Danh mục sách đã xuất bản và phát hành do Viện nghiên cứu Việt Nam học thực hiện

    Viện nghiên cứu Việt Nam họcThánh địa Việt Nam học xin chân thành cám ơn sự quan tâm của Quý độc giả trong thời gian qua trên trang web thanhdiavietnamhoc.com.

     Thánh địa Việt Nam học  trân trọng giới thiệu danh mục sách đã xuất bản và phát hành:

1. Bốn bộ sách Tết

+ Bộ thứ nhất: Tết Cả Việt Nam (Tết Nguyên Đán) – Nguyên bản tiếng Việt.

+ Bộ thứ hai: Vietnamese’s Grand Festival Tết Lunar New Year Festival.

+ Bộ thứ ba: Bộ sưu tập Bìa báo Tết Bắc kỳ, Trung kỳ (từ Nam Phong – Bắc kỳ 1918 đến Liên Hoa – Trung kỳ 1964).

+ Bộ thứ tư: Bộ sưu tập Bìa báo Xuân Nam kỳ (từ Gia Định Báo Số 2 /1866 đến Thiếu Nhi 1975).

     Nhà phát hành cho giá biểu như sau: 490.000 VNĐ/ 1 cuốn sách.

     

   

Lễ ra mắt Bốn bộ sách Tết Việt Nam
(Nguồn: https://thoidai.com.vn/)

Ông Đỗ Việt Hà, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Hồ Chí Minh
ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác phát hành sách với
PGS.TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam học.
(Nguồn: https://viettimes.vn/)

Những bó hoa tươi thắm và 4 bộ sách Tết được
PGS.TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam học
trao tặng cho Tổng lãnh sự các nước và một số vị khách mời đặc biệt tham dự buổi lễ.
(Nguồn: https://thoidai.com.vn/)

2. Sách Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20 (Nguyên bản tiếng Việt)

     Nhà phát hành cho giá biểu như sau: 350.000 VNĐ/ 1 cuốn sách

GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU:

Tên sách: Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Tác giả: PGS.TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng (Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam học).

Nhà xuất bản: Thế giới.

Khổ: 16cm x 24cm. Sách bìa cứng có áo ngoài, in màu trên giấy láng, dày 390 trang, năm 2022.

Nội dung sách: Công trình kỹ thuật của người An Nam của Henri Oger được thực hiện vào những năm 1908-1909 tại Hà Nội, nhưng sau đó vì nhiều lý do đã bị rơi vào quên lãng hơn nửa thế kỷ, tới năm 1962 PGS.TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng đã phát hiện ra công trình nói trên tại Thư viện quốc gia Sài Gòn.

     Vào những năm 1984 -1985, nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng trở thành giảng viên của khoa ngữ văn Đại học tổng hợp TPHCM, từ đây nhà nghiên cứu ra Hà Nội đến với Hội Văn hóa dân gian Việt Nam tìm các thầy Hán Nôm để nhờ xem xét lại các văn bản và được hướng dẫn đi tìm lại các giá trị tạo hình của các làng tranh khắc gỗ truyền thống . Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng tìm đến vùng đất Hải Hưng và chùa Vũ Thạch để xác minh danh tính của các nghệ nhân và nơi thực hiện bộ Ký họa khắc gỗ lịch sử này.

     Sau nhiều năm thai nghén, tác phẩm Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20 của PGS.TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng đã ra mắt bạn đọc lần đầu tiên năm 1988 và được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

     Trân trọng giới thiệu lại với bạn đọc ấn phẩm Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20, một pho sử độc đáo qua tranh khắc gỗ ghóp phần tái hiện lại nhiều mặt đời sống xã hội Việt Nam thời kỳ này.

     Sách được phát hành rộng rãi trong nước và ngoài nước “trên toàn sáu châu năm bể“.

Xin trân trọng kính chào.

BAN TU THƯ

Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)