Khảo luận về NGUYÊN QUÁN của các SỨ THẦN VIỆT NAM dưới TRIỀU THANH
THE HOMETOWNS OF ANCIENT VIETNAM’S
AMBASSADORS TO QING DYNASTY
CHUANG CHIU CHUN
(Nghiên cứu viên Sau Tiến sĩ, Khoa Văn học Trung Quốc,
Đại học Quốc lập Thành Công, Đài Loan)
1. Dẫn luận
Việt Nam và Trung Quốc đã từng giao lưu với nhau trong một khoảng thời gian rất dài. Kể từ năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất Việt Nam, xây dựng quốc gia Đại Cồ Việt, đồng thời nhận được sách phong của vua Tống Thái Tổ, cũng từ đó Việt Nam bắt đầu xem Trung Quốc như một nước tông chủ, theo định kỳ phái sứ đoàn đi Trung Quốc, tiến hành những công việc ngoại giao như thỉnh phong, tạ ân, cáo ai, tuế cống,… Đồng thời cũng từ đó để lại một số lượng lớn văn hiến Yên hành, khiến cho những người nghiên cứu sau này có thể nhìn thấy được nhiều mặt trong quá trình họ đi sứ. Trước mắt về phương diện nghiên cứu Đông Á, văn hiến sứ giả là một trong những tiêu điểm chắc chắn phải chú ý trong lịch sử giao lưu của hai nước, từ việc tuyển phái sứ giả1, đến con đường đi sứ2cho đến những điều tai nghe mắt thấy ở nhưng nơi họ đi qua…, đều là những tiêu điểm mà học giả sau này quan tâm, trong đó những kiến văn mà sứ giả nắm bắt được ở Trung Quốc là mối quan tâm lớn của các học giả.
Theo quy định triều cống chính thức của nhà Thanh là trong 4 năm phải 2 lần cống, nhưng thực chất đây không phải là định lệ, bắt đầu từ khi nhà Thanh dựng nước, lúc đó Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ nhà Hậu Lê, An Nam Quốc Vương vẫn theo lệ cũ của triều Minh, mỗi 3 năm 1 lần cống. Cho đến năm Khang Hy thứ 7, trong nước An Nam bị quyền thần nắm giữ, nội bộ rối reng, yêu cầu đổi thành 6 năm 2 lần cống cùng một lượt3. Kỳ cống này được tiếp tục cho đến năm Càn Long thứ 54, nhà Hậu Lê bị Tây Sơn lật đổ, yêu cầu đòi kéo dài kỳ cống hoàn toàn ngược lại với nhà Hậu Lê, chính quyền Tây Sơn chủ động yêu cầu rút ngắn kỳ cống, đổi lệ vốn dĩ là 3 năm 1 lần cống ra thành 2 năm 1 lần cống, 6 năm khiển sứ đi một lần đổi thành 4 năm một lần4. Theo thống kê sơ bộ, bắt đầu từ tháng 4 năm Càn Long thứ 54 (1789), Nguyễn Quang Hiển đi Bắc Kinh triều cống thỉnh phong bắt đầu, đến tháng 7 năm Gia Tĩnh thứ 7 (1802), chính quyền Tây Sơn bị Nguyễn Phúc Ánh lật đổ, trong thời gian 13 năm, An Nam phái sứ đoàn đi Trung Quốc với các loại giao hảo giữa hai nước tổng cộng 11 lần, hầu như là bình quân mỗi năm một lần, với mật độ dày hơn quy định ban đầu. Đời nhà Nguyễn – đến trước năm 1886 khi Việt Nam bị Pháp xâm lược làm thuộc địa thì nước Việt Nam đã thoát ly khỏi mối quan hệ tông phiên với Trung Quốc, 2 năm hay 4 năm một lần cống – tổng cộng có 24 lần phái sứ đoàn đi Trung Quốc.
