Quỹ di sản kiến trúc Pháp ở Hà Nội (Phần 1)
Tác giả bài viết: Tiến sĩ TẠ HOÀNG VÂN
(Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn)
TÓM TẮT
Là một đô thị tồn tại lâu đời nhất ở Việt Nam, Hà Nội khoác trên mình một tấm áo dày dặn của thời gian lịch sử và chồng chất các nếp tầng văn hoá. Hà Nội mang trong mình những di sản vô giá trong suốt hàng ngàn năm văn vật. Kiến trúc là một sản phẩm đang hiện hữu và hoà nhập vào tổng thể quỹ di sản đô thị đó.
Bài nghiên cứu đề cập đến một trong những vấn đề quan trọng là quỹ di sản kiến trúc Pháp ở Hà Nội.
Khu phố Pháp được hình thành trong thời kỳ người Pháp đến Việt Nam. Khu vực phía Nam Hồ Gươm là nơi tập trung sớm nhất và chủ yếu, gồm nhiều công trình mang phong cách kiến trúc của Pháp và Châu Âu. Các trào lưu phong cách kiến trúc này ngày càng được phổ biến rộng khắp ở những khu vực khác của Hà Nội. Một điều rất đặc biệt là, không có một thành phố nào như ở Hà Nội lại hội tụ đầy đủ những phong cách kiến trúc Pháp và châu Âu như vậy.
Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đã từng tồn tại và đang hiện diện, kiến trúc Pháp được coi là một di sản vật thể sống động trong lòng thủ đô. Có thể nhận diện về quỹ di sản kiến trúc Pháp ở Hà Nội qua sự đa dạng về loại hình, phong cách kiến trúc, vốn đã trở thành một phần rất quan trọng trong cấu trúc đô thị. Nó tương ứng với những giá trị lịch sử – truyền thống; cũng như tương lai – hiện đại của thủ đô, đồng thời thể hiện sự chuyển đổi hình thái kiến trúc đô thị phương Đông rất đặc trưng. Vì vậy việc bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội là vấn đề nhạy cảm nhưng cần làm gấp, nhất là trong bối cảnh mở rộng thủ đô như hiện nay. Sự nghiệp bảo tồn di sản càng khẳng định vai trò của quỹ di sản kiến trúc Pháp trong tổng thể quỹ di sản đô thị chung của Việt Nam.
Dẫn luận
Là một đô thị tồn tại lâu đời nhất ở Việt Nam, Hà Nội khoác trên mình một tấm áo dày dặn của thời gian lịch sử và chồng chất các nếp tầng văn hoá. Hà Nội mang ý nghĩa của một đô thị “đầy ắp tính nhân văn” (Hoàng Đạo Kính 1995), nhưng cũng là mảnh đất đào thải, nhào nặn nhân tài, vật lực tạo nên một đô thị lưu giữ các di sản văn hóa giàu có của dân tộc. Kiến trúc là một sản phẩm độc đáo, hiện đang hiện hữu, hoà nhập vào tổng thể kho tàng quý báu đó của thủ đô ngàn năm văn vật.
Có thể nhận diện những điểm nhấn quan trọng trong quỹ di sản đô thị ngày hôm nay. Đó là khu trung tâm Chính trị Ba Đình và di tích Hoàng Thành Thăng Long -thành cổ Hà Nội, khu phố Pháp, khu làng nghề, cụm di tích và không gian kiến trúc cảnh quan sinh thái… Kiến trúc của các khu vực này vô cùng phong phú, đang vận hành một cách sống động theo sự phát triển chung của thủ đô. Mỗi thành tố đều mang những giá trị riêng, nhưng lại tồn tại như một phần cơ thế của thủ đô.
Khu phố Pháp (còn được gọi là khu phố Tây, hay khu phố thuộc địa…) được xây dựng từ cuối thế kỷ X IX – nừa đẩu thế kỷ XX, với đặc điểm cấu trúc quy hoạch khá đều đặn, các tuyến phố, ô phố rộng… khác hẳn với quy hoạch truyền thống. Vì thế, khu phố Pháp thể hiện một bước chuyển về quy hoạch đô thị đương thời; tạo thêm một đặc điểm mới cho di sản kiến trúc Hà Nội.
