Nghiên cứu tiếng Hà Nội trên phương diện Vật lý – Âm học

TS. VŨ KIM BẢNG
(Viện ngôn ngữ học)

1. Dẫn luận

     Người ta thường đề cập đến khái niệm “giọng Hà Nội” hay “tiếng Hà Nội” để chỉ cách phát âm của người Hà Nội gốc, tiêu biểu cho vùng phương ngữ Bắc Bộ trong sự khu biệt với các cách phát âm điển hình khác ở các thành phố lớn như Vinh, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh … tiêu biểu cho các phương ngữ khác của tiếng Việt. Trong sự phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam, quá khứ cũng như hiện tại, “tiếng Hà Nội” ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hoạt động giao tiếp của xã hội: sáng tác văn học; hoạt động biểu diễn nghệ thuật; dạy học trong nhà trường hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xét về phương diện cấu trúc cũng như chức năng, nhìn chung “tiếng Hà Nội” đã hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết, xứng đáng là cách phát âm chuẩn hay còn gọi là chuẩn chính âm của tiếng Việt.

     Xét ở một khía cạnh khác, việc hướng tới một chuẩn chính âm cho tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước, còn có một ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học và kĩ thuật. Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép tạo ra những phần mềm giúp máy tính đọc được các văn bản và ngược lại khó nghe đọc máy tính có thể viết thành chữ trên màn hình thay vì gõ bằng bàn phím. Những bước phát triển tiếp theo là nhận dạng, xử lý và điều khiển của khoa học và kỹ thuật. Để thực hiện được những mục tiêu đó thì hệ thống thông tin dữ liệu cơ bản bằng ngôn ngữ tự nhiên đóng vai trò quan trọng. Sẽ là lý tưởng, nếu hệ thống dữ liệu này đựơc xậy dựng trên cơ sở một chuẩn chính âm có tính chất pháp quy, được xã hội chấp nhận.

     Trong bài viết này, chúng tôi muôn trình bày những kết quả bước đầu về hệ thống formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Việt được cộng tác viên vốn là người Hà Nội gốc (trong đó có 6 người là phát thanh viên của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội) đọc thành từng âm tiết tách rồi. Việc nghiên cứu hệ thống formant được phát âm chuẩn tiếng Hà Nội có các ý nghĩa sau:

     – Formant được xem là đặc trưng của hệ thống nguyên âm trong một ngôn ngữ. Trong “tiếng Hà Nội”, nguyên âm là một trong những yếu tố ngữ âm quan trong nhất tạo nên sắc thái riêng, có sức hấp dẫn, cuốn hút của giọng nói người Hà Nội. Các nguyên âm được phát âm rõ ràng về chất, kết hợp đầy đủ với tất cả các thanh (6 thanh) và phụ âm cuối (6 phụ âm cuối) đã tạo cho tiếng Hà Nội có số lượng vần phong phú nhất so với các phương ngữ khác. Chính điều này đã tạo nên bản sắc tiếng Hà Nội.

     – Những thông số âm học được trình bày trong báo cáo này được xem là kết quả bước đầu về nghiên cứu hệ format các nguyên âm đơn theo cách phát âm tách rời của tiếng Hà Nội. Nó là cơ sở để so sánh với các kết quả nghiên cứu tiếp theo khi đo hệ formant của tiếng Hà Nội trong chuỗi lời nói liên tục (connected speech) cũng như hệ formant nguyên âm ở các phương ngữ khác.

     – Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở dữ liệu cho việc tổng hợp lời nói theo nguyên tắc tổng hợp formant.

2. Phương pháp

     Chúng tôi lựa chọn 10 cộng tác viên (CTV) là người Hà Nội (5 nam và 5 nữ) trong đó có 6 cộng tác viên là phát thanh viên chuyên nghiệp – để đo bảng từ gồm 9 nguyên âm” /i e, a, u, o, /. Mỗi nguyên âm được các CTV đọc 3 lần ( tổng cộng 27 lần đọc cho mỗi bảng từ đối với mỗi CTV).

     Các cộng tác viên trên đều ít nhất là thế hệ thứ hai đươc sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Cách phát âm của họ được nhà chuyên môn xác định mang đặc trưng của giọng Hà Nội.

     Việc ghi âm được tiền hành tại phòng bá âm Trung tâm Ngữ âm học Thực nghiệm, Viện Ngôn ngữ học và tại phòng thu của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội bằng máy ghi âm số chuyên dụng MZ – R3 SONY.

     Các nguyên âm được phân tích trên máy Sonagraph 5500 của Trung tâm Ngữ âm học Thực nghiệm.

     Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để tính giá trị trung bình của từng formant trong mỗi nguyên âm đối với mỗi cộng tác viên và trị giá formant trung bình của 9 nguyên âm đơn đối vói giọng nam và nữ.