Trong 60 lần đi sứ, có tổng cộng 116 vị chánh sứ được phái đi, nhưng tiêu chuẩn tuyển chọn sứ giả của họ không hoàn toàn giống nhau, Lê Dụ Tông nhà Hậu Lê từng nói: “Sứ thần có trách nhiệm thắt chặt quan hệ ban giao, cần phải chọn tiến sĩ”5, Triều Nguyễn cũng có tiêu chuẩn rằng “Sứ bộ đi Thanh cần phải là những người có khả năng về văn học
và ngôn ngữ mới được xung tuyển”6, chỉ có triều Tây Sơn ngắn ngủi, không đặt ra tiêu chuẩn lựa chọn. Nhưng có thực sự như vậy chăng, hay là có những tiêu chuẩn có liên quan khác mà không được ghi chép lại? Tiểu luận này dựa vào tịch quán, trúng cử hay không và nhậm chức quan gì của 116 vị sứ giả để phân tích tiêu chuẩn và nguyên nhân lựa chọn chính xác của các triều đại của Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn sứ giả triều Hậu Lê
Năm 1644, Lê Huyền Tông lên ngôi, cần phải phái sứ đoàn đến Trung Quốc, để báo cáo tin tức nối ngôi và tin tức tiên đế băng hà cho triều đình Trung Quốc, trước đây nhà Hậu Lê chấp nhận chính quyền của Trung Quốc chính là nhà Minh, nhưng do chính quyền nhà Minh đã bị diệt vong, nhà Hậu Lê bắt đầu xác lập lại mối quan hệ với chính quyền nhà Thanh, nhưng ngay lúc này vẫn chưa xác lập quan hệ tông phiên, chỉ là lần đầu phái khiển sứ đoàn đi mà thôi. Mối quan hệ giữa nhà Hậu Lê và nhà Thanh bắt đầu từ năm 1644, đến năm 1784 chính quyền nhà Hậu Lê diệt vong mới thôi, tổng cộng đã phái 28 lần sứ đoàn đi Trung Quốc, có 82 vị sứ giả, ngoài năm 1673 có hai lần cống cùng đi và không rõ các sứ giả là ai, mỗi sứ đoàn đều được tổ hợp từ 3 đến 4 vị chánh phó sứ, nhưng số lượng thành viên của cả đoàn luôn luôn vượt xa con số này, do đó mà năm 1652 chính quyền nhà Thanh mới đặt ra quy phạm, sứ đoàn nhà Hậu Lê không được vượt quá 100 người, đến Kinh đô không được vượt quá 20 người, số còn lại được câu lưu ở biên giới, đợi đến khi sứ thần quay trở lại thì tháp tùng mà về7. Thời kỳ đầu nhà Thanh, sứ đoàn nhà
Hậu Lê đi qua đường thủy Nam Kinh đến Bắc Kinh, năm 1668 nhà Thanh quy định thuyền cống không được quá 3 chiếc, mỗi chiếc không được quá 100 người, thành viên đến Kinh không được qua 20 người8.
Theo thống kê của Trần Văn, trong sứ đoàn đi Trung Quốc của triều Hậu Lê, trong khoảng từ năm 1597 đến năm 17889, sách sử ghi chép tên của 143 vị đi sứ nhà Minh và Thanh, trong đó có 115 vị xuất thân từ tiến sĩ, chiếm 80,4%10, qua khảo sát tôi thấy thống kê của Trần Văn hoàn toàn chính xác, cho thấy thời Hậu Lê, những vị sứ giả đi sứ Trung Quốc phần lớn đều đỗ tiến sĩ, nhiều khi cũng lấy luôn cả trạng nguyên hay bảng nhãn đi sứ, cho thấy tính chất long trọng của nó, cũng phù hợp với tiêu chuẩn mà Lê Dụ Tông đã nêu: “Sứ thần có trách nhiệm thắt chặt quan hệ bang giao, cần phải chọn tiến sĩ”.
Về phương diện tuyển chọn quê quán của sứ giả, thời nhà Hậu Lê thì nước Việt Nam đang trên cục diện Nam Bắc phân tranh, phía Bắc tuy danh là nhà Hậu Lê, nhưng thực chất quyền hành nằm trong tay họ Trịnh, còn phía nam thuộc về chính quyền họ Nguyễn. Thế cuộc như thế này khiến cho việc chọn sĩ qua khoa cử của triều Lê cũng chủ yếu ở miền Bắc, do đó quê quán của sứ giả phần lớn thuộc phạm vi Hà Nội, có 24 người; xếp thứ 2 là tỉnh Hải Dương, có 14 người, ngoài ra còn có tỉnh Bắc Ninh 8 người, Hưng Yên 7 người, Nghệ An 5 người, Thái Bình 4 người và Hà Tĩnh 3 người, không có sứ giả xuất thân ở Trung và Nam Bộ, phù hợp với hoàn cảnh xã hội Nam Bắc phân tranh của Việt Nam lúc bấy giờ.