Khu vực được gọi chung là “khu phố Pháp” của Hà Nội tương ứng với phạm vi được phát triển ở phía nam hồ Hoàn Kiếm (kể từ năm 1883) thuộc phần ngoại vi của đô thị vào thời điểm đó. Tham vọng của người Pháp cũng được thể hiện qua việc xây dựng hai trung tâm nằm hai bên hồ Hoàn Kiếm. Cũng vào thời gian này (6 /1 8 8 3 ), một con đường đầu tiên được mở để nối khu Nhượng địa với khu vực Tràng Thi và Hoàng Thành cũ – nơi đặt bộ máy chỉ huy quân sự. Đây cũng là trục đường chính để mở rộng các hoạt động xây dựng trong những năm sau đó và liên tục được chính quyền thực dân Pháp đầu tư. Kể từ năm 1884-1886, tuyến đường này trở thành trục trung tâm thương nghiệp và dich vụ và được coi là điểm tiếp nối giữa khu phố Pháp và khu phố cổ, mở đầu thời kỳ xây dựng khu phố Pháp.
Các công trình kiến trúc Pháp mang nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng thích ứng với đời sống xã hội Việt Nam. Những biến động qua các thời kỳ lịch sử, dù đã làm cho kiến trúc Pháp ở Hà Nội mất mát phần nào, về cơ bản cấu trúc đô thị vẫn được bảo toàn khá nguyên vẹn. Các công trình hiện nằm rải rác trên nhiều tuyến phố.
Dưới góc độ văn hóa, khu phố Pháp biểu hiện rất rõ sự kết hợp hài hoà của văn hoá phương Tây trên nền tảng truyền thống phương Đông. Nhìn dưới góc độ đô thị, khu phố Pháp cho ta bài học về công tác quản lý, quy hoạch, xây dựng kiến trúc khá đồng bộ và chuẩn mực. Xét về cấu trúc đô thị, kiến trúc khu phố Pháp đánh dấu sự chuyển biến hình thái đô thị (morphologie urbaine) kết hợp với ngôn ngữ kiến trúc và việc du nhập các loại vật liệu xây dựng mới… góp phần tạo lập một diện mạo mới cho kiến trúc đô thị Việt Nam đương thời. Xét về tính thời đại, thì các công trình kiến trúc Pháp không chỉ vẫn đang được tận dụng tối đa công năng của nó trong cuộc sống, mà phong cách kiến trúc Pháp còn khơi gợi cho các thế hệ kiến trúc sư nhiều cảm hứng sáng tạo.
1. Các phong cách kiến trúc Pháp được thâm nhập vào Việt Nam
Để nhận biết được giá trị của kiến trúc Pháp, thiết nghĩ, cần tìm hiểu cội nguồn du nhập của nó vào Việt Nam. Từ đó có thể nhận ra, ngay từ khi du nhập, kiến trúc Pháp đã song hành cùng kiến trúc truyền thống và dần trở thành một phần trong tinh hoa kiến trúc Việt Nam. Dầu bộ mặt kiến trúc thủ đô có pha tạp, xen cấy các ngôn ngữ kiến trúc khác nhau, thì kiến trúc Pháp vẫn luôn có sức ảnh hưởng lớn và lan tỏa. Khỏng phải ngẫu nhiẻn mà người Pháp lựa chọn kiến trúc như một “công cụ” truyền tải những giá trị văn hóa tinh thần của nước Pháp vào Việt Nam. Những phong cách kiến trúc đó được hình thành trong vòng 140 năm thống trị của người Pháp (1805 – 1945), nhưng lại có tuổi đời dài lâu và bền vững, đến nay cũng đã hơn 200 năm… và sẽ còn trường tồn lâu hơn thế. Hãy xem kiến trúc Pháp đã vào Việt Nam như thế nào!
– Tôn giáo là phương tiện hữu hiệu xâm nhập đến trái tim và tri thức của con người. Kiến trúc Pháp vào Việt Nam ban đầu thông qua kiến trúc nhà thờ. Kiến trúc phương Tây cách tân ở Việt Nam được diễn đạt trước hết qua ngôn ngữ của kiến trúc tôn giáo. Phong cách kiến trúc Romantic, Gothic rất đặc trưng cho kiến trúc đạo Gia Tô. Việc xây dựng một loạt nhà thờ khang trang, đẹp đẽ tại Hà Nội và vùng phụ cận vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được các thừa sai coi như dấu hiệu của sự ổn định của Công giáo tại đây. Giám mục Gendreau viết trong cuốn Com pte rendu ( 1900) “… Các thừa sai, các linh mục bản xứ trở thành kiến trúc sư, thợ hố, thợ mộc và tại nhiều nơi đã mọc lên những ngôi nhà thờ, nhà nguyện đẹp đẽ” (Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, kiến trúc – lịch sử 2004).
