Phương pháp bảo vệ sức khỏe từ bàn tay (Phần 2)

8. Xoay chuyển bóng tennist (quần vợt)

     Những năm gần đây, có rất nhiều người chơi quần vợt. Ở đây giới thiệu một kiểu phương pháp bảo vệ sức khỏe lợi dụng bóng tennis tiến hành kích thích đối với bàn tay.

     Hai tay kẹp giữ quả bóng tennis, từ từ dùng sức mà xoay chuyển 2 tay, khiến cho quả bóng tiến hành kích thích đối với cả bàn tay (H. 9). Cứ làm như vậy, quả bóng sẽ tạo nên tác dụng ma sát vào bàn tay, khiến cho công năng nội tạng được điều chỉnh. Ngoài ra, còn có thể đem các ngón tay của 2 bàn tay đan vào nhau, kẹp giữ quả bóng tennis, sau khi đè ấn được 3 giây, lại dang tách 2 tay ra, sau đó lại đè ấn tiếp; tiến hành lặp lại như vậy vài lần, cũng có thể có được hiệu quả tương đồng.

     Do đó, khi bạn cảm thấy váng đầu nhức óc, công tác dễ mắc phải sai sót, đừng ngại bỏ ra 2 ~ 3 phút để xoay chuyển quả bóng tennis, liền có thể giải trừ mệt mỏi, tâm trạng thoải mái, nâng cao sức làm việc.

9. Kích thích bằng tăm xỉa răng

     Chuẩn bị 10 cây tăm, dùng dây chun (thun) buộc lại thành một bó, sau đó dùng nó kích thích móng tay và bàn tay. Phần đầu nhọn của bó tăm xỉa răng sẽ kích thích huyết quản của bàn tay, xúc tiến tuần hoàn của huyết dịch (H. 10). Chỉ cần kích thích một lúc, bàn tay sẽ cảm thấy ấm áp. Nhưng cần chú ý : Sau khi dùng bó tăm kích thích bàn tay được 3 giây thì cần cho bó tăm dời khỏi bàn tay, đợi một lúc mới kích thích trở lại. Đối với bàn tay và móng ngón tay đều cần tiến hành kích thính, nhưng không nên quá mạnh, để tránh tổn thương tới da.

     Cách kích thích bằng bó tăm này, nếu số cọng tăm càng ít, thì lực kích thích càng mạnh. Nhưng kích thích quá mạnh trái lại sẽ dẫn tới tác dụng tương phản, thông thường dùng 10 cọng tăm buộc lại thành một bó là hữu hiệu nhất.

     Dạng phương pháp kích thích này đơn giản dễ làm, thường ngày có thể chuẩn bị 2 bó tăm bỏ sẵn ở trong túi, lúc chờ xe hoặc khi công việc nhàn rỗi, có thể thuận tiện lấy ra để kích thích bàn tay. Có thể nói, vật này tuy nhỏ, nhưng tác dụng giữ gìn sức khỏe của nó lại rất lớn.

10. Kích thích bằng kẹp áo

     Phương pháp bảo vệ sức khỏe từ bàn tay có nhiều kiểu nhiều dạng khác nhau, thậm chí ta có thể lợi dụng vật phẩm nhỏ trong sinh hoạt thường ngày, ví như chiếc kẹp dùng để phơi đồ chẳng hạn.

     Trên đầu ngón tay có huyệt vị nâng cao công năng nội tạng, chỉ cần day nắn đầu ngón tay thì có thể thu được hiệu ích rất lớn. Nếu lợi dụng chiếc kẹp để phơi đồ, thì với kích thích tương đối mạnh mẽ này, có thể tạo nên tác dụng kích thích huyệt vị.

     Chỉ cần dùng chiết kẹp phơi đồ kẹp vào đầu ngón tay, sau 3 giây lấy kẹp ra (H. 11), sau đó lại tiến hành lặp lại từ 5 ~ 7 lần. Như vậy có thể xúc tiến huyết dịch tuần hoàn, tăng cường công năng của nội tạng.

     Kẹp phơi đồ là loại đã dùng qua vài lần, tốt nhất là dây lò xo có chút lỏng lẻo. Dùng nó để kẹp vào đầu ngón tay từ 10 giây trở lên, đầu ngón tay sẽ bị sung huyết, do đó, tốt nhất là vừa kẹp vào đầu ngón tay, vừa đếm thầm trong đầu đến số 3, sau đó lấy ra để tránh kẹp giữ lâu quá mà dẫn tới hậu quả không tốt.

      Phụ nữ làm việc nội trợ trong gia đình, mỗi ngày sau khi giặt quần áo xong, nếu có thể bỏ ra chút thời gian sử dụng kẹp mắc áo tiến hành kích thích đối với đầu ngón tay, thì có thể thu được hiệu quả rất lớn ở phương diện tăng tiến sức khỏe.

11. Vắt khăn mặt

     Phương pháp vắt khăn mặt chia ra làm 2 kiểu : một là tay phải vặn khăn mặt từ bên trong hướng ra bên ngoài, cách khác là tay trái vặn khăn mặt từ ngoài hướng vào trong (H. 12). Do mỗi người có thói quen khác nhau, cho nên có người cảm thấy việc vặn khăn mặt khác dễ dàng lại có người thì cho là tương đối khó khăn.

