bên cạnh đó còn một hải trình nối liền Cửa Đại – Hội An với Cửa Hàn-Đà Nẵng (touran hay Touron). Dấu tích còn lại hiện nay là dòng sông Cổ Cò đang bị bồi lấp và chỉ còn lại từng đoạn nhỏ hay những ao đầm. Vào thế kỷ XVII, đường thuỷ này con khá lớn và rất tiện cho tàu thuyền từ phía Bắc qua Cửa Hàn-Đà Nẵng vào Hội An. Chính giáo sĩ Christoforo Bori sống ở Đàng Trong từ 1618 đến 1622, đã xác nhận có hai cửa ngõ vào Hội An từ cửa Hàn(6). Bản đồ cảng Turan (Đà Nẵng) do thuyền trưởng Arthur Rose vẽ năm 1764 cho thấy rất rõ con đường thuỷ nối liền cửa Hàn (Port de Kean) và cửa Đại Chiêm (Port de Cacciam) và Hội An(7). Một bản đồ cảng Toran (Đà Nẵng) vào đảo Callao (Cù lao Chàm) do một thuyền buôn Anh vẽ sau đó 30 năm, vào năm 1793, ghi rõ hải trình với độ sâu từ Cù lao Chàm qua cửa Hàn vào Faifo (Hội An). Có lẽ lúc này cửa Đại đã bị cát bồi nhiều nên tàu thuyền lớn từ Cù lao Chàm cũng qua cửa Hàn – Đà Nẵng để cập bến Hội An. Cho đến bản đồ Đồng Khánh địa dư chí lược vẽ vào khoảng năm 1886-1888, dòng sông Cổ Cò (Lộ Cảnh Giang) đã bị bồi lấp và thu hẹp nhiều và trước đó, Minh Mệnh đã cho đào sông Vĩnh Điện nối sông Thu Bồn với sông Hàn.

     Tình hình trong nước vào cuối thế kỷ XVI và thế kỷ XVIII cũng tạo ra nhiều điều kiện chính trị, kinh tế cho sự phát triển của ngoại thương nói chung và thương cảng Hội An nói riêng. Chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong là Nguyễn Hoàng (Chúa tiên) năm 1558 vào trấn thủ Thuận Hoá (Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế) rồi năm 1570 kiêm trấn thủ Quảng Nam (Đà Nẵng, Quảng Nam đến bắc Phú Yên) đang ra sức xây dựng lực lượng, trước hết lo khai phá đất đai, mở mang kinh tế, mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài. Chúa kế nghiệp là Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi: 1613 -1634), Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng: 1635 – 1648), Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền: 1648-1687) càng thi hành nhiều chính sách tích cực để phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng lực lượng quân sự nhằm đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài mà chiến tranh đã bùng nổ và kéo dài từ 1620-1672. Đến cuối thế kỷ XVII đầu XVIII, đất Đàng Trong đã được mở rộng vào đến đồng bằng sông Cửu Long, kinh tế nông nghiệp và công thương nghiệp đều phát triển mạnh. Nền tảng kinh tế đó cùng với chính sách mở cửa cửa chính quyền chúa Nguyễn dẫn đến sự xuất hiện nhiều đồ thị, nhất là các thương cảng ven sông, ven biển như Thanh Hà (Huế, cửa sông Hương), Đà Nẵng (cửa sông Hàn) Hội An (cửa sông Thu Bồn),. Vũng Lấm (Phú Yên), Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh), Đông Phố (Đồng Nai), Mỹ Tho (Tiền Giang), Hà Tiên (Kiên Giang)… trong đó Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất.