Năm 1883, Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã ra lệnh phá huỷ chùa Báo Thiên, khu đất của nhà chùa được Công sứ M.Bonal nhượng lại cho Hội truyền giáo. Trên khu đất này, giám mục Puginier đã thiết kế và chỉ đạo thi công và xây dựng nhà thờ Saint Joseph; còn gọi là Nhà thờ lớn (1886). Cũng thời gian đó, nhiều nhà thờ nhỏ theo phong cách này cũng được xây dựng ở các xứ đạo nội, ngoại thành Hà Nội (nhà thờ làng Tám, nhà thờ Hoàng Mai, nhà thờ Hàm Long…). Đặc điểm của kiến trúc nhà thờ ở Hà Nội đa phần là mô phỏng hình thức kiến trúc Gothic Pháp, nhưng được giản lược rất nhiều.
Phong cách kiến trúc Gothic được nhận diện có cách tổ chức mặt bằng hình chữ thập, mặt đứng ba nhịp, nhịp giữa là lối vào chính, phía trên có cửa sổ “hoa hồng, hai bên là các lối vào phụ, p hía trên là tháp chuông, bố trí nhiều cửa cuốn nhọn. Tuy nhiên, các chi tiết trang trí đã được giản lược đi nhiều so với nhà thờ Gothic ở P háp. Vì thế nó được đánh giá về mặt thẩm mỹ chưa cao song mang giá trị về lịch sử và cảnh quan.
– Kiến trúc thành luỹ của Việt Nam đã hoàn toàn thay đổi khi kỹ thuật xây dựng thành kiểu Vauban – do kiến trúc sư Vauban thiết kế, xây dựng ở Pháp thế kỷ X V II và được áp dụng ở Việt Nam.
Tại Hà Nội, thành Vauban được xây dựng trên nên Hoàng Thành Thăng Long cũ và được mệnh danh là “một tứ giác mênh mông định hình tường lũy” (Tống Văn Lợi 2008: 201). Thành Hà Nội được giới hạn bởi bốn tuyến đường chính (thời Pháp tương đương với đường Brière de I’isle (nay là đường Hùng Vương – phía tây); đường Henri d’ Orléans (Phùng Hưng – phía đông; đại lộ Félix Faure (Trần Phú – phía nam ). “Dạng khái quát của thành là một hình vuông rất rộng. Mỗi cạnh hình vuông có ba chỗ nhô ra được pháo đài hóa … Các hào thành và hào lũy bán nguyệt được giữ ngập nước quanh năm ” (André Masson 2 0 03:43). Trong thành có đường phố kẻ ô bàn cờ. Thành Hà Nội là một trong những tòa thành đặc biệt nhất của pháo đài kiểu Vauban – một công trình lớn và đầu tiên (1805) được xây dựng kiên cố ở Thăng Long Hà Nội chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp (Hình 1).
Hầu hết những công trình chính thống của thực dân Pháp ở thuộc địa đều được các kiến trúc sư Pháp thiết kế từ chính quốc mang sang xây dựng. Vì thế, phong cách kiến trúc Tiền thực dân bắt đầu hình thành từ chính khu Nhượng địa với những ngôi nhà làm việc, nhà ở cho sĩ quan và binh lính Pháp. Với mong muốn có được những không gian phù hợp với chức năng cần thiết nhưng tránh được cái nóng oi ả mùa hè; các sĩ quan công binh Pháp đã nghĩ ra một hình thức kiến trúc nhiệt đới thô sơ với các hành lang rộng bao lấy không gian chính. Nhiều công trình được xây dựng trong khu Nhượng địa với Hoàng Thành cũ theo phong cách tiền thực dân trên các tuyến phố Tràng Tiền – Tràng Thi – Điện Biên Phủ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Kiến trúc phong cách Tiền thực dân thường có mặt bằng hình chữ nhật đơn giản có hành lang rộng chạy xung quanh. Nhà thường có hai tầng, sàn tầng hai dùng dăm đỡ thép hình cuốn gạch ở trên. Mái dốc lợp ngói hoặc tôn. Tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có một vài hình thức tranh trí đơn giản như hàng con tiện hoặc đắp xi măng hình hoa lá. Hành lanh quanh nhà được tạo ra hình thức cuốn vòm hình cung hoặc bán cầu có khoá vòm. Đây là phong cách mang tính công năng duy lý, ít chú trọng về mặt thẩm mỹ nên không có nhiều giá trị về mặt kiến trúc. Tuy vậy, chúng củũng là đại diện cho kiến trúc Pháp thuộc thời kỳ sơ khởi nên cũng cần được tôn trọng ở một mức độ nhất định (Hình 2).
