Nghiên cứu KHOA HỌC GIÁO DỤC trong Bối cảnh mới
Tác giả bài viết: PHẠM HỒNG QUANG
(Đại học Thái Nguyên)
TÓM TẮT
Bài viết trình bày một số kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục trong giai đoạn vừa qua, từ đó rút ra một số bài học trong bối cảnh mới. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản được tác giả đặt ra trong bài viết như vấn đề tác động của môi trường xã hội đến con người, triển khai mục tiêu chiến lược quốc gia về giáo dục, lí giải các mô hình giáo dục mới và vai trò của người giáo viên. Từ đó, bài viết đưa ra một số nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cụ thể về lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện những vấn đề nghiên cứu trên, góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Giáo dục; Khoa học giáo dục; Nghiên cứu khoa học; Đổi mới giáo dục; Môi trường giáo dục.
ABSTRACT
The article presents some results of educational science research in the past period, from which to draw some lessons in the new context. The article uses the secondary literature research method and the expert method. The crucial research problems are posed by the author in the article such as the impact of the social environment on people, the implementation of the national strategic goals on education, the explanation of new educational models and the new role of the teacher. As a result, the author of the article presents a number of specific research tasks in theory and practice in order to carry out the mentioned-above research problems, contributing to the effective implementation of the fundamental and comprehensive renovation of education and training in the current period.
Keywords: Pedagogy; Education Research; Research; Education Renovation; Educational Environment.
x
x x
1. Đặt vấn đề
Nhận thức về khoa học giáo dục đã có bước chuyển biến tích cực, ngày càng khẳng định giá trị đóng góp của khoa học giáo dục làm nền tảng trong hoạch định chính sách giáo dục của đất nước. Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Kết luận số 242 của Bộ Chính trịnăm 2009 đã xác định: “Thực sự coi trọng vai trò của khoa học giáo dục. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục, giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới giáo dục” [1]-[3]. Đặc biệt, Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng năm 2013 đã nhấn mạnh nhiệm vụgiải pháp: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quảhoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộnghiên cứu và chuyên gia giáo dục. Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục” [4].
Đối tượng của khoa học giáo dục là quá trình sư phạm tổng thể, tập trung chủyếu vào nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nhân cách con người. Chiến lược “dân trí, nhân lực, nhân tài” phải dựa trên nền tảng nhân cách cá nhân (phẩm chất và năng lực). Từmục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông đến giáo dục nghềnghiệp, giáo dục đại học đã nhấn mạnh yếu tố năng lực, yếu tố phẩm chất của nhân cách. Hiểu đúng bản chất của khái niệm “giáo dục có nghĩa là dẫn con người vượt ra khỏi hiện tại của họ để vươn tới những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn” [5]. Giáo dục là dẫn dắt, là hướng dẫn, là khích lệ, là truyền cảm hứng…, do vậy người dạy cũng có sự thay đổi lớn từ truyền đạt sang hướng dẫn. Tại Điều 2 -Luật Giáo dục (2019) đã xác định “Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người…” đã khác về căn bản mục tiêu giáo dục cũ (Luật Giáo dục, 2005) là “đào tạo con người toàn diện” [6]. Do vậy, nội hàm giáo dục ở đây (mục tiêu giáo dục) được hiểu rộng hơn, hàm chứa tư tưởng tạo điều kiện (tự học) để con người phát triển ở phạm vi rộng hơn phạm vi của chương trình giáo dục nhà trường. Giáo dục mở đã tạo ra những suy nghĩ khác: Người dạy không duy nhất là giáo viên, người học không nhất thiết phải cùng độ tuổi, học liệu không chỉ là sách giáo khoa, kết quả học không chỉlà điểm số, lớp học không đồng nhất là không gian, thời gian cụthể[7], [8]. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục ngày càng rộng và phức tạp hơn.
