Những YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến SỰ THAY ĐỔI KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC của GIÁO VIÊN MẦM NON tại THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Phần 2)

LÊ THỊ THANH HUYỀN
(Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh)

4. Kết quả nghiên cứu

     4.1. Thực trạng tự đánh giá về KNQLCX của GVMN tại TPHCM và các yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX

     4.1.1. Tự đánh giá của GVMN tại TPHCM về KNQLCX (xem Bảng 4)

     GVMN tại TPHCM tự đánh giá về KNQLCX thông qua hai tiêu chí là “tính hiệu quả” và “tính linh hoạt” của kĩ năng. Bảng 4 cho thấy ĐTB cộng KNQLCX chung của GVMN tại TPHCM là 2,16 với ĐLC 0,22. Áp dụng công thức chia mức độ và chia điểm ở trên, kết quả như sau: 3 kĩ năng thành phần và KNQLCX chung của GVMN tại TPHCM đều ở mức trung bình (1,94 < ĐTB dao động trong khoảng 2,04 đến 2,29 2,38). Như vậy, KNQLCX của GVMN đã có tính hiệu quả và linh hoạt nhưng không thường xuyên. Họ nhận diện đúng, kiểm soát, điều chỉnh được một phần cảm xúc và mang lại phần nào hiệu quả như mong muốn nhưng vẫn chưa nhận diện đúng hoàn toàn cảm xúc và chưa kiểm soát, điều chỉnh được hoàn toàn cảm xúc ở mọi tình huống. Đôi khi họ còn lúng túng khi nhận diện, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc. Trong đó, kĩ năng nhận diện cảm xúc có ĐTB cao nhất (2,29) và kĩ năng điều chỉnh cảm xúc có ĐTB thấp nhất (2,04).

Bảng 4. Tự đánh giá của GVMN về KNQLCX dựa trên hai tiêu chí “tính hiệu quả”
“tính linh hoạt”

     4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX của GVMN (xem Bảng 5)

     Bảng 5 cho thấy GVMN có nhận thức tương đối đúng về QLCX và KNQLCX (ĐTB= 2,05), áp lực công việc của GVMN ở mức tương đối cao (ĐTB = 2,21), cách ứng xử trong nhà trường giữa đồng nghiệp với nhau và giữa Ban Giám hiệu với GV là khá tích cực (ĐTB= 2,13), cơ hội phát triển và mức độ gắn bó với công việc được GVMN đánh giá ở mức thấp hơn hẳn so với các yếu tố khác (ĐTB lần lượt là 1,97 và 1,80).

Bảng 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX của GVMN

     4.2. Một số mô hình dự báo sự thay đổi KNQLCX của GVMN tại TPHCM từ các yếu tố ảnh hưởng

     Kết quả phân tích tương quan và hồi quy bậc nhất cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng và tương quan thuận chiều với KNQLCX của GVMN. Tức là khi GVMN càng hướng ngoại, nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX càng đúng, các ứng xử giữa GVMN với đồng nghiệp càng tích cực, cơ hội phát triển công việc càng tốt, mức độ gắn bó với công việc càng cao thì KNQLCX của GVMN sẽ tăng lên. Tuy nhiên, có một yếu tố tương quan nghịch chiều với KNQLCX của GVMN là “áp lực công việc”. Tức là, nếu áp lực công  việc càng tăng lên thì KNQLCX của GVMN càng giảm xuống. Trong 6 yếu tố ảnh hưởng, thì “cách ứng xử trong nhà trường” và “mức độ gắn bó với công việc” là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến KNQLCX của GVMN và lần lượt giải thích được 13% và 12% những thay đổi của kĩ năng này. Yếu tố tác động yếu nhất là “áp lực công việc” giải thích được 5% những thay đổi trong KNQLCX của GVMN.

Bảng 6. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy bậc nhất giữa các yếu tố ảnh hưởng
và KNQLCX của GVMN

Ghi chú:***: khi p < 0,001; **: khi p < 0,01

     Trên thực tế khó có trường hợp chỉ có một yếu tố tác động độc lập đến KNQLCX của GVMN mà không bị các yếu tố tố khác gây nhiễu. Vì vậy, phép phân tích hồi quy bội stepwise (đưa dần vào các yếu tố tác động và loại dần ra những yếu tố không còn ý nghĩa tác động) đã được chúng tôi sử dụng để phát hiện các mô hình hồi quy tối ưu và sát thực tế hơn. Toàn bộ 6 yếu tố ảnh hưởng đến KNQLCX của GVMN được đưa vào phân tích hồi quy bội và thu được kết quả như ở Bảng 7 sau đây:

Bảng 7. Một số mô hình dự báo sự thay đổi KNQLCX của GVMN
trước các yếu tố ảnh hưởng

     Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy có 6 mô hình dự báo tối ưu. Trong đó, mô hình 6 bao gồm cả 6 yếu tố ảnh hưởng (nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX; cách ứng xử trong nhà trường, kiểu khí chất của GVMN; áp lực công việc; cơ hội phát triển trong công việc; mức độ gắn bó với công việc) và giải thích được 38% những thay đổi trong KNQLCX của GVMN tại TPHCM. Từ những kết quả phân tích hồi quy bội nêu trên, có thể xây dựng các phương trình dự báo sự thay đổi KNQLCX của GVMN từ thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng.