Điều thú vị đó là sứ giả triều Lê ngoài việc phải phù hợp với tiêu chuẩn xuất thân là tiến sĩ ra, có nhiều khi cũng có tình trạng cha truyền con nối hoặc đồng hương tương thừa, hình thành quần thể quan ngoại giao hay gia tộc quan ngoại giao, như Hồ Sĩ Dương, Hồ Phi Tích và Hồ Sĩ Đống là một ví dụ, Hồ Sĩ Đống là con của Hồ Sĩ Dương, hai người đều là sứ giả đi sứ nhà Thanh; Hồ Phi Tích là đồng hương xuất thân từ xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (nay là xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), nếu nhìn từ họ Hồ, thậm chí có khả năng còn là cùng tông tộc, nhưng vẫn cần phải tiến hành khảo cứu thêm.
Ngoài ra còn có 5 người Vũ Công Đạo (1629-1714)11, Vũ Bật Hài12, Nhữ Tiến Hiền13, Võ Huy Đĩnh14, Võ Trần Thiệu xuất thân từ huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương, trước mắt không thể nào xác định được mối quan hệ của họ, nhưng rõ ràng họ là đồng hương của nhau.
3. Tiêu chuẩn lựa chọn sứ giả triều Tây Sơn
Giai đoạn nhà Tây Sơn ngắn ngủi, chỉ có 24 năm, trong 24 năm này sứ đoạn được phái
đi sứ nhà Thanh có tổng cộng 8 lần, số lượng chánh phó sứ mỗi lần phái đi đều không nhất định, trong sử sách có thể tra được danh tánh của các vị sứ giả có chừng 25 người, trong đó thành viên đặc biệt nhất phải kể đến đó là An Nam Quốc Vương Nguyễn Huệ (1753 – 1792) năm 179015 đích thân đến chúc thọ vua Càn Long, do đó sứ đoàn lần này ngoài tiến sĩ triều Hậu Lê là Phan Huy Ích (1751 – 1822)16, Vũ Huy Tấn (1740 – 1800)17 ra, còn có danh tướng triều Tây Sơn là Ngô Văn Sở đi theo, Ngô Văn Sở theo vua Quang Trung trong nhiều năm, lập nhiều công hạng mã, trong lần đi sứ này quả thật là hiếm hoi.
Về tiêu chuẩn tuyển lựa sứ giả của triều Tây Sơn, khác với triều đại trước, vì khoa cử
triều Hậu Lê đã phát triển rất hoàn thiện, thành quả là ba năm một lần mở hội tuyển trạch sĩ hoạn, do đó có thể lựa được rất nhiều tiến sĩ. Nhưng triều Tây Sơn ngoài việc ngắn ngủi ra, cả nước vẫn đang trong tình trạng rối reng, không thể cử hành các cuộc khoa cử định kỳ, do đó tiêu chuẩn lựa chọn sứ giả của triều Tây Sơn chỉ còn cách tuyển dụng những cử nhân, tiến sĩ của triều đại trước, như Phan Huy Ích, Vũ Văn Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Đề và Ngô Thì Nhiệm đều được lựa chọn trong tình hình này. Ngoài ra, vấn đề gia tộc quan ngoại giao cũng là đối tượng lựa chọn chủ yếu ở đây, như Vũ Văn Tấn đồng hành với vua Quang Trung vào năm 1790 ở đây, tổ tiên của ông là Vũ Huy Đình cũng từng là sứ giả đi sứ Trung Quốc vào năm Cảnh Hưng thứ 32 (1773), bản thân ông từng đi hai lần sứ lần lượt vào năm 1789 và 1790, do đó mà kinh nghiệm ngoại giao có thể nói là vững vàng.
Điều đáng tiếc là, triều Tây Sơn không có đề bia Tiến sĩ, tên họ sứ giả để lại và những thông tin có liên quan vô cùng ít, không cách nào có thể tiến hành khảo sát về thân thế và quê quán được.
4. Tiêu chuẩn lựa chọn sứ giả triều Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh xây dựng quốc gia, mở ra triều đại nhà Nguyễn, cũng trong năm đó, Nguyễn Ánh đã phái hai lần sứ giả đi Trung Quốc để thỉnh phong vào tháng 5 và tháng 11, sau đó cứ theo nguyên tắc 4 năm 2 lần cống cùng đi, tức là mỗi 4 năm phái hai đoàn sứ giả đến Trung Quốc để tiến hành công tác ngoại giao, nhưng có khi vì phía Trung Quốc có sự thay đổi hoặc có nhu cầu nhiệm vụ nhất thời, cũng sẽ phái thêm sứ đoàn đi. Nói chung là kể từ khi nhà Nguyễn lập quốc cho đến khi Pháp xâm lược trở thành thuộc địa mới chấm dứt, triều đình nhà Nguyễn đã phái tổng cộng 24 sứ đoàn đi Trung Quốc, mỗi lần có từ 3 đến 4 vị chánh phó sứ, thành viên tùy tùng vẫn như cũ là không được hơn trăm người, đến Kinh không được quá 20 người.
