Nguồn gốc, lịch sử và cấu trúc của chữ Nôm từ bối cảnh văn hóa Đông Á (Phần 2)

Tác giả: Tiến sĩ TRẦN TRỌNG DƯƠNG
(Viện Nghiên cứu Hán Nôm)

3. Cấu trúc chữ Nôm

     Chữ Nôm là loại văn tự mượn chữ Hán để ghi âm tiết của tiếng Việt, đây là văn tự biểu âm kiêm biểu ý24. Trước nay đã có khá nhiều cách phân loại cấu trúc chữ Nôm khác nhau. Nhưng đặc điểm dễ nhận thấy rằng, phần lớn các cách phân loại ấy (tiêu biểu như mô hình của Gs Nguyễn Tài Cẩn, chia chữ Nôm làm 10 loại khác nhau) chỉ là những nghiên cứu mang tính thao tác, và phần nào bị chi phối với mục đích đại chúng hóa khoa học. Tức là tác giả không dựa trên sự tồn tại cụ thể- đa dạng của chữ Nôm trong suốt gần 10 thế kỷ tồn tại để tiến hành phân loại, mà thuần túy dựng lên một mô hình đơn giản nhất để có thể giúp cho người mới học thuận tiện trong việc nhập môn. Khắc phục điểm yếu trên, mô hình phân loại chúng tôi đưa ra ở đây cố gắng thực hiện trên cơ sở tồn tại thực tế của tất cả các hiện tượng văn tự học chữ Nôm về mặt lịch đại. Nó có thể phức tạp hơn các mô hình trước đây, song phần nào sẽ cho ta một cái nhìn tổng quát về tất cả các hiện tượng cơ cấu học của chữ Nôm trong lịch sử gần 1000 năm tồn tại của thứ văn tự này (xem phụ lục II: mô hình cấu trúc chữ Nôm).

     Trên cơ sở quan niệm rằng chữ Nôm là loại chữ viết ghi âm kiêm biểu ý, chúng tôi thực hiện bước lưỡng phân thứ nhất, chia chữ Nôm làm 2 loại: (I.) Chữ Nôm cấu tạo theo phương thức biểu âm (表音) và (II.) Chữ Nôm cấu tạo theo phương biểu ý (表意). Âm dựa (擬音) trong loại chữ biểu âm bao gồm ba loại: âm Hán Việt (viết tắt là HV), âm gốc Hán (gồm Tiền Hán Việt và âm Hậu Hán Việt, âm gốc Hán từ đây viết tắt là GH) và âm Nôm (hay có thể định danh là âm Việt). Chữ Nôm biểu ý là các chữ vay mượn từ chữ Hán, bỏ qua yếu tố âm đọc, tức là người ta dùng (hoặc cải biến) một tự hình chữ Hán, hoặc kết hợp hai tự hình chữ Hán để ghi một ngữ tố đồng nghĩa trong tiếng Việt. Về mặt tổng quan, có 25 loại chữ Nôm (trong đó có 8 tiểu loại giả tá như A1.2, A2.2, C1.2, D2.2, G1.2, G3.2, H1.2)25 cấu tạo theo phương pháp biểu âm, và 6 tiểu loại chữ Nôm cấu tạo theo phương pháp biểu ý (Mô hình phân loại cấu trúc trên đây xin xem phần phụ lục II). Như vậy về cơ cấu học, thì số chữ Nôm thuần biểu ý chỉ có 6 loại, so với 25 loại có yếu tố biểu âm (tỷ lệ 1/5); còn về mặt số lượng thì chữ mượn nghĩa chỉ chiếm quãng 1%, còn chữ dựa âm chiếm 99%. Dưới đây chúng tôi xin trình bày cụ thể từng tiểu loại. Loại chữ Nôm mượn ý, vì đơn giản và có số lượng ít, nên sẽ được trình bày trước tiên.