Khoa học giáo dục cũng đã làm rõ yếu tố cơ bản quyết định quá trình hình thành nhân cách trong 4 yếu tố chính (di truyền làm nền tảng, giáo dục là chủ đạo, môi trường là điều kiện cần thiết, tự hoạt động của cá nhân là quyết định trực tiếp) [9]. Mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, xu hướng và năng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường. Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Điều quan trọng là trách nhiệm “điều phối” của nhà giáo dục để kích hoạt nhân tốthuận lợi của di truyền, môi trường và hạn chế, sửa chữa, uốn nắn… các mặt không tích cực của yếu tố di truyền (ví dụ câm, mù, điếc…), ngăn chặn yếu tố tiêu cực của môi trường xã hội để điều chỉnh, thúc đẩy cá nhân hoạt động theo hướng chủ động, tích tụ năng lượng để tăng “sức đề kháng” cho mỗi người. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh – di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn đi trước hiện thực, thúc đẩy phát triển. Giáo dục có giá trịđịnh hướng, chủ đạo đối với sựhình thành, phát triển nhân cách con người. Giáo dục thúc đẩy sức mạnh bên trong của chủ thể thông qua tổ chức các hoạt động (dạy học, giáo dục) có mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, kết quả,… có tính chuyên nghiệp cao [10]-[12]. Vìvậy, cách tiếp cận vấn đềcon người và môi trường của khoa học giáo dục đòi hỏi rất khác trước.
2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia. Những vấn đề tổng quan trong bài viết được trình bày thông qua quá trình phân tích các văn bản về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các tài liệu nghiên cứu trên thế giới về quá trình giáo dục và vai trò của khoa học giáo dục. Ngoài ra, tác giả bài viết còn sử dụng phương pháp trao đổi, phỏng vấn đối với một số chuyên gia giáo dục từ các viện nghiên cứu giáo dục và các trường đại học trong cảnước trong khi tham dự các hội thảo khoa học. Kết quả trao đổi với các chuyên gia giúp tác giả bài viết đưa ra những đề xuất cho định hướng nghiên cứu mới về khoa học giáo dục đến năm 2030. Một số hướng nghiên cứu đề xuất trong bài viết được các chuyên gia đầu ngành đồng thuận và đánh giá cao vềtính cấp thiết và tầm quan trọng đối với sự phát triển của khoa học giáo dục ở Việt Nam cũng như đóng góp của các kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Kết quả nghiên cứu khoa học và bài học rút ra
3.1.1. Về kết quả sản phẩm cụ thể
Về kết quả sản phẩm nghiên cứu, tác giả bài viết cho rằng: Thứ nhất, cần tập trung chủ yếu ở mức độ ứng dụng của đề tài khoa học giáo dục các cấp, các chương trình dựán của ngành và địa phương, các trường đại học, các viện nghiên cứu đã tập trung tạo ra các sản phẩm ứng dụng vào quản lí, vào dạy học ở tất cả các hoạt động chính của nhà trường như: chương trình, phương pháp giảng dạy, kĩ thuật giảng dạy, đánh giá, kiểm định chất lượng, quản lí chương trình, người học, tài chính giáo dục, các hoạt động xã hội hóa giáo dục… Thứ hai, cần tập trung ở các sản phẩm mới như: phát triển chương trình giáo dục nhà trường, giáo dục STEM1, giáo dục số, giáo dục kĩ năng sống…với các ứng dụng công nghệ hiện đại với sự tham gia của nhiều công ti, tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước. Thứ ba, kết quả ứng dụng kết nối giữa nhà trường với người học trong đại dịch Covid-19 thông qua hệ thống truyền thông, hệthống thông tin quốc gia, các tập đoàn viễn thông lớn… đã giúp ngành đứng vững trong đại dịch và tiếp tục hoàn thiện theo hướng giáo dục số. Thứ tư, một số sản phẩm ứng dụng đã bước đầu được thương mại hóa và đã được thị trường tiếp nhận. Với giá trị kinh tế không lớn nhưng đem lại giá trị ý nghĩa giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần tạo ra một thế hệ người học năng động sáng tạo hơn, thích nghi tốt hơn với xã hội luôn biến đổi.