Trên phương diện tiêu chuẩn lựa chọn sứ giả của triều Nguyễn, giai đoạn đầu trong nước vẫn còn rối rắm chưa yên, vua Gia Long chủ yếu sử dụng chí sĩ có tài chạy lánh về phương Nam lúc bấy giờ, như Gia Định tam kiệt thời đó là Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Định, còn có những nhân vật phía Nam như Hoàng Ngọc Uẫn và Lê Bá Phẩm; cũng có văn sĩ và những con em trong gia tộc quan ngoại giao nhà Hậu Lê vẫn tiếp tục, như Ngô Thì Vị, Vũ Hi Tô, Nguyễn Du, Phan Huy Thực,… Ngô Thì Vị xuất thân từ Ngô gia văn phái, tổ tiên của ông là Ngô Thì Nhiệm, Ngô Thì Sĩ đều là những bậc túc Nho một thời, đều có thành tựu về mặt văn học và sử học; Vũ Hi Tô xuất thân từ gia tộc họ Vũ huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương, tông tộc của ông kể từ sau khi nhà Hậu Lê mở nước có Vũ Huy Đình, Vũ Công Đạo,… đều là sứ giả đi Trung Quốc; cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm, huynh trưởng là Nguyễn Duẫn đều là tiến sĩ nổi danh triều Hậu Lê, anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn và nhạc phụ Đoàn Nguyễn Thúc cũng xuất thân từ quan Ngoại
Giao, còn về bản thân Nguyễn Du có tố chất văn học vô cùng phong phú, cũng là một trong những điều kiện để lựa chọn làm sứ giả ngoại giao; cha của Phan Huy Thực là Phan Huy Ích là bồi sứ theo Quang Trung đi sứ.
Đến đời Minh Mệnh, vua Minh Mệnh từng nói: “Sứ bộ đi Thanh cần phải là những người có khả năng về văn học và ngôn ngữ mới được xung tuyển”. Do đó, về mặt lựa chọn
sứ giả không nhất thiết phải xuất thân từ tiến sĩ, nhưng buộc phải có tố chất văn chương tốt và phong phú, do đó những nhân vật có nhiều thành tựu và phong phú về văn học như Trương Hảo Hợp, Phan Thanh Giản, Phan Huy Chú đều được tuyển chọn làm sứ giả. Mặt khác, lúc này thế nước đã tương đối ổn định, khoa cử đã tiến hành theo thường lệ, do đó cũng có nhiều văn sĩ trúng cử như là Trần Bá Kiên (Giải nguyên hương thí năm 1807), Phạm Hữu Nghi (cử nhân khoa Tân Tỵ, 1821),… được chọn làm sứ giả đi Trung Quốc.
Đời Thiệu Trị và đời Tự Đức, về cơ bản tiếp tục cách làm của cha ông, chọn những văn nhân có tài về văn chương để đi sứ, cũng vì chiếu theo thường lệ tiến hành khoa cử 3 năm 1 lần, nên nhân tài lựa chọn được cũng nhiều hơn, do đó trong hai thời đại này, trong mỗi lần phái sứ đoàn đi đều có 1 đến 2 tiến sĩ xung làm chánh hoặc phó sứ, như Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Siêu, Phan Huy Chú, Bùi Quỹ, Lê Tuấn, Nguyễn Tư Giản đều xuất thân từ tiến sĩ.
Ngoài ra, gia tộc quan ngoại giao cũng là tiêu chuẩn tuyển lựa làm sứ giả, như Phan Huy Chú, Phan Huy Vịnh đều có tổ tiên là sứ giả đi sứ nhà Thanh, con cháu họ tự nhiên cũng trở thành những người ứng tuyển cho việc đi sứ nhà Thanh; tiêu chuẩn lựa chọn về mặt quê quán, triều Nguyễn thống nhất toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam, tuy rằng hồi ban đầu vua Gia Long đã trọng dụng những văn sĩ phía Nam xuất thân ở khu vực Gia Định, nhưng theo đà phổ cập khoa cử, chọn người hiền ở khắp nơi, thì quê quán của những sứ giả cũng không còn giới hạn ở phương Nam nữa, mà là ở toàn bộ ba miền đất nước, ngoài gia tộc quan ngoại giao ra, không có giới hạn đặc biệt nào về văn sĩ ở một nơi nào đó trong việc lựa chọn sứ giả.