    Loại chữ Nôm biểu ý có 5 tiểu loại, trong đó có ba nhóm chính. Nhóm chiếm số lượng nhiều nhất về mặt cơ cấu là nhóm K. Các chữ Nôm thuộc nhóm K là các chữ thuộc loại Hội ý. Tiểu loại K1 là các chữ ghép hai chữ Hán, kết hợp nghĩa của hai chữ đó để ghi một từ Việt, ví dụ: trời (天+上), trùm (trùm: người đứng đầu trong làng xã, cấu trúc {人+上}), seo (seo: người có địa vị thấp kém, cấu trúc {人+下}) những chữ này cùng loại với chữ 明 (日+月) trong tiếng Hán. Tiểu loại K1 có thể nói là trùng khít với khái niệm về chữ hội ý do các nhà văn tự học Trung Quốc đưa ra26. Ba tiểu loại còn lại (K2, K3, K4)) của nhóm hội ý là một đặc thù của chữ Nôm, hiện chúng tôi chưa thấy các kiểu cấu tạo này trong các nền văn tự thuộc vành đai chữ Hán. Tiểu loại K2 nhân hai ký hiệu của cùng một chữ Hán để trỏ nghĩa một từ Việt, ví dụ: 字字chữ (字+字), 守守 giữ (守+守), 重重 chồng (重+重). Trong tâm lý của người tạo chữ, một ký tự chữ Hán được lặp lại ngầm báo hiệu rằng (1) đây là một chữ Nôm, (2) sự lặp lại ý nghĩa của nó. Loại chữ Nôm K3 ghép hai chữ Hán đồng nghĩa (hoặc gần nghĩa), ví dụ: mất (mất: chết, cấu trúc {亡+失}), 五望rằm (五+望), trong đó vọng là danh từ trỏ ngày rằm, ngũ trỏ ngày mười lăm. Loại K4 ghép một bộ thủ với một chữ Hán, ví dụ: 搧 quạt (扌+扇), 目望trông (目+望). Theo nghiên cứu của Lã Minh Hằng, các chữ Nôm thuộc nhóm K hiện có 69 chữ27.

     Tiểu loại chỉ sự (指事) (L) thêm bớt một phần nét của chữ Hán, ví dụ: 不(cụt) vốn từ chữ 木 mộc, (đĩ) vốn từ chữ nữ nhưng gia thêm một dấu chấm ở bên trong. Tiểu loại tá nghĩa 借義 (M) tức là dùng nghĩa của chữ Hán nhưng đọc theo âm của chữ tương ứng trong tiếng Việt, ví dụ: 爪(vuốt). Chữ Nôm loại này hiện tìm thấy được 50 chữ28. Như vậy, tổng số các chữ Nôm thuộc loại thuần biểu ý có 119 chữ, so với gần 12000 chữ Nôm biểu âm kiêm biểu ý thì loại chữ thuần biểu ý chỉ chiếm quãng 1%.

     Loại chữ Nôm biểu âm (表音) chia làm hai tiểu loại: (1) Chữ Nôm tá âm 借音; (2) chữ Nôm cải âm (改音).

     Chữ Nôm tá âm chia làm ba loại. Tiểu loại A1.1 là các chữ Nôm mượn âm Hán Việt đời Đường, dùng để ghi các từ Hán Việt, ví dụ: 財 tài, 祿 lộc, 福 phúc, 道 đạo,德 đức, 仁 nhân, 義 nghĩa, 禮 lễ,智 trí, 信 tín… Đây là loại chữ Nôm vay mượn hoàn toàn từ chữ Hán và tiếng Hán ở cả ba mặt hình- âm- nghĩa. Về mặt ngôn ngữ, thì các ngữ tố được ghi bằng các chữ Nôm này được gọi là từ Hán Việt. Các từ Hán Việt (qua chữ A1.1) trong các văn bản cổ từ thế kỷ XIX trở về trước thường chiếm tỷ lệ từ 25% đến 55%. Theo phép giả tá, chữ Nôm A1.1 sẽ cho loại chữ Nôm A1.2. Đây là các chữ dùng tự hình của một từ Hán Việt này để ghi một từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa. Ví dụ 財 (tài: của cải) còn được dùng để ghi cho từ Hán Việt tài (tài năng). Đây là một loại chữ có hại cho văn tự và ngôn ngữ, nhưng lại nhiều khi được sử dụng trong các văn bản Nôm dân gian29. Loại chữ Nôm A2 là các chữ Nôm mượn âm Tiền Hán Việt hoặc âm Hậu Hán Việt dùng để ghi một từ gốc Hán, ví dụ: 車 xe, 務 mùa, 味 mùi. Các trường hợp A1.1 và A2.1 là vay mượn cả ba mặt hình- âm- nghĩa, chỉ khác ở một điểm chữ A1.1 đọc theo âm Hán Việt đời Đường, còn chữ Nôm A2.1 đọc theo âm gốc Hán. (B) Chữ Nôm mượn âm Hán Việt đời Đường để ghi một từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Việt, ví dụ: (một: số 1).