3.1.2. Về kết quả đào tạo và tư vấn chính sách
Tính đến nay, các viện nghiên cứu và trường đại học đã đào tạo hàng trăm tiến sĩ, hàng ngàn thạc sĩ các chuyên ngành: khoa học giáo dục, quản lí giáo dục, lí luận và phương pháp giảng dạy môn học… Các trường đại học sư phạm đã có đội ngũ chuyên gia về khoa học giáo dục đủ sức giải quyết các nhiệm vụcủa ngành giao. Cụ thể là số lượng đăng kí nhiệm vụ cấp bộ về khoa học giáo dục hằng năm đều tăng hơn so với điều kiện kinh phí… Số công bố quốc tế về khoa học giáo dục có bước đột phá trong 5 năm gần đây so với 10 năm trước. Chất lượng các tham mưu về chính sách, đề xuất, tư vấn, kiến nghị, phản biện cho ngành và liên ngành về khoa học giáo dục đã có kết quả rất cụthể. Nhà quản lí, người hoạch định chính sách vĩ mô đã sửdụng, coi trọng các ý kiến liên quan đến khoa học giáo dục trước khi đề xuất chính sách giáo dục…vì thế, các chính sách giáo dục ngày càng hiệu quả, sát với thực tiễn hơn.
3.1.3. Những bài học rút ra trong giai đoạnvừa qua
Từ các kết quảnghiên cứu của khoa học giáo dục trong giai đoạn vừa qua, tác giả bài viết rút ra một số bài học sau: Thứ nhất, mức độ hiểu biết và triển khai khoa học giáo dục ở từng đối tượng còn khác nhau; do vậy nghiên cứu còn tản mạn, thiếu hệ thống; thiếu trọng tâm trọng điểm trong lựa chọn vấn đề nghiên cứu; tính chất liên ngành yếu. Thứ hai, giữa nghiên cứu cơ bản về khoa học giáo dục và ứng dụng khoa học giáo dục còn khoảng cách lớn; hệ thống nghiên cứu viện – trường liên kết chưa bền chắc; nhiều vấn đề của thực tiễn còn để ngỏ; đội ngũ nhà nghiên cứu về khoa học giáo dục có trình độ không đều, khả năng tiếp cận quốc tế còn yếu; quy trình nghiên cứu còn rườm rà, ít hiệu quả… Thứ ba, từ quản lí, cơ chế trong nghiên cứu còn hạn chế trong thời kì 4.0.
3.2. Đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học giáo dục đến năm 2030
3.2.1. Nghiên cứu tác động của môi trường xã hội đến con người
Lí luận khoa học giáo dục đã xác định môi trường xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển nhân cách con người. Ngày nay bối cảnh mới đã và đang tác động rất mạnh đến giáo dục, đến khoa học giáo dục từcác khoa học, từ công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp lần thứ tư [13]. Giáo dục đã và đang có sự chuyển biến tích cực trong môi trường nhiều biến động lớn (kể cả trong không gian, thời gian vật chất và không gian số) với các thay đổi về tâm lí xã hội của con người, đặc biệt là học sinh. Những thay đổi về nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, ý thức, thói quen, hành vi của tuổi trẻ… đang tạo ra “hàng rào tâm lí” sẽ rất khó mở nếu chỉ với kiến thức tâm lí và phương pháp tiếp cận cũ. Từ đây, khoa học giáo dục cần cách tiếp cận mới, vì đối tượng tác động đã có nhiều biến động. Giáo dục mở cần được nghiên cứu rộng hơn, mô hình mới, dạy học trực tuyến, lớp học không biên giới theo mô hình kết nối, lớp học đảo ngược, giáo dục tại nhà (homeschooling), dạy học với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo…cần được tổng kết lí luận [14]. Ngay cả quan niệm rất cơ bản về quan hệ giáo viên -học sinh (ở phổ thông); giảng viên -sinh viên (ở đại học) cũng cần được tiếp cận khác với nội hàm rộng hơn về chức năng dạy -học đã thay đổi, có thể theo hướng mới: người dạy -người học với trí tuệ nhân tạo, với môi trường ảo.