     Trong bối cảnh khu vực và thế giới, thế kỷ XV-XVII được coi là “thời đại thương mại” (the Age of commerce)(8). Ở châu Á, từ thời cổ đại và trung đại, ngoài những con đường giao thương trực tiếp giữa các quốc gia, đã sớm hình thành hai hệ thống giao lưu kinh tế – văn hoá lớn là “ con đường tơ lụa trên bộ” và con đường tơ lụa trên biển”. Từ thế kỷ VIII-IX do thuận tiện của đường biển và do những tiến bộ của kỹ thuật hàng hải, “con đường tơ lụa trên biển” ngày càng chiếm ưu thế. Đầu thế kỷ XV, nhà hàng hải nổi tiếng Trung Quốc là Trịnh hoà trong thời gian 27 năm từ 1405 đến 1433, đã đem hạm đội 7 lần vượt biển từ nam Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á, sang Ấn Độ, vào vịnh Ba Tư, Hồng Hải, các nước Á Rập rồi theo bờ biển Đông Phi đến tận Somalie, Mozambique. Hệ thống thương mại Á châu này có quan hệ và tác động đến quan hệ giao thương của các nước châu Á, nhất là những nước ven bờ đại dương và cả quan hệ giữa phương Đông với Phương Tây.

     Sang đầu thế kỷ XVI sau cá phát kiến địa lý, còn đường hàng hải từ châu Âu theo Đại Tây Dương qua bờ biển châu Phi lại được nối liền với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, mở đường cho sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản phương Tây sang Phương Đông, bắt đầu hình thành hệ thống thương mại thế giới. Thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Công ty Đông Ấn của Hà Lan, Anh, Pháp … mở rộng quan hệ buôn bán và thành lập thương điếm và căn cứ thương mại- quân sự trên lãnh thổ một số nước.

     Trong bối cảnh chung đó, tình hình chính trị, kinh tế và chính sách ngoại thương của các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc cũng có nhiều tác động quan trọng đến Việt Nam và Đông Nam Á.

     Nhà Minh (1368 – 1644) chủ trương “hải cấm” hạn chế và kiểm soát ngoại thương. Năm 1567 Minh nới lỏng chính sách ngoại thương, cho phép người Hoa được vượt biển buôn bán và cấp giấy phép cho thuyền buôn ra nước ngoài, nhưng vẫn hạn chế quan hệ với Nhật Bản, cấm xuất khẩu một số nguyên liệu. Từ nửa sau thế kỷ XVI, hoạt động ngoại thương của Trung Quốc tăng trưởng nhanh ở Đông Nam Á. Trong lúc đó quan hệ buôn bán trực tiếp giữa Trung Quốc và Nhật Bản bị khống chế dẫn đến hoạt động buôn lậu dọc ven biển (Nuỵ khấu). Chính quyền Mạc phủ Nhật Bản thực hiện chủ trương “Châu ấn thuyền” (Shuinsen), cấp giấy phép cho thuyền Nhật xuống các nước Đông Nam Á buôn bán và thu mua hàng của Trung Quốc từ các nước này. Chính sách Châu ấn thuyền có thể được thiết lập khoảng năm 1592 – 1596 và thực hiện từ đầu thế kỷ XVII đến 1635, tạo điều kiện cho thuyền buôn Nhật Bản mở rộng quan hệ giao thương với các nước Đông Nam Á. Trong những năm 1633 – 1639 Mạc phủ lần lượt ban hành chính sách hạn chế ngoại thương mà về sau gọi là chính sách “đóng cửa (toà quốc sakoku) nhằm chống lại sự cạnh tranh và thâm nhập của nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước nhưng vẫn duy trì quan hệ với Công ty Đông Ấn Hà Lan và Trung Quốc như những cửa Ngỏ thông với thế giới. Người Nhật cấm đi ra nước ngoài và từ đó một số người Nhật ở lại nước ngoài tiếp tục sinh sống.

     Ở Trung Quốc, năm 1644 nhà Minh bị nhà Thanh (1644 – 1911) thay thế và trong phong trào “phản Thanh phục Minh”, nhiều người Hoa lại rời đất nước di cư xuống cá nước vùng Đông Nam Á. Để đối phó với cuộc đấu tranh của Trịnh Thành Công ở Đài Loan (1661 – 1683), nhà Thanh lại thi hành chính sách “hải cầm” để cô lập Đài Loan và ngăn chặn sự liên kết phong trào chống Thanh trong nước với Trịnh Thành Công. Quan hệ mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc bị hạn chế, nhưng thuyền buôn Đài Loan vẫn tiếp tục buôn bán với các nước.

     Tất cả những biến động trong chủ trương đối ngoại của Trung Quốc và Nhật Bản trên đây đều ảnh hưởng đến tình hình thương mại vùng Đông Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và Hội An nói riêng.