     Nhóm chữ Nôm cải âm chia làm hai loại. Loại C là các chữ Nôm tá hình cải âm (từ âm Hán Việt), ví dụ: (âm HV là trất, được dùng để ghi âm rất). Những chữ như vậy thuộc tiểu loại C1. Chữ Nôm đọc là rất, vào giai đoạn hậu kỳ, lại được dùng tá âm một lần nữa, và đọc thành dứt. Chữ này thuộc tiểu loại C2.

      Ngoài chữ Nôm tá hình (C), chữ Nôm cải âm còn có một loại thứ hai gọi là chữ Nôm cải âm kiêm cải hình bằng các ký hiệu định hướng. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy có các cách cải hình tạo tự như sau: (1). Tỉnh biến tạo tự 省变造字; (2). Bổ sung ký hiệu phụ (補充记号); (3). Hội âm ; (4) Hợp âm; (5) Gia cố bộ thủ nghĩa phù; (6) Gia cố nghĩa phù bằng một chữ Hán. Kết hợp các phương thức cải hình trên với tiêu chí âm dựa. Chúng tôi phân loại được các tiểu loại chữ Nôm sau.

     Chữ Nôm loại D là các chữ Nôm được tạo thành từ cách giảm khuyết một nét của chữ Hán hoặc bổ sung ký hiệu phụ, nhằm mục đích báo hiệu việc đọc chệch âm Hán Việt. Trong đó các chữ cấu tạo theo phép “tỉnh biến” được ký hiệu là D1, ví dụ (khề khà). Cách tạo tự này mượn từ chữ Hán, như chữ ping pang 乒乓. Tuy nhiên, số lượng những chữ như vậy là khá hiếm.

     Chữ Nôm loại D2.1, D3, D4 là các chữ Nôm có gia cố ký hiệu phụ vào một tự hình (Hán hoặc Nôm) có sẵn trước đó. Ký hiệu phụ bao gồm: bộ khẩu, cá nháy, nháy hai biên (兩點). Trong đó chia làm ba tiểu loại. Loại D2.1 là các chữ Nôm có thêm ký hiệu phụ để báo hiệu đọc dựa theo âm Gốc Hán, ví dụ: 口說(thốt: nói, thốt là âm Tiền Hán Việt, âm HV là thuyết ), (mựa: không, mựa là âm Tiền Hán Việt, âm HV là ). Loại D3 là loại có ký hiệu phụ (bên cạnh một chữ Nôm) để báo hiệu đọc chệch theo âm Nôm có sẵn, ví dụ: < (bón: bón phân), cấu trúc gồm cá nháy kết hợp với một chữ Nôm là có âm là bốn (số bốn). Loại D4 là chữ Nôm có ký hiệu phụ để báo hiệu đọc chệch một âm Hán Việt, ví dụ: < (chân: cái chân), hay (đau).

     Chữ Nôm loại E là các chữ Nôm ghép hai chữ Hán dùng để ghi âm một ngữ tố Việt, đây là loại chữ thuần túy ghi âm. Trong đó có bốn tiểu loại loại E1, E2, E3 và E4. Chữ Nôm E1 dùng để ghi tiền âm tiết của các từ có cấu trúc ngữ âm CvCVC. ví dụ: 婆馭(bangựa: con ngựa), 羅打 (lađá: hòn đá), 羅岸(langàn: nghìn), 阿計(agày: gầy), 婆論(balọn: trọn-全部), 麻吝 (malận: lớn-), 个龍 (cơlông: trông-),…

     Chữ Nôm loại E2 dùng hai chữ Hán ghép trong một khối vuông để ghi các phức phụ âm (複輔音) của một số từ có cấu trúc ngữ âm CCVC trong tiếng Việt Tiền cổ và tiếng Việt cổ- trung đại. Ví dụ: (mlời: lời nói, gồm: +).