Phong cách Tân cổ điển được xây dựng muộn hơn. Nó bắt đầu từ ý tưởng muốn tìm một hình thức kiến trúc thể hiện được tinh thần của chế độ mới. Trong khi chưa lựa chọn được phong cách nào thì hình thức cổ điển Hy Lạp – La Mã lại tò ra phù hợp, vì vốn đã được sử dụng rất phổ biến ở Châu Âu. Các kiến trúc sư Pháp là những người có kiến thức sâu sắc vế thức kiến trúc này. Kiến trúc sư nổi bật nhất là Henri-Auguste Vildieu. Phong cách kiến trúc cổ điển với các trục đối xứng nghiêm ngặt, nhịp điệu lặp đi lặp lại của những hàng cột và hệ cấu trúc “dầm, cột” rất đặc trưng. Người Pháp sáng tác theo tinh thần đó dễ dàng hơn, và để không rơi vào phục cổ, phong cách Tân cổ điển ra đời.
Phong cách Tân cổ điển là một phong cách cổ súy cho tính chất hoành tráng của kiến trúc La M ã với tính đăng đối nghiêm ngặt, vẻ kỳ vĩ, sự uy nghi và những trang trí mang tính khoa trương. Đây là phong cách kiến trúc áp đảo đối với các công trình công cộng lớn ở Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc mang dấu ấn mạnh mẽ nhất của kiến trúc thời kỳ này.
Mặc dù cùng mang phong cách tân cổ điển nhưng có thể chia thành 3 loại:
+ Tân cổ điển duy lý (Néoclassicisme rationaliste): ( bố cục hình khối tương đối đơn giản và mặt đứng đối xứng. Khối giữa nhà luôn nhô ra phía trước, hoặc nhấn ở ban công duy nhất trên lối vào chính, nơi tập trung các họa tiết trang trí nhằm tạo sự trang trọng, bề thế của công trình;
+ Tân cổ điển thuần khiết (Néoclassicisme pur): đối xứng theo phương vị ngang và phân vị rõ ràng theo phương đứng. Các họa tiết trải đều trên mặt đứng, nhấn mạnh ở khối trung tâm với một vọng lâu được thiết kế trang nhã càng làm tăng thêm tính bề thế của công trình.
+ Tân cổ điển kiểu đế chế (Néoclassicisme impérial): hình khối bố cục kiểu phức hợp với nhiều khối đa diện, có trang trí phong phú của các họa tiết nhấn mạnh ở cửa sổ) cầu thang, ban công, những mảng tường được tận dụng lấp đầy hoa văn.
Người Pháp đến Việt Nam sinh sống ngày càng nhiều. Cũng như tâm lý của bất kỳ kẻ xa quê nào, những hoài niệm về quê hương vẫn luôn hiện diện. Điều đó khởi nguồn cho một phong cách kiến trúc địa phươn g Pháp ở Việt Nam. Người Pháp cũng lựa chọn hình thức kiến trúc của mỗi vùng địa phương Pháp phù hợp, thích nghi với địa hình và khí hậu của các địa phương khác nhau ở Việt Nam. Kiến trúc vùng Bretannhe và vùng Bắc Pháp, nơi chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới, có kiểu nhà 2-3 tầng, kết cấu khung sườn gỗ tốt, chống đỡ được với khí hậu lạnh và gió bão là một ví dụ. Mái của kiểu nhà này có độ dốc lớn, lợp ngói. Hệ con sơn đỡ mái bằng gỗ mảnh hình tam giác được điêu khắc công phu. Hoa văn trang trí theo chiều đứng của tường. Mẫu hình này được áp dụng và xây dựng ở Hà Nội nhưng về quy mô có khác đi, hình khối thu nhỏ lại, họa tiết trang trí không nhiều nhưng khá tinh tế. Vật liệu địa phương thay thế cho kết cấu khung sườn gỗ, và có biến đổi nhất định để phù hợp với công năng mới và khí hậu nhiệt đới Việt Nam.
Kiến trúc địa phương Pháp đã khẳng định vị trí của nó trong các phong cách kiến trúc khác mà người Pháp mang sang. Điều thú vị là nó đã được xây dựng bởi bàn tay lao động khéo léo của người thợ Việt Nam. Đó là sự kết hợp giữa kỹ thuật với sáng tạo nghệ thuật bằng vật liệu địa phương để tạo dựng những công trình có giá trị lâu dài.
Kiến trúc art-deco bắt đầu ở Hà Nội từ những năm 1920, phát triển mạnh mẽ vào những năm 1930. Những công trình xây dựng theo xu hướng này thường sử dụng những hình khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông và chữ nhật kết hợp với các khối bán trụ, tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại nhưng giản dị. Thêm vào đó là các hoạ tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng, thạch cao với đường nét mềm mại làm giảm bớt sự thô nặng của các khối chủ đạo. Đây cũng là loại hình kiến trúc được nghiên cứu và có nhiều sự cải biên, hướng tới sự hài hoà với khí hậu và cảnh quan Hà Nội.