3. Kết quả

     Khái niệm formant lần đầu tiên được nhà vật lý học Hermann, L. (1889) đưa ra chỉ sự gia tăng về cường độ âm thanh của một nhóm tần số, tạo nên đặc trưng của mỗi nguyên âm. Những nghiên cứu tiếp tục của các nhà ngôn ngữ học ngày càng hoàn thiện khái niệm này (Londblom, B., 1986; Ladefoged, p., & Maddieson, L., 1990).

     Mỗi nguyên âm được xác định bằng hai formant cơ bản: F1 liên quan đến sự cộng hưởng của khoang sau (khoang họng); F2 liên quan đến sự cộng hưởng của khoang trước (khoang miệng). Ngoài ra người ta còn tính được F3 liên quan đến khoang họng và các formant khác. Ngoài F1 và F2 có giá trị khu biệt giữa các nguyên âm với nhau, các formant khác thể hiện sắc thái cá nhân của người nói. Dưới đây là kết quả nghiên cứu: (xem bảng 1 , 2, 3).

     Nhận xét:

     – Sự khác biệt về cao độ của các formant giữ giọng nam và nữ như là một tất yếu vì tần số cơ bản của giọng nữ luôn cao hơn giọng nam và có thể các khoang cộng hưởng của họ có thể tích nhỏ hơn là của nam giới.

     – Đối với hầu hết các giọng nữ mà chúng tôi nghiên cứu, việc xác định F1 và F2 là tương đối khó khăn. Nhiều trường hợp không tìm được F3. Khó khăn này cũng được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập đến (livonnen, A., 1992; Deterding, D., 1997).

4. Kết luận

     Những kết quả nghiên cứu về hệ formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Hà Nội đọc tách rời mà chúng tôi đã trình bày sẽ là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các formant này trong chuỗi lời nói liên tục cũng như các nguyên âm có sự tác động của thanh điệu. Các đặc trưng âm học khác của tiếng Việt được nghiên cứu theo trình tự âm tố (nguyên âm, phụ âm), âm tiết bao gồm cả thanh điệu và chuỗi lời nói góp phần làm sáng tỏ đặc điểm đơn lập của tiếng Việt.

Bảng 1: Giá trị trung bình các formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Hà Nội 
do các cộng tác viên nam phát âm (đơn vị là Hz)

Bảng 2: Giá trị trung bình các formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Hà Nội 
do các cộng tác viên nữ phát âm (đơn vị là Hz)

Bảng 3: Giá trị trung bình của  F1, F2 và F3 của 9 nguyên âm đơn tiếng Hà Nội 
(đơn vị là Hz)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Baldón. R.A.W. & Fant, G. (1978) A two – formant model and the cardinal vowels. STL – QPRSl, 1 – 8.

2. Deterding, D. (1997) The Formant of Monothong Vowels m Standard Southern Bristish English Pronunciation. Journal of International Phonetic Association. Volume 27 Number 1 & 2.

3. Fant, G (1960) Acoustic Theory of Speech Production. The Hagie/ Paris” Monton.

4. Flanagan, J. (1972) Speech Analysis, Synthesis, and Perception. 2d ed. New York: Springer Verlag.

5. Hermann, L. (1889) Abhandlungen in Pflugers Archiv f.dges Physiolgie, Bd. 45.

6. livonen, A. (1989 Regional German Vowels Studies. Mimeograped Series of the Deparrtment of Phonetics, University of Helsinki 15.

7. Iivomen,A {1992) Articulatory vowel gesture presented in a psycho – Acoustical F1 / F2 Space. Studies in Logopedics and Phonetics 3, Reijo Aulanko & Matti Lehtihalmes.

8. Ladefoged, p & Maddieson, I. (1990) Vowels o f the World’s Language. Journal of Phonetics 18.

9. Ladefoged, p. (1996). Elements of Acoustic Phonetics. Chicago (second edition). University of Chicago Press.

10. Lindblom, B (1986) Phonetic Universals in Vowel system. Experimental Phonology (J.J. Ohala & J.J. Jaeger, eds.), Orlando: Academic Press.

11. Nguyễn Văn Ái, (1974) Bàn về số lượng và sự phân bố foóc – man của các nguyên âm đơn tiếng Việt qua bản ghi Xô-na -gơ- rap. Ngồn ngữ, N* 1 , 1974

1 2 . Traunmuller, H. (1976) Einise Aspekte Wahrnehmung quasiststionarer Vokale. Papers from the Institute of Lángguistics, University of Stockholm 32.

13. Traunmuller, H. (1981). Perceptual Dimension of Openness in Vowels. Journal of Acoustical Society of America 69 (65).

14. Wright, J.T. (1986) The Behaviour of Nasalized Vowels in the Perceptual Vowels Space. Experimental Phonology (J.J. Ohala & J.J. Jaeger, eds.), Orlando: Heademic Press.

15. Vũ Kim Bảng. (1999) Khái niệm ngữ âm học. Ngôn ngữ, N* 5, 1999.

Nguồn: Hà Nội  Những vấn đề ngôn ngữ, văn hóa (Hội ngôn ngữ học Hà Nội),
NXB Thời Đại, năm 2001, trang 55-63

 Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)