     Thương cảng Hội An ra đời cuối thế kỷ XVI và thịnh đạt trong thế kỷ XVII trong những điều kiện và bối cảnh thuận lợi trong nước và khu vực. Trong nửa đầu thế kỷ XVII, Hội An đã trở thành một thương cảng nổi tiếng và sầm uất bận nhất ở Việt Nam. Năm 1621 Chrristofforro Borri đã thấy có thuyền buôn nhiều nước đến Faifo như Trung Quốc, Nhật Bản, Mâco, Malacca, Camphuchia… Riêng Châu ấn thuyền của Nhật Bản trong khoảng 1604 – 1635 có 356 thuyền được cấp giấy phép xuất dương thì có 37 thuyền đến Đàng Ngoài (10,4%), 87 đến Đàng Trong chủ yếu là Hội An (24,4%), 6 thuyền đến Chămpa (1,7%), tổng số thuyền đến Việt Nam kể cả Đàng Ngoài, Đàng Trong và Chămpa là 130 thuyền (36,5%)(9). Số Châu ấn thuyền đến Hội An năm nhiều nhất là 7 thuyền (1614) hay 6 thuyền (1604, 1613) và chỉ có 2 năm không có là 1625, 1626. Đứng về số lượng Châu ấn thuyền thì quan hệ buôn bán của Nhật Bản với Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng chiếm tỷ trọng cao nhất so với tất cả các nước khác ở Đông Nam Á. Ngoại phiên thông thư có phần An Nam quốc thư (Q. 11-14) còn ghi lại 62 bức thư theo thư mục mà thực tế chỉ còn 56 bức thư gồm những văn thư trao đổi giữa Mạc phủ Nhật Bản với chúa Trịnh, chúa Nguyễn ở Việt Nam trong thời gian 1601 đến 1694, trong đó có nhiều thư liên qua đến quan hệ thương mại giữa hai nước(10).

     Cùng với người Nhật là người Trung Quốc, Từ sau năm 1567 đến năm 1644, trong thời gian nhà Thanh bãi bỏ chế độ “cấm biển” (hải cấm), thuyền buôn Trung Quốc được phép tự do buôn Trung Quốc, nhất là vùng Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam.

     Người Nhật Bản cũng như người Trung Quốc không chỉ theo thuyền đến buôn bán mà còn mở phố xá, cửa hàng và một số ở lại lưu trú lâu dài. Họ vừa buôn bán vừa làm môi giới trong phiên dịch và trung gian mua bán hàng cho thuyền buôn các nước khác. Theo gia phả và ký ức của người Hoa ở Hội An thì những lớp người Hoa đến đầu tiên được suy tôn là Tiền hiền, là thuỷ tổ các dòng họ được gọi là Thập lão, Lục tính, Tam đại gia và từ những năm 1645 – 1653 lập thành xã Minh Hương, rồi dựng chùa miếu, lập hội quán(ll). Người Hoa và người Nhật giữ vai trò rất quan trọng trong nền thương mại Hội An. Theo Christoforro Borri thì “Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật, người Hoa chọn một điểm và nơi thuận lợi để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán. Đó là phố Faifo, một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói là có hai thành phố, một của người Hoa và một của người Nhật”(12). Theo tư liệu này thì trên cơ sở một số làng ven ven biển, do điều kiện thuận lợi, một số người Nhật và người Hoa đã được chúa Nguyễn cho thiết lập nên thương cảng Hội An. Mỗi khu phố của người Nhật cũng như người Hoa có một “Trưởng khu” đứng đầu và trong đó, họ được sống theo luật lệ và phong tục riêng. Bức tranh Giao Chỉ quốc độ hải đồ của Chaya Shinroku vẽ khoảng đầu thế kỷ XVII còn lưu giữ tại chùa Jomyo thành phố Nagoya cung cấp một hình ảnh của khu phố Nhật với những ngôi nhà kiểu Nhật và người mang trang phục Nhật. Tư liệu Nhật Bản còn ghi lại họ tên những Trưởng khu người Nhật như Dmingo 1633 – 1636, Haranoy Rokubee 1636 – 1640, Enmuraubee 1640 – 1642, Enmura Taihee 1642 – 1660, Hayashikinemon 1660 – 1665, Kakuyashichi Rokuno 1665 – 1672(13).