Trào lưu kiến trúc art-deco với những đặc trưng của kiến trúc hiện đại thoát ly khỏi những chi tiết kiến trúc cổ điển, hướng tới cách xử lý hình khối, đường nét hình học đơn giản. Nó trở thành một trào lưu mạnh, phát triển song song tồn tại với phong cách Đông Dương. Cả hai xu hướng này đã để lại nhiều tác phẩm kiến trúc có giá trị.
Từ năm 1925, người Pháp cho thành lập ở Hà Nội trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương duy nhất trong số các thuộc địa của họ. Công lao đầu tiên phải ghi nhận thuộc về kiến trúc sư kiêm hoạ sĩ Tardieu. Ông đã đấu tranh với giới chức Pháp ở Việt Nam và chính phủ Pháp để có kinh phí và giấy phép thành lập trường. Năm 1927; khoa kiến trúc ra đời do các giảng viên là kiến trúc sư người Pháp điều hành.
Phương pháp giảng dạy ở khoa kiến trúc của trường hướng tới một phương pháp giáo dục mang tính cá nhân cao độ. Chương trình lý thuyết là sự phân bổ giữa việc nghiên cứu các công trình kiến trúc cổ điển và mở mang hướng tới học thuyết của kiến trúc hiện đại Châu Âu. Lớp kiến trúc sư đầu tiên được đào tạo bài bản và chịu ảnh hưởng của tư tường cách tân của văn hóa Pháp. Số này, chừng 50 người, đã phát huy thế mạnh của mình là thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam, đặt nền móng cho việc thiết kế, xây dựng đất nước một cách khoa học. Họ cũng là những người thể hiện được những giá trị truyền thống của kiến trúc Việt Nam một cách khúc triết, hài hòa và sáng tạo.
Trước đó, người Pháp cho kiến trúc Việt Nam chỉ là “thứ kiến trúc Việt – Hán ” (sino-annam ite) chứ không có nên kiến trúc dân tộc riêng” (Ngô Huy Quỳnh 1986: 8 7 ). Phong trào đòi tự do dân chủ càng kích thích các sinh viên Việt Nam phát huy vốn dân tộc trong kiến trúc. Một số công trình xây dựng tiêu biểu như Nhà Thủy Tạ – Võ Đức Diên và Nguyễn Xuân Tùng; biệt thự 84 Nguyễn Du – Ngô Huy Quỳnh, biệt thự “L.Đ .H ” phố Hàng Đẫy – Nguyễn Gia Đức; nhà số 17 Thuyền Quang – Nguyễn Cao Luyện, Nguyễn Như Tiếp, Nguyễn Gia Đức, và nhiều công trình khác là những tác phẩm mang nhiều yếu tố sáng tạo từ vốn kiến trúc truyền thống của họ. Xu hướng tiến bộ này thấy rất rõ trong việc sử dụng một số hình dáng và chi tiết trang trí của kiến trúc dân gian Việt Nam, cố gắng muốn quay về với vốn văn hóa dân tộc. Từ đó, khơi nguồn cho việc tìm tòi phong cách vừa có khả năng đáp ứng công năng hiện đại, vừa phù hợp với khí hậu, cảnh quan và truyền thống văn hóa địa phương… tạo ra một phong cách kiến trúc kết hợp được gọi là phong cách kiến trúc Đông Dương.
Phong cách kiến trúc Đông Dương là những công trình có cấu trúc mặt bằng, hình khối hoàn toàn theo kiểu Pháp. Các kiến trúc sư theo phong cách này thường sử dụng những hình thức và chi tiết kiến trúc truyền thống Việt Nam và Khmer trong việc tạo nên các bộ mái, ô văng che cửa, cùng các họa tiết trang trí khác. Đây là phong cách được đánh giá thành công nhất với những công trình kiến trúc đẹp, hiện đại phù hợp với khí hậu cảnh quan và văn hóa truyền thống bản địa thời kỳ Pháp thuộc (Hình 3 )1.