Đặc điểm người học trong bối cảnh môi trường đang có sự thay đổi lớn (môi trường quốc tế, đặc điểm vùng miền, đặc điểm các dân tộc, đặc trưng các độ tuổi,…).Nhân cách người Việt Nam trong hội nhập phải được cá nhân hóa cao độ, do vậy nhiều nội dung, cách tiếp cận của khoa học giáo dục cần quan tâm đến chuẩn quốc tế (ví dụ từ khung trình độ quốc gia hoặc khi ứng dụng khoa học giáo dục vào đào tạo giáo viên về chương trình, về đánh giá, về mô hình học tập,…) [15]. Đặc biệt, vấn đề bản sắc con người Việt Nam trong xu hướng công dân toàn cầu, cần nghiên cứu hệ giá trị cốt lõi, những yêu cầu chuẩn mực, nền tảng đối với từng cấp học, đối tượng, khu vực và thậm chí từng nhóm người. Những giá trị đặc sắc về văn hoá con người trong hội nhập; vấn đề kinh tế học giáo dục đối với đầu tư cá nhân và đầu tư của xã hội cũng cần được quan tâm đặc biệt. Đối tượng trẻem các độ tuổi và cấp học cần được nghiên cứu bài bản, sâu sắc hơn trước sự biến đổi nhanh về thể chất, tâm lí, xã hội, đặc biệt là trong môi trường số, trong giao tiếp gia đình, trong cộng đồng xã hội. Ngày nay, trong thếgiới luôn biến động đã và đang xuất hiện nhiều kiểu dạng nhân cách không nhận diện được như đặc điểm tâm sinh lí, khí chất đã được mô tả trong giáo trình tâm lí học, giáo dục học ở thế kỉ trước.
3.2.2. Nghiên cứu triển khai các mục tiêu chiến lược quốc gia về giáo dục
Khoa học giáo dục đã góp phần hoàn thiện Luật Giáo dục (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (2018). Hiện nay, đang tích cực triển khai nghiên cứu cơ sở khoa học để thực hiện mục tiêu ba đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “i) Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển…ii) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học -công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [16], [17]. Để thực hiện chiến lược đột phá này, cần cách tiếp cận mới của khoa học giáo dục với những kết quả ứng dụng cụ thể trong giai đoạn tới. Đặc biệt là cơ sở lí luận về phát triển chương trình giáo dục phổ thông và đại học, chuẩn và tiêu chuẩn trong đánh giá, kiểm định chất lượng trong điều kiện môi trường giáo dục đang thay đổi rất nhanh, phá vỡ các chuẩn cũ và các chỉ số về năng lực, nguồn lực giáo dục cũng đang đòi hỏi cách tiếp cận khác khi đánh giá con người. Hoàn thiện những luận cứ khoa học cho các giải pháp trọng tâm như: thể chế, quản lí, công bằng, quy hoạch, nội dung -chương trình -phương pháp, nhà giáo, cán bộ quản lí, tài chính, công nghệ thông tin –
chuyển đổi số, khoa học và đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế,… Đểchiến lược giáo dục quốc gia góp phần nâng tầm đất nước, thực hiện mục tiêu khát vọng Việt Nam đến năm 2045.Khoa học giáo dục phải xác lập được căn cứđịnh lượng đểđầu tư ởtầm vĩ mô hay vimô. Phát triển giáo dục trong bối cảnh kinh tếthịtrường cần phải làm rõ quy luật cung cầu, giá thành, lợi ích; tôn trọng quy luật xã hội và sựphát triển con người; quan hệgiữa con người và môi trường với vai trò chức năng dẫn dắt hay đáp ứng, chấp nhận hay thay đổi;… Những yếu tốthuộc đặc tính con người gây kìm hãm sựphát triển cần xác định nút thắt và giải pháp giáo dục. Cần huy động các lĩnh vực liên ngành trong nghiên cứu khoa học giáo dục, đặc biệt là kinh tếhọc, công nghệ, văn hóa,… Bộba trụcột giáo dục -khoa học -văn hoá phải làm nền tảng trong chiến lược giáo dục.3.2.3. Khoa học giáo