     Sau khi thực hiện chính sách hạn chế ngoại thương, quan hệ buôn bán với Nhật Bản giảm sút dần, nhưng một số người Nhật vẫn ở lại Hội An buôn bán và vẫn giữ quan hệ qua lại với quê hương qua những thuyền buôn nước khác được cập bến nhật Bản hay qua những chuyến buôn lén lút. Khu phố người Nhật vẫn do người Nhật làm Trưởng khu cho đến năm 1672. Đến cuối thế kỷ XVII thì số người Nhật và ghi nhận “Trước kia người Nhật là cư dân chủ yếu của thành phố này và là chủ nhân phần lớn các hoạt động thương mại ở cảng Hội An”(14). Nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán đến Hội An năm 1699 có nêu tên cầu Nhật Bản”. Nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán đến Hội An năm 1699 có nêu tên cầu Nhật Bản”, nhưng không nói đến người Nhật mà chỉ thấy vai trò chi phối của người Hoa(15). Sau năm 1644 khi ở Trung Quốc nhà Thành thành lập thì số người Hoa không thần phục triều Thanh lánh nạn ra nước ngoài càng đông và sinh cơ lập nghiệp tại đó. Trong hoàn cảnh như vậy, số lượng và vai trò của người Hoa tại Hội An tăng lên nhanh chóng từ khoảng giữa thế kỷ XVII.

     Ngoài các nước Đông Á và Đông Nam Á, thương thuyền và giáo sĩ phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan rồi Anh, Pháp cũng đến buôn bán ở Hội An. Riêng Công ty Đông Ấn Hà La V.O.C đã lập thương điếm ở đây năm 1636 và tồn tại cho đến năm 1741.

     Trong thời thịnh đạt thế kỷ XVII, Hội An là nơi qui tụ hàng hoá, sản phẩm của Đàng Trong, nhất là dinh Quảng Nam để chuyển bán cho thuyền buôn nước ngoài. Hàng xuất khẩu chủ yếu là lâm thổ sản quý như trầm hương, quế, hồ tiêu, yến sào, vàng, cau khô…; các loại dược liệu như sừng tê giác, đậu khấu, tô mọc, sa nhân, …; một số sản phẩm thủ công như tơ sống, lụa, đường, đồ gốm… Hàng hoá nước ngoài cũng qua Hội An lan toả ra các nơi qua vai trò các thương nhân trong nước. Hàng nhập khẩu gồm một số sản phẩm cung cấp cho nhu cầu của nhà nước và quý tộc như vũ khí (đại bác, kiếm), nguyên liệu chế thuốc súng; đồng, kẽm (để đúc tiền): các loại gấm, lụa, đồ sứ cao cấp; hàng phương Tây như dạ, đồng hồ… và nhiều mặt hàng dân dụng đủ các loại từ gốm sứ, vải lụa đến thuốc Bắc, thuốc nhuộm, bút mực… Do vai trò quan trọng của Hội An nên từ năm 1602 chúa Nguyễn cho thiết lập dinh trấn Quảng Nam ở Cần Húc huyện Duy Xuyên và cử hoàng tử, thứ sau là Nguyễn Phúc Nguyên làm trấn thủ, vừa quản lý dinh quan trọng và giàu có bậc nhất của Đàng Trong, vừa trực tiếp quản lý thương cảng Hội An. Tại trấn dinh, cho “xây kho tàng chứa lương thực”(16). Bức tranh Giao Chỉ quốc độ hải đồ còn cho thấy một hình ảnh cụ thể của dinh trấn Quảng Nam được phòng vệ chặt chẽ vào đầu thế kỷ XVII. Cuối thế kỷ XVII, Thích Đại Sán nhận thấy Dinh trấn ở về phía tây Hội An, “như Vương phủ để phòng ngự lân bang”(17).