Khám phá; tìm hiểu vẻ đẹp của mỗi phong cách kiến trúc Pháp ở Hà Nội mới thấy giá trị độc đáo của quỹ di sản này trong tổng thể cảnh quan kiến trúc thủ đô. Sự hiện diện của quỹ kiến trúc Pháp ở Hà Nội cho đến hôm nay thể hiện quan hệ khăng khít, nhân quả giữa kiến trúc và văn hóa. Nếu ở giai đoạn đầu, ta có thể nhận thấy sự áp đặt văn hóa Pháp thông qua kiến trúc, thì ở giai đoạn sau, ta thấy rõ sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Đây là cơ sở tạo điểu kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa của kiến trúc Pháp ở Hà Nội với những nét riêng. Trong đó, đặc trưng văn hóa, xã hội, môi trường tự nhiên bản địa có vai trò quan trọng.
2. Sự chuyển mình của đô thị Hà Nội truyền thống
Người Pháp gần như đã dành trọn quỹ thời gian chiếm đóng Hà Nội để tập trung vào việc xây dựng quy hoạch đô thị, nhằm thay đổi diện mạo của một Hà Nội truyền thống. Đến thời Paul Doumer, ý đồ biến Hà Nội thành thủ đô Đông Dương và một “Paris thu nhỏ” phục vụ người Pháp được tiến hành ráo riết. Bên cạnh những kế hoạch phá hoại di sản văn hóa dân tộc ở Hà Nội và Việt Nam, thì người Pháp cố gắng xây dựng khu phố riêng của mình, nhằm tách biệt với khu vực của dân nghèo lao động. Trong những nỗ lực đó có mục đích chính trị và quyền lực. Có thể nhận thấy sự phân chia giai đoạn, tương ứng với sự chuyển biến trong hình thái kiến trúc đô thị khi đó: Từ năm 1873 -1888: đây là giai đoạn người Pháp bắt tay vào xây dựng đô thị kiểu Châu Âu và phong cách kiến trúc thực dân tiền kỳ được xây dựng ở trong khu Nhượng địa.
Cấu trúc tổng thể dựa trên những nguyên tắc tổ chức các thương điếm Châu Âu ở Hải ngoại với lối bố cục truyền thống theo trục đối xứng và đường phố theo dạng ô bàn cờ. Các tuyến phố Tràng Tiền, Hàng Khay nằm trên trục đường chính mà thực dân Pháp chú trọng đầu tư và trở thành trung tâm thương nghiệp, dịch vụ mở đầu cho thời kỳ xây dựng khu phố Pháp ở Hà Nội.
Từ năm 1888 – 1914: là giai đoạn xây dựng khu phố Pháp ở Hà Nội. Các công trình chủ yếu theo phong cách tân cổ điển. Trong những năm 1894-1879, người Pháp đã phá hủy nốt phần còn lại của Hoàng Thành, chỉ để lại cổng Chính Bắc (Bắc Môn). Việc phá hủy thành Hà Nội được đánh giá là đã phá hủy và biến đổi không gian đô thị cổ (Olivier Tessier 2009:134).
Toàn bộ hệ thống các di tích văn hóa, kiến trúc truyền thống nằm rải rác quanh hổ Hoàn Kiếm cũng bị đập phá, lấy đất xây dựng khu phố Tây. Sự phá hủy thô bạo các kiến trúc truyền thống này đã khiến toàn quyền Đông Dương Paul Doumer phải hối tiếc: “… tôi đến chậm quá để có thể cứu lấy những phần đặc sắc, cụ thể là cổng thành. Những di tích ấy đáng lẽ phải bảo tồn. Chúng có những đặc trưng quý giá, chỉ như vậy thôi cũng đáng được chúng ta trân trọng. Đó là những kỷ niệm lịch sử gắn bó với nơi đây, chúng có thể làm đẹp cho các khu xảy dựng mới của thành ph ố…” (Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông 1995: 64).
Người Pháp cũng tập trung hoàn thiện xây dựng khu trung tâm hành chính, chính trị của thành phố ở phía đông hồ Hoàn Kiếm; phía nam hồ là khu vực tập trung các cơ quan hành chính; chính trị đầu não của bộ máy chính quyền thực dân ở Hà Nội (như tòa Thống sứ; tòa Đốc lý, Kho bạc, Bưu điện, Ngân hàng Đông Dương, Sở công chính, khách sạn Chính quốc, Câu lạc bộ sỹ quan; Vườn hoa Paul Doumer – nay là vườn hoa Lý Thái Tổ ).
Phía Tây Hổ Hoàn Kiếm là trụ sở của Giáo hội Thiên chúa. Khu vực chiếm hữu của Hội truyền giáo đã trở thành trung tâm tôn giáo đấu tiên của Hà Nội thời Pháp thuộc. Đây không phải là một khu vực còn đất trống và việc xây dựng nhà thờ St Joseph (Nhà thờ lớn) cũng đã gây ra việc phá hủy ngôi chùa Báo Thiên được xây thời Lý (thế kỳ X I), một trong những công trình tôn giáo lâu đời nhất của Hà Nội (Hình 4 ) 2.