     Bất kể là dễ hay khó, chỉ có luyện tập không ngừng mới có thể thu được hiệu quả. Do 2 kiểu phương pháp vắt khăn mặt đều tiến hành kích thích đối với trung khu chủ quản cảm giác của tay trong đại não, cho nên thần kinh vận động của tay cũng được rèn luyện. Người học tập các nhạc khí như đàn piano hoặc đàn viôlông đều cần có ngón tay linh hoạt, do đó, có những người chủ trong gia đình cho con cái học đàn mỗi ngày dùng 2 cách vặn khăn lông nhằm rèn luyện ngón tay, khiến cho ngón tay càng thêm linh hoạt.

12. Rèn luyện với chiếc vòng treo

     Công chức sống trong thành phố, phần lớn đi làm hoặc trở về nhà bằng tầu điện hoặc xe hơi công cộng, bấy giờ, chớ ngại lợi dụng các vòng treo hoặc vịn tay trên xe, khiến xe điện hoặc xe hơi công cộng trở thành nơi rèn luyện thân thể.

     Phương pháp rèn luyện là : Thay đổi thói quen truyền thống dùng một tay vịn bám vào vòng treo hoặc chỗ vịn tay đổi thành chỉ dùng gốc một ngón tay móc giữ vào vòng treo hoặc chỗ vịn tay. Ngoại trừ ngón cái ra, các gốc ngón tay còn lại đều có thể vịn vào, không chỉ dùng đầu ngón tay móc giữ, mà còn cần dùng sức từ phần gốc ngón tay để kéo xuống (H. 13). Sau khoảng 5 ~ 10 giây đem ngón tay ấy buông ra, đổi sang dùng một gốc ngón tay khác để vịn, cứ luân phiên tiến hành như vậy. Ngoài ra, cũng có thể dùng 2 hoặc 3 ngón tay để vịn. Nhưng khi dùng ngón tay út với sức lực khá yếu để vịn vào vòng treo, cần chú ý phòng ngừa bị té ngã do sự xô đẩy của hành khách trên xe hoặc sự chao đảo của xe gây ra.

     Khi dùng ngón tay móc vịn vào vòng treo hoặc chỗ vịn tay, toàn bộ ngón tay sẽ được kích thích, do đó, công năng nội tạng liên kết với ngón tay ấy sẽ được tăng cường. Chỉ cần kiên trì tiến hành kiểu rèn luyện này, thì có thể khiến cho thân thể khỏe mạnh, nâng cao được hiệu suất công tác.

13. Nằm sấp chống tay (hít đất)

     Có một kiểu phương pháp vận động không cần tốn nhiều tiền bạc và thời gian, có thể thực hành dễ dàng thuận tiện ngay trong nhà, đó chính là nằm sấp chống tay trên mặt đất (hít đất).

     Trước tiên, lấy mục tiêu mỗi ngày hít đất được 10 cái rồi sau đó tăng lên dần. Nếu có thể trọng quá nặng, cổ tay không đủ sức để hoàn thành, có thể đặt một chiếc gối ở khoảng giữ 2 cổ tay. Nếu khi gập cong cổ tay để hít đất mà không thể giữ nổi cơ thể, có thể đổi cho vùng trán của mình chống vào trên gối (H. 14). Ưu điểm lớn nhất của dạng phương pháp này là do bởi 2 tay chống giữ thể trọng, có thể kích thích toàn bộ bàn tay. Không cần câu nệ số lần tiến hành, chỉ cần kiên trì làm mỗi ngày thì không những có thể cải thiện tuần hoàn huyết dịch ở bàn tay, mà có thể tăng tiến công năng của nội tạng.

14. Kẹp vào cây bút bi

     Bây giờ giới thiệu một cách sử dụng cây bút bi để rèn luyện ngón tay. Ở khoảng giữa kẽ của các ngón tay áp út và ngón út, ngón áp út với ngón giữa, ngón giữa và ngón trỏ đều kẹp một cây bút bi, lại dùng tay kia cho đầu các ngón tay khép sát nhau (H. 15).

     Khi cho các đầu ngón tay khép sát lại, nếu ngón tay cảm thấy đau nhức, thì chứng tỏ ngón tay đã nhận được kích thích. Tiến hành lặp lại kích thích, sự đau nhức sẽ dần biến mất, lại còn cảm thấy tâm tình thoải mái, sau khi đầu các ngón tay khép sát nhau 3 giây liền buông ra, tiến hành lặp lại mỗi ngày từ 7 ~ 10 lần. Ban đầu có thể kẹp vào những chiếc bút bi hơi nhỏ, sau khi thành thói quen, mới đổi dùng bút bi lớn hơn để tiến hành kích thích.

     Lúc cơ thể cảm thấy uể oải, dễ mệt mỏi, công năng của ruột và dạ dày giảm sút, không thể nâng cao hiệu suất công tác, cần tạm thời xếp công việc qua một bên, đem bút bi kẹp ở giữa kẽ các ngón tay để tiến hành tập luyện, thì có thể lập tức tăng cường công năng của nội tạng, loại trừ mệt mỏi, khiến tinh thần tập trung, nâng cao hiệu suất công việc.

Dựa theo bản tiếng Hoa : 按摩手足保健法 (第二版)
do NXB Khoa Học Kỹ Thuật Thượng Hải phát hành tháng 6 năm 1999
Thái Lâm Hải – Tôn Thu Kiến –
Ngụy Thừa Sinh  & Thái Chấn Dương
Biên dịch: BAN TU THƯ (thanhdiavietnamhoc.com) – MINH HÙNG

     Còn tiếp:

Mời xem: Phương pháp bảo vệ sức khỏe từ bàn tay (Phần 3)