5. Kết luận

     Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có thể khẳng định các yếu tố: “nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX”, “cách ứng xử trong nhà trường”, “kiểu khí chất của GVMN”, “áp lực công việc”, “cơ hội phát triển trong công việc”, “mức độ gắn bó với công việc” đều có ảnh hưởng tới KNQLCX của GVMN tại TPHCM. Đây là những yếu tố có khả năng dự báo cho những thay đổi của kĩ năng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu các yếu tố ảnh hưởng thay đổi theo hướng tích cực thì KNQLCX của GVMN tại TPHCM sẽ được nâng cao. Kết quả này gợi ý cho việc xây dựng những biện pháp tác động giúp GVMN nâng cao KNQLCX.

     Cụ thể, cần giảm áp lực công việc của GVMN, tạo cơ hội cho giáo viên được phát triển công việc của mình, nâng cao nhận thức của GVMN về QLCX và KNQLCX, nâng cao mức độ gắn bó với công việc của GVMN, đặc biệt cần cải thiện cách ứng xử giữa GVMN với đồng nghiệp và ban giám hiệu. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM nên kết hợp với Ban giám hiệu các trường mầm non để tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn và định kì về KNQLCX cho GVMN tại TPHCM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Andries, A. M. (2011). Positive and Negative Emotions within the Organizational Context. Global Journal of Human Social Science, 11(9), 27-40.

Goleman, D. (2007). Emotional intelligence – how to turn emotions into intelligence? [Tri tue xuc cam – Lam the nao de bien nhung cam xuc cua minh thanh tri tue?] (trans: Nguyen Kien Giang), Labour and Social Publisher, Hanoi, 2007.

Izard, C. E. (1992). Human emotions [Nhung cam xuc cua con nguoi] (trans: Nguyen Huu Chuong, Nguyen Khac Hieu, Nguyen Duong Khu), Vietnam Education Publishing House, Hanoi.

Minitry of Education and Training (2008). Decision no 14/2008/QĐ-BGDĐT date 07/04/2008 on The issue of preschool regulations [Quyet dinh so 14/2008/QD-BGDDT ngay 07/04/2008 ve ban hanh Dieu le truong mam non], Hanoi.

Nguyen Thi Hai (2014). Emotional management skill of pedagogical students [Ki nang quan li cam xuc ban than cua sinh vien su pham], Doctoral Dissertation in Psychology, Institute of Social Sciences – Vietnam Academy of Social Sciencces.

Nguyen Thi Minh Hang (Ed), Tran Thanh Nam, Nguyen Ba Dat, & Nguyen Ngoc Diep (2017). Clinical Psychology Textbook [Giao trinh tam li hoc lam sang]. Hanoi: Vietnam National University Press.

Nguyen Cong Khanh (2000). Therapeutic Psychology [Tam li tri lieu]. Hanoi: Vietnam National University Press.

Nguyen Ba Phu (2016). Anxiety management skill in learning activities of students of Hue University [Ki nang quan li cam xuc lo au trong hoat dong hoc tap cua sinh vien Dai hoc Hue]. Doctoral Dissertation in Psychology, Institute of Social Sciences – Vietnam Academy of Social Sciencces.

Nguyen Xuan Thuc (Ed) (2007). General Psychology Textbook [Giao trinh Tam li hoc dai cuong]. Hanoi: University of Education Publishing House.

Nguyen Quang Uan (Ed) (2003). Introduction to Psychology [Tam li hoc dai cuong]. Hanoi: Vietnam National University Press.

Vu Dung (Ed) (2000). Psychological dictionary [Tu dien tam li hoc]. Hanoi: Social Sciences Publishing House.

x
x x

FACTORS AFFECTING CHANGES IN EMOTIONAL MANAGEMENT SKILLS
OF PRESCHOOL TEACHERS IN HO CHI MINH CITY

LE THI THANH HUYEN
(Ho Chi Minh City University of Education)

ABSTRACT

     The study uses document analyis and questionnaire to investigate factors affecting changes in emotional management skills of preschool teachers. There are 389 preschool teachers from 25 kindergarrtens in Ho Chi Minh City joined the study. The research results show that there are six models predicting the changes in emotional management skills of preschool teachers. The variables include preschool teachers’ awareness about emotional management and emotional management skills, communication in schools, opportunities for promotion, temperament and work pressure and degree of attachment to work. The paper also suggests effective measures to help preschool teachers in Ho Chi Minh City improve their emotional management skills based on the results of the study.

     Keywords: emotional management skills; preschool teachers; models predicting changes.

Nguồn: Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM – ISSN: 1859-3100
Tập 16, Số 11 (2019): 809-818

Ảnh đại diện: Ban Tu thư (thanhdiavietnamhoc.comthiết lập và chuyển sang tone màu sepia.
Nguồn ảnh: 
https://vietgiaitri.com/