     Loại chữ nôm E3 dùng hai chữ Hán ghép trong một khối vuông để ghi một từ có cấu trúc ngữ âm đơn tiết (CVC), theo phương pháp phiên thiết của văn hóa Hán. Tức là chữ Hán thứ nhất dùng để ghi thủy âm, chữ Hán thứ hai dùng để ghi phần vần. Ví dụ 尾呂 đọc là vỡ. Cấu trúc: ghi thủy âm V-, lã/ lữ ghi vần –ỡ. Xét về tính chất, chữ Nôm E3 là gợi ý về mặt phương pháp tạo tự cho các chữ Nôm loại E1 và E2.

     Loại chữ Nôm E4 là các chữ Nôm ghép hai chữ Hán đồng âm hoặc cận âm dùng để ghi một từ cận âm trong tiếng Việt, hai chữ Hán này cùng giữ chức năng như nhau là biểu âm. Ví dụ: 另令(lánh: tránh, cấu trúc: {lánh + lánh}), 老了 (lảu: hiểu rõ, cấu trúc: {lão + liễu}), 矣亥(hỡi: thán từ, cấu trúc: { + hợi}), (bố: cha, cấu trúc: {bố + phủ}), 末蜜(mặt: , cấu trúc: {mạt + mật}). Trừ loại chữ Nôm phiên thiết (E3), các chữ Nôm loại E1, E2 và E3 có thể gọi là những chữ Nôm “biểu âm hợp thể”. Theo đánh giá của Gs Nguyễn Quang Hồng thì “khi sáng tạo ra phép cấu tạo chữ Nôm theo cấu trúc “biểu âm hợp thể”, tổ tiên người Việt đã không học hỏi được gì ở cách cấu tạo đã có trong chữ Hán, không hề được phản ánh trong thuyết Lục Thư của Hứa Thận. Đây thực sự là một sáng tạo quan trọng trong lĩnh vực ngữ văn của ông cha ta, khiến cho chữ Nôm có thể tương thích với cơ cấu ngữ âm tiếng Việt thời bấy giờ.”30

     Nhóm chữ Nôm phổ biến hơn cả là nhóm chữ Nôm cấu tạo theo phương thức hình thanh. Nhóm này chia làm hai nhóm nhỏ hơn là G và H. Nhóm G là các chữ Nôm gia cố bộ thủ để xác định trường nghĩa. Nhóm H là các chữ Nôm gia cố một chữ Hán để xác chỉ ý nghĩa của chữ (thường là một chữ Hán đồng nghĩa với một từ Việt). Đặc điểm quan trọng nhất của hai loại chữ này là thanh phù của nó có trước. Chữ Nôm thiên về ghi âm, ở các giai đoạn chữ Nôm tiền cổ, chữ Nôm cổ và chữ Nôm trung đại, người ta thường dùng phép giả tá (chữ loại A2, B và C). Nhưng về sau, các chữ loại B và C này được gia cố thêm bộ thủ để trở thành loại G, và gia cố thêm chữ Hán xác chỉ nghĩa để trở thành chữ Nôm loại H. Cụ thể như sau.