Việc quy hoạch khu vực xung quanh hồ với các tuyến đường đôi và các đường dạo tạo nên một quần thể gổm nhiều khu trung tâm trong nội thành. Năm 1894, người Pháp bắt tay vào quy hoạch tổ chức lại không gian đô thị nhằm thống nhất toàn bộ cấu trúc không gian của thành phố. Lúc này, vai trò quân sự của khu Thành cổ bị xóa bỏ: các vạt tường phía nam thành và các chòi canh giáp khu thành cổ mở về phía Nam, đặc biệt là phía đông khu phố Pháp, bị phá dỡ. Đây chính là trung tâm chính trị – hành chính của toàn bộ khu vực Đông Dương (nay là Trung tâm chính trị Ba Đình), thể hiện một vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Các nguyên tắc quy hoạch, thiết kế đô thị của người Pháp được áp dụng: mạng lưới phố kiểu ô bàn cờ, các tuyến phố được trang bị đầy đủ hạ tấng kỹ thuật, có trồng cây hai bên, có các công trình xây dựng theo nhiều phong cách kiến trúc phương Tây. Các tòa nhà hành chính quan trọng đều chiếm vị trí chủ chốt trên các trục đường chính và bố trí theo nguyên tắc đối xứng cổ điển.
Trên nền của những công trình truyền thống bị phá dỡ, các công trình mới được thay thế với quy hoạch và kiểu thức xây dựng hoàn chỉnh theo phong cách kiến trúc Pháp. Khu vực Hồ Gươm trở thành một trung tâm có đẩy đủ các chức năng hành chính, tín ngưỡng, thương nghiệp, dịch vụ; văn hóa, giải trí.
Trong thời gian này, người Pháp tập trung bình định và khai thác thuộc địa bằng cách can thiệp trực tiếp vào việc xây dựng và quy hoạch chung toàn thành phố. Các công trình quân sự, các công sở, hành chính, dinh thự đến các cửa hàng buôn bán, dịch vụ đã được xây dựng trên các tuyến phố Tràng Tiền (Rue Raul Bert), phố Hàng Khay (Rue des Incrus teus), chợ Đồng Xuân (Hình 5 ). Trong khi đó, khu vực 36 phố phường vẫn được giữ nguyên để khai thác nguồn lợi kinh tế, đồng thời xây dựng các công trình công cộng khác phục vụ ý đồ chính trị. Như vậy, Hà Nội khi đó tồn tại cả khu thương mại, dịch vụ truyền thống 36 phố phường lẫn khu thương nghiệp, dịch vụ trung tâm mới trên trục đường Tràng Tiền – Hàng Khay.
Đến cuối thế kỷ XIX , “khu phố T ây” được xác định trong khoảng bốn con đường lớn hiện nay là Tràng Tiền (Paul Bert), Hai Bà Trứng (Rollandes), Lý Thường Kiệt (Careau) và Trần Hưng Đạo (Gam betta) (Hình 6).
Từ năm 1900 chính quyền ở Đông Dương đã tiến hành công cuộc xây dựng các cơ quan đầu não ở Hà Nội với mục đích biến Hà Nội thành “Thủ đô của liên bang Đông Dương” (Philippe Papin 2000 : 225 ). Hà Nội bước sang một giai đoạn xây dựng mới. Người Pháp đã ứng dụng một cách đồng bộ việc quy hoạch kiến thiết đô thị thông qua việc mở rộng ranh giới thành phố; xây dựng các hệ thống kỹ thuật đô thị, các công trình giao thông, đặc biệt là việc xây dựng các công trình kiến trúc công cộng có quy mô lớn, phong cách kiến trúc châu Âu đa dạng. Các công trình kiến trúc thời kỳ này đặt nền tảng về phong cách kiến trúc, kỹ thuật; vật liệu cho các khu vực khác sau này, thể hiện diện mạo đặc trưng của kiến trúc Pháp ở Hà Nội.
Kiến trúc cũng được nghiên cứu sâu để thoát khỏi chủ nghĩa công năng đơn giản của kiến trúc thực dân tiền kỳ. Phong cách kiến trúc cổ điển được dùng phổ biến trong các công trình công cộng của nền hành chính thực dân Pháp, với đặc điểm bố cục đối xứng được khai thác, thể hiện tính bề thế, hoành tráng qua các mặt chính có hình khối kiến trúc nặng nề; chú trọng việc trang trí các chi tiết. Vị trí của các công trình này là điểm nhấn trong tổng thể không gian quy hoạch đô thị. Người Pháp muốn thông qua kiến trúc thể hiện sức mạnh áp đảo của mình, nhằm biểu thị quyền lực của người Pháp ở Đông Dương, đồng thời gây ảnh hưởng của văn hoá Pháp vào Việt Nam. Họ hiểu rằng, kiến trúc là diện mạo bên ngoài nên dễ gây ảnh hưởng và cảm xúc mạnh nhất.