dục cần lí giải thuyết phục trước xã hội vềnhững mô hình giáo dục mớiNiềm tin của xã hội vềvấn đềgiáo dục phụthuộc vào luận giải khoa học và cần được chứng minh. Do vậy, đểxã hội (trong đó trước hết là ngành giáo dục, trọng tâm là người dạy và người học) hiểu, ủng hộvà thực thi, họcần được dẫn dắt bởi các căn cứkhoa học vềsựthay đổi mạnh mẽcủa giáo dục trong xã hội mở. Ví dụvềcác vấn đềsau: i) Trí tuệnhân tạo có thay thếđược giáo viên? Cần lưu ý khái niệm “công nghệ” gồm chỉmột yếu tốkĩ thuật (Technology), còn lại nguồn lực người (Human), nguồn lực thông tin (Information), nguồn lực tổchức (Organization). “Công nghệ-đó là quá trình mà trong đó, khoa học và công nghệđược truyền bá thông qua hoạt động của con người” (H. Brooks) [18]. Như vậy, sựkhẳng định nhân tốcon người, nguồn lực con người trong cấu trúc năng lực kĩ thuật vẫn là trọng tâm, đểnhấn mạnh giá trịcủa giáo dục, của khoa học giáo dục. Ví dụtrong quá trình dạy công nghệthông tin ởHoa Kỳ, giáo viên quan tâm nhiều đến yêu cầu học sinh đềxuất ý tưởng và sửdụng công nghệđểthiết kếsáng tạo hơn là học cách sửdụng phần mềm của người khác. Do đó, rất cần chuyên gia giáo dục hơn là chuyên gia truyền đạt kiến thức. Quan niệm về“học” cũng phải thay đổi, cần lí giải thuyết phục hơn khi đặt ra yêu cầu tại sao chỉkhi “đến trường” mới là “đi học”? Ứng dụng công nghệmới như dữliệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud) cùng trí tuệnhân tạo (AI)…sẽgiúp chúng ta có câu trảlời. ii) Thiết kếmôi trường học tập theo xu hướng nào? Vì sao chúng ta hay chọn môi trường ởnước ngoài cho con em mình học tập? Suy ngẫm vềxu hướng chương trình giáo dục phổthông của 3 nước: Singapore định hướng “dạy ít -học nhiều” (tập trung vào chương trình học); Úc xác định chương trình đảm bảo “cân bằng” trong các lĩnh vực học tập ởphổthông; Phần Lan coi trọng mục tiêu của chương trình giáo dục “vì sựđồng đều của mọi học sinh”. Ba xu hướng này có khác biệt với chương trình giáo dục phổthông ởnước ta? Phải chăng cần nghiên cứu đối sánh? Chức năng của người dạy tập trung vào nhiệm vụthiết kếmôi trường cho người học.iii) Giáo dục nhà trường ngày càng “lệthuộc” vào thịtrường lao động? Theo UNDP2, phát triển nguồn nhân lực gồm: “Phát triển nhân tính và khảnăng của con người; sửdụng có hiệu quảnhững khảnăng ấy”. Do vậy, hiểu đầy đủvềphát triển nguồn nhân lực gồm: phát triển (đào tạo) và sửdụng (thịtrường lao động) cần thực hiện đồng thời trong cạnh tranh toàn cầu. Bất cứhoàn cảnh nào, giáo dục cũng cần hấp thụvà điều dẫn nhu cầu của thịtrường lao động [19], [20].iv) Mô hình dạy học nào có hiệu quả nhất? Không có câu trảlời đúng, nhưng từ thực nghiệm của Skinner đã chứng minh việc học chủ động bắt đầu từ “thử-sai” sẽ giúp chủ thể tự tìm đến tri thức, xác nhận tri thức do chính mình tìm kiếm, có sựtựtin và có sự bền vững…khác hẳn nguyên lí của cơ chếphản xạcó điều kiện từthực nghiệm của Páp-lốp [18], [21], [22]. Theo mô hình học chủđộng, sựtích cực trong hoạt động dạy (với chức năng hướng dẫn, thiết kếtình huống, môi trường học) sẽđồng bộvới hoạt động học và đánh giá. Ví dụ, khi dạy nội dung “sựrơi của các vật” có giáo viên trình chiếu trong phòng, có giáo viên lại đưa học sinh lên đỉnh các tòa nhà và thảtừng thứxuống đất; học sinh lớp 4 đã phải mang nhiều sách Lịch sửvềnhà học, đọc và trảlời hai câu
__________
1. Science, Technology, Engineering, Mathematics.