     Nhóm G được chia làm ba tiểu loại trên tiêu chí nguồn gốc âm đọc. Tiểu loại G1.1 là các chữ ghép một bộ thủ ý phù với một chữ Hán làm thanh phù. Ví dụ: (ve: con ve, cấu trúc: {+vi}). Theo phép tá âm, chữ G1.1 sẽ cho loại G1.2, ví dụ: vẫn đọc là ve nhưng với nghĩa là ve (động từ: tán tỉnh, ve vãn). Tiểu loại G2 là các chữ ghép một bộ thủ với một thanh phù Nôm, ví dụ:  ( hít: thở vào, cấu trúc: {  ít}). Tiểu loại G3.1 là các chữ ghép một bộ thủ với một chữ Hán thanh phù đọc theo âm GH. Ví dụ: (khăn: cái khăn, cấu trúc: {+}). Điều đáng chú ý ở chỗ thanh phù đồng thời là nghĩa xác chỉ. Tiểu loại G4 về mặt cấu trúc cũng thuộc loại chữ hình thanh. Nhưng chúng thường xuất hiện trong các ngữ tố mờ nghĩa hoặc mất nghĩa của các từ song âm tiết. Ví dụ trong chữ 賋 帲(rõ ràng), chỉ có là có nghĩa (với bộ hỏa trỏ ánh lửa soi cho rõ), còn âm ràng (mờ nghĩa), nhưng đã được chuyển di bộ từ chữ chuyển sang. Bộ thủ ở chữ có ba chức năng: (1) báo hiệu rằng hai âm tiết này sẽ tạo thành một từ song tiết; (2) báo hiệu rằng cả hai chữ đều có hướng về một nghĩa nào đó liên quan đến lửa; (3) báo hiệu đọc chỉnh âm Hán Việt “sàng” thành “ràng”. Các chữ cùng loại này như 錃 忚(rẻ rúng), 笡 女难 (nợ nần), 剗 梻 (lo lắng), 裵 石尼(nặng nề), 絉 礻雷(lẻ loi) , 妌犭仕(lợn sề)31.

     Do chuyển nội dung từ file PDF lên Website, một số chữ Nôm không hiển thị được. Quý độc giả vui lòng xem file đính kèm bên dưới để xem đầy đủ nội dung bài viết. Trân trọng kính chào!

__________
22
Trần Trọng Dương. Tình hình cấu trúc chữ Nôm qua ‘Khóa hư lục giải nghĩa” và “Khóa hư lục giải âm”. Tạp chí Hán Nôm số 03/2008.

23 Xem thêm: Trần Trọng Dương. 2011. Tổng thuật tình hình nghiên cứu diễn biến cấu trúc chữ Nôm. The International Sympoisium on Nom script. Temple University (USA) www.temple.org, Tc Hán Nôm, số 2 (105)/ 2011, tr.11-28, 18 tr.

24 Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Cường thì “Thành tố biểu âm có mặt trên 99% số chữ Nôm trong khi thành tố biểu ý chỉ có mặt trong khoảng 51-56%. Chữ Nôm có tính biểu âm cao gấp 2 lần tính biểu ý, và độ ổn định của thành tố biểu âm cao gấp 3 lần thành tố biểu ý.” [Nguyễn Tuấn Cường. 2012. Nghiên cứu diên cách cấu trúc chữ Nôm qua các văn bản giải âm “Kinh Thi”. (Luận án Tiến sĩ). Học Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam. Hà Nội].

25 Ấy là chưa kể đến 10 tiểu loại giả tá có khả năng xảy ra trên lý thuyết, nhưng hiện chúng tôi chưa tìm thấy trên văn bản thực tế, nên tạm để ô trống chờ bổ sung sau. Cũng cần nói thêm rằng, giả tá không phải là một phương pháp tạo tự mà là phương pháp dùng tự hình có sẵn để ghi một từ đồng âm khác nghĩa.

26 將善國.漢字的組成和性質. 文字改革出版社. 1960.296 .

27 Lã Minh Hằng. 2004. Cấu trúc nghĩa trong chữ Nôm Việt. Nxb KHXH. Hà Nội. 282-287. 331 tr.

28 Theo thống kê trong Nguyễn Quang Hồng (chủ biên). 2006. Tự điển chữ Nôm. Viện Nc Hán Nôm, Nxb Giáo dục.

29 Nguyễn Thị Lâm. Hiện tượng đọc không chuẩn từ Hán Việt trong văn bản Nôm. TC Hán Nôm. 1992. Số 1 (12). Tr.8-10. Nguyễn Thị Lâm- Nguyễn Minh Tân. Về cách ghi từ Hán Việt trong văn bản Nôm. TC Hán Nôm 1986. Số 1. Tr.19-23.

 Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)

Download file (PDF): Nguồn gốc, lịch sử và cấu trúc của chữ Nôm từ bối cảnh văn hóa Đông Á
(Tác giả: TS. Trần Trọng Dương)