5. Kết luận
Triều nhà Thanh ở Trung Quốc trải qua ba triều đại ở Việt Nam gồm: cuối đời Hậu Lê, triều Tây Sơn và triều Nguyễn, mặc dù phía Trung Quốc không có tiêu chuẩn nào buộc Việt Nam phải lựa chọn sứ giả đi sứ, nhưng phía Việt Nam luôn có ý đặc biệt để lựa chọn sứ giả tiến hành đi sứ và đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, chứ không phải là một sự lựa chọn tùy tiện, chính là những người có văn tài hoặc là con em thuộc gia đình quan ngoại giao có kinh nghiệm mới được lựa chọn, tiêu chuẩn lựa chọn này khiến cho những sứ giả đi sứ Trung Quốc đều thành thục về mặt lễ nghi ngoại giao, có văn tài thì có thể bút đàm được với quan lại nhà Thanh hay giao tiếp với sứ giả các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Lưu Cầu,… hiểu được các loại tình huống để không thất lễ và trong các trường hợp gây bất lợi cho lợi ích của nước mình thì họ có thể sử dụng phương pháp bút đàm, viết ra giấy những ý kiến của mình bằng chữ Hán, để tranh đấu vì quyền lợi quốc gia, trường hợp Trịnh Hoài Đức đã đấu tranh cho tên nước Việt Nam của mình năm 1802 là một ví dụ cực kỳ rõ ràng18.
Sứ giả ngoại giao mang trên vai trọng trách giao lưu của hai nước, những sứ giả có tố chất văn học phong phú làm cho hình tượng Việt Nam trong mắt Trung Quốc cũng như các nước lân cận có cái nhìn tốt hơn, đó là nguyên nhân mà Việt Nam đã rất cẩn thận trong việc lựa chọn sứ giả.
___________
1 討論使節如何選派的專文有陳文:〈安南後黎朝北使使臣的人員構成與社會地位〉 (《中國邊疆史地研究》,第22卷2期,2012年6月,頁114-126);何新華:《最後的天朝:清代朝貢 制度研究》(北京:人民出版社,2012年12月第1版);于燕:《清代中越使節研究》(濟南:山東大學專門史碩士論文,2007年);汪泉:《清朝與越南使節往來研究》(廣州:暨南大學歷史學碩士論文,2008年)等。
2 關於使節路線的討論,有鄭幸:〈清代越南燕行使臣入京路線述略〉,「燕行使進紫禁城——14至19世紀的宮廷文化與東亞秩序學術研討會」論文集,頁444-
453;周亮:《清代越南燕行文獻研究》(廣州:暨南大學歷史學碩士論文,2012年);張茜:清代越南燕行使者眼中的中國地理景觀》(上海:復旦大學歷史地理研究中心碩士論文,2012 年)等。
3 余定邦、喻常森等著:《近代中國與東南亞關係史》,廣州:世界圖書出版有限公司, 2015年 3月第一版,頁5。
4 清官修:《大清會典事例》,商務印書館,1909年版,卷502,頁5。
5 潘輝注:《歷朝憲章類誌》卷17〈官職志〉,越南漢喃研究院抄本,編號A.50,頁216。
6 國史館:《大南實錄‧正編第二紀》,卷228,日本:慶應義塾大學言語文化研究所出版,1968年,頁32。
7 《欽定大清會典》,卷56〈禮部〉,《四庫全書》文淵閣影印本.
8 《欽定大清會典》,卷93〈禮部〉,《四庫全書》文淵閣影印本。
9 案:陳文將西山朝阮惠政權算入後黎朝時期。
10 陳文:〈安南後黎朝北使使臣的人員構成與社會地位〉(《中國邊疆史地研究》,第22卷2期,2012年 6月,頁118
11 Văn bia đề danh Tiến sĩ Khoa Kỷ Hợi niên hiệu Vĩnh Thọ năm thứ 2,
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1159&Catid=564, 2019年6月5日上網.
12 Văn bia đề danh Tiến sĩ Khoa Kỷ Hợi niên hiệu Vĩnh Thọ năm thứ 2,
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1159&Catid=564, 2019年6月5日上網.
13 Văn bia đề danh Tiến sĩ Khoa Canh Thân niên hiệu Vĩnh Trị năm thứ 5,
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1152&Catid=564, 2019年6月5日上網.