     Sang thế kỷ XVIII, Hội An vẫn là thương cảng lớn của cả nước nhưng không còn điều kiện phát triển như trước và về một mặt mậu dịch đối ngoại đã có chiều hướng suy giảm trong sự suy thoát chung của hệ thống thương mại châu Á. Sau khi chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc, chính quyền Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài không còn tiếp tục những chính sách khuyến khích ngoại thương tích cực như trước. Quan hệ thương mại với Nhật Bản chấm dứt, ngoại trừ một số người Nhật lấy chồng người Việt và ở lại Việt Nam. Sau năm 1683, nhà Thanh bãi bỏ chế độ “hải cấm” thúc đẩy thuyền buôn Trung Quốc mở rộng quan hệ giao thương với Việt Nam và Đông Nam Á. Nhưng cũng từ đây một nghề thủ công của Việt Nam và Đông Nam Á không đủ khả năng cạnh tranh với những hàng hoá chất lượng cao của Trung Quốc như gốm sứ, hàng dệt.. Số người Hoa ở Hội An tiếp tục tăng thêm và vai trò chi phối hoạt động thương mại của họ càng cao. Tại đây các hội quán của người Hoa tiếp tục được xây dựng và tu bổ.

     Trong lúc đó, các Công ty tư bản Phương Tây, nhất là Anh và Pháp lại tăng cường hoạt động kết hợp với truyền giáo làm cho chính quyền lo ngại và gia tăng các giải pháp đối phó, trong đó có biện pháp hạn chế và kiểm soát ngoại thương. Theo thể lệ thuế của chúa Nguyễn do Lê Qúy Đôn ghi lại trong Phủ biên tạp lục viết năm 1776 thì các thuyền buôn Trung Quốc như Thượng Hải, Quảng Đông, Thuế đến là 3.000 quan, thuế đi là 300 quan; Phúc Kiến thuế đến là 2.000 quan, thuế đi là 200 quan; thuyền buôn Nhật Bản thuế đến là 400 quan, Tây Dương thuế đến là 8.000 quan. Cũng theo Lê Quý Đôn thì cho đến cuối thế kỷ XVIII Hội An vẫn giữ được sự phồn thịnh tuy quan hệ ngoại thương gần như thu hẹp lại với Trung Quốc hàng hoá các nơi “đều hội tập về Hội An, vì thế người Khách phương Bắc đều tụ tập ở đây để mua về nước( 18)” Thuyền buôn nước ngoài phải qua Cù Lao Chàm hay Đà Nẵng để nhân viên của Tỗu ty kiểm tra rồi mới được vào Hội An.

     Cuối thế kỷ XVIII, Hội An lại bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn với quân Trịnh. Sang thế kỷ XIX, do sự bồi cát của cửa sông Thu Bồn và sự bồi lấp của sông Cổ Cò nên các tầu thuyền lớn khó cập bến Hội An. Do những biến đổi của địa hình sông nước và do tình hình kinh tế, chính trị thời Nguyễn, Đà Nẵng càng ngày càng phát triển và thay thế dần vai trò của Hội An. Tuy nhiên Hội An vẫn bảo tồn được sức sống của nó như là một cảng thị giữ được quan hệ giao thương mật thiết với nhiều vùng trong nước và quan hệ trực tiếp với Đà Nẵng. Gần như có một sự chuyển đổi vị thế: Đà Nẵng trước đây là một tiền cảng của Hội An thì nay Hội An lại trở thành một cảng thị phụ cận của Đà Nẵng. Năm 1888 khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp thì thành phố cảng này đi vào quá trình cận đại hoá dưới tác động của chủ nghĩa thực dân. Trong lúc đó, chính quyền Pháp có lúc đặt đường sắt nối liền Hội An với Đà Nẵng và xây dựng một số công sở kiểu Pháp tại Hội An, nhưng nói chung cảng thị này không bị đẩy vào con đường cận đại hoá trên cơ sở huỷ hoại các kiến trúc cổ như nhiều đô thị cổ khác của Việt Nam. Đấy lại là điều may mắn để Hội An không chỉ để lại trong lịch sử một thời kỳ vàng son của một trung tâm mậu dịch sầm uất mà còn bảo tồn được cho đến nay nhiều di tích của quá khứ.

     Còn tiếp. Kính mời Quý độc giả đón xem phần tiếp theo:

3. Giá trị của di sản Hội An —– đang được cập nhật —–

Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)