Đầu thế kỉ XX cũng là giai đoạn thịnh hành phong cách Tân cổ điển. Các công trình điển hình là Phủ Toàn quyền (1902 ), Nhà hát lớn Hà Nội (1901 ), Nhà khách Chính phủ (trước là Dinh Thống sứ hay Bắc Bộ phủ), Khách sạn Metropole (1901), Tòa án tối cao.. . Các công trình đều mang tính mới lạ từ hình thái đến cấu trúc. Vì thế, ở thời điểm đó, quần thể này cách biệt, thiếu sự hài hòa trong tổng thể không gian cảnh quan Hà Nội.
Từ năm 1918 – 1943: là giai đoạn hình thành cấu trúc đô thị tổng hợp.
Các kiến trúc sư Ernest Hébrard; Arthur Kruze và một số kiến trúc sư khác là những người đi đầu cho những ý tưởng sáng tác trào lưu kiến trúc art-deco và kiến trúc địa phương Pháp. Các phong cách kiến trúc mới được thể nghiệm thay thế cho phong cách kiến trúc cổ điển Pháp được du nhập nguyên vẹn từ chính quốc. Đó là xu hướng tìm tòi các phong cách kết hợp Á – Âu; tức là khai thác các đặc điểm kiến trúc truyền thống cũng như chú ý đến khí hậu và vật liệu địa phương. Điều đó thể hiện mối giao lưu kiến trúc và văn hóa giữa Pháp – Việt thường xuyên hơn; đồng thời làm nảy sinh một phong cách kiến trúc mới – phong cách kết hợp. Và, người Pháp không chỉ dừng lại ờ việc nỗ lực gây dựng ngôn ngữ kiến trúc hiện đại ở Hà Nội mà phẩn nào thể hiện sự hòa nhập của kiến trúc bản
địa vởi thế giới.
Trong từng giai đoạn thực hiện ý đồ quy hoạch, người Pháp đã xây dựng một khu phố không quá đối chọi về phong cách bên cạnh khu truyền thống 36 phố phường, nhưng đồng thời lại thể hiện rất rõ ý đồ quy hoạch tạo lập không gian kiến trúc với những công năng mang giá trị kiến trúc nghệ thuật rõ rệt. Các công trình tiêu biểu của giai đoạn này bao gồm Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1923-1926), Bộ Ngoại giao (1925-1930), Bảo tàng Lịch sử (1928-1932) * Viện Paster (1 9 3 0 ), Nhà thờ Cửa Bắc (1925-1930), Câu lạc bộ Thủy quân (1939).
Đến những năm 30 của thế kỷ trước, phong cách kiến trúc hiện đại được dành để chỉ các công trình kiến trúc khai thác giá trị thẩm mỹ trên các nguyên tắc tổ hợp lập thể và thoát ly khỏi những nguyên tắc trang trí cầu kỳ, phức tạp (Nhà Bưu điện, trụ sở hãng Shell, Ngân hàng Đông Dương…) (Hình 13).
Đây là thời điểm mà ngôn ngữ kiến trúc Pháp đã tìm được sự thích nghi phù hợp với môi trường xã hội tự nhiên bản địa, dẫn tới sự định hình rõ nét một phong cách mới phù hợp với đặc thù thủ đô Hà Nội. Các tuyến phố được xây dựng hệ thống kỹ thuật đô thị, công trình giao thông, công trình công cộng với quy mô lớn, phong cách kiến trúc châu Âu đa dạng; vẫn có xen lẫn nhà phố một tầng lợp ngói làm cửa hàng buôn bán. Lần đầu tiên trong đô thị Hà Nội truyền thống, các phương án quy hoạch và thiết kế đô thị được ứng dụng có định hướng mang tính thực tiễn lâu dài. Người Pháp đã áp dụng những quan điểm mới vào những dự án mở rộng đô thị; khiến cho các công trình xây dựng vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay.
Còn tiếp: Kính mời Quý độc giả đón xem: Quỹ di sản kiến trúc Pháp ở Hà Nội (Phần 2)
Nguồn: Di sản Lịch sử và những hướng tiếp cận mới, năm 2011
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)