14 Văn bia đề danh Tiến sĩ Khoa Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 15, http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1126&Catid=564, 2019年6月5日上網.
15 阮惠(Nguyễn Huệ,1753-1792)又作阮文惠(Nguyễn Văn Huệ),後改名阮光平(Nguyễn Quang Bình),是越南歷史上一位著名軍事人物,亦是西山朝第二代皇帝,1788年至1792年在位。因年號光中,史稱光中皇帝(Quang Trung Hoàng đế)。他被今日的越南人認為是越南的民族英雄之一。阮惠生於越南中南部的西山邑(今越南平定省,當時屬歸仁府),當時屬於鄭紛爭時期南方舊阮的領地之內。因不滿舊阮政府裡權臣當道,政局敗壞,阮惠便與兄長阮岳、阮侶於1771年,在西山發動起義。阮惠在戰事中表現驍勇,使西山阮氏兄弟勢如破竹,先後消滅南方舊阮、北方鄭主及後黎朝,結束了越南二百多年來南北分裂之局,並擊退了來自暹羅
及中國清朝等「外國勢力」的軍事干預。但他與兄長阮岳之間的內鬨相攻,致使整個西山朝元氣大傷。他本人則於1792年準備全殲舊阮勢力期間去世。語見姚楠主編:《東南亞歷史詞典》,上海:上海辭書出版社,1994年,頁183-184。
16 潘輝益(Pham Huy Ích,1751-1822),又名裔,後改名公蕙,後因避鄧氏蕙諱,遂改名輝益。號裕庵,又號德軒,字謙受甫和之和。天祿縣收穫社人(今河靜省石河縣石州社),潘輝益鄉試解元,又中會元,黎顯宗景興三十六年(1775)乙未科第三甲同進士出身,他曾任翰林院修撰、山南區參政;西山朝時期曾任刑部左侍郎、侍中御史、禮部尚書、瑞彥侯爵,並被派往中國出使,阮朝時,他回鄉教書,並未任官。著有:《裕庵吟錄》、《裕庵詩文集》、《裕庵文集》等。見鄭克孟主編:《越南漢喃作家名號》,河內:社會科學出版社,2012年12月,頁96-
97。關於潘輝益的生平及詩文研究,可見《潘輝益詩文》,社會科學出版社,1978。
17 武輝瑨(Vũ Huy Tấn,1740-1800),唐安縣幕澤社人(今海陽省平江縣新紅社)。武輝瑨於黎顯宗景興29年(1768)戊子科考上鄉貢,西山朝,先生歷任工部侍郎,後升任工部尚書,封侯爵與受封上柱國,先生兩度出使清朝(中國)。作品:《華原隨步集》(Hoa nguyên tùy bộ tập),漢喃院館藏編號 A.375;《華程學步集》(Hoa trình học bộ tập), 漢喃院館藏編號 A.374;有文章收錄於《吳族追遠壇譜》(Ngô tộc truy viễn đàn phả),漢喃院館藏編號 A.647。鄭克孟主編:《越南漢喃作家名號》,河內:社會科學出版社,2012年12月,頁113。
18 《大清實錄‧嘉慶實錄》,卷111,北京:中華書局,1985年,頁8.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 陳文:〈安南後黎朝北使使臣的人員構成與社會地位〉(《中國邊疆史地研究》,第22卷2期,2012年6月,頁118。
2. 《大清實錄‧嘉慶實錄》,卷111,北京:中華書局,1985年,頁8。
3. 《欽定大清會典》,卷56〈禮部〉,《四庫全書》文淵閣影印本。
4. 清官修:《大清會典事例》,商務印書館,1909年版,卷502,頁5。
5. 潘輝注:《歷朝憲章類誌》卷17〈官職志〉,越南漢喃研究院抄本,編號A.50,頁216。
6. 國史館:《大南實錄‧正編第二紀》,卷228,日本:慶應義塾大學言語文化研究所出版,1968年,頁32。
7. Văn bia đề danh Tiến sĩ Khoa Kỷ Hợi niên hiệu Vĩnh Thọ năm thứ 2,
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1159&Catid=564, 2019年6月5日上網。
8. Văn bia đề danh Tiến sĩ Khoa Canh Thân niên hiệu Vĩnh Trị năm thứ 5,
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1152&Catid=564, 2019年6月5日上網。
9. Văn bia đề danh Tiến sĩ Khoa Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 15,
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1126&Catid=564, 2019年6月5日上網。