Sự giao thoa văn hóa Việt- Hoa tại chùa Ông Thu Xà- Quảng Ngãi
Tác giả bài viết: Thạc sĩ NGUYỄN THỊ MỸ HÒA
(Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH))
TÓM TẮT
Chùa Ông hay còn gọi là đền Quán Thánh, là một trong nhiều chùa ở Thu Xà xưa – một thương cảng nổi tiếng của Quảng Ngãi, nơi cộng cư giữa cộng đồng người Hoa và người Việt. Đây là ngôi chùa cổ hiếm hoi ở Quảng Ngãi còn giữ lại gần như nguyên vẹn những giá trị văn hóa lịch sử của nó qua gần 200 năm tồn tại. Bài báo khẳng định lại nét độc đáo của sự kết hợp văn hóa Việt-Hoa trong nghệ thuật trang trí kiến trúc và điêu khắc của chùa Ông Thu Xà- Quảng Ngãi trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam. Bài báo sẽ trở thành bản tổng hợp cơ bản cho những ai muốn tìm hiểu về chùa Ông và những nhà quản lý có định hướng cho quá trình bảo tồn phát huy giá trị của di tích lịch sử này.
Từ khóa: Chùa Ông, kiến trúc, điêu khắc, văn hóa Việt-Hoa.
x
x x
1. Khái quát về vùng đất Thu Xà – Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là một tỉnh miền Trung của Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Đông nhìn ra biển Đông và phía Tây tiếp giáp với tỉnh Kon Tum. Quảng Ngãi có bờ biển dài và nhiều sông lớn chảy qua nên giao thông đường thủy rất phát triển. Qua nhiều lần tách nhập, tỉnh Quảng Ngãi hiện có 14 đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố, 6 huyện miền núi (Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ), 6 huyện đồng bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ) và một huyện đảo Lý Sơn. Toàn tỉnh có 180 xã, phường, thị trấn (162 xã, 10 thị trấn, 8 phường). Tỉnh lỵ Quảng Ngãi đặt tại trung tâm thành phố Quảng Ngãi.
Thu Xà trước đây nay thuộc thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, có diện tích tự nhiên hơn một cây số vuông, dân số chừng 2.500 người. Thu Xà là một phần của tỉnh Quảng Ngãi, nên cũng mang đặc trưng địa lý khá đặc biệt là rất thuận lợi về đường thủy, đường sông. Từ tên làng đầu tiên là Tiên Sà khi người Việt đến khai phá và định cư, Thu Xà đã tiếp đón các thương nhân Trung Hoa từ miền Hoa Nam đổ về, ban đầu chỉ dựng lên những nhà kho để chứa hàng hóa trao đổi, dần dần, do vị thế buôn bán thuận lợi, kinh tế phát triển, một số trong họ đã định cư tại đây. Mặt khác, cùng với việc thi hành chính sách mở cửa phát triển ngoại thương của nhà Nguyễn cuối thế kỉ 16 đầu thế kỉ 17, đã tạo điều kiện thuận lợi cho những thương nhân người Hoa buôn bán, cư trú lâu dài và họ cũng mang đến những nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc trưng của quê hương mình. Từ đó thương cảng và phố cổ Thu Xà được thành lập và ngày một phát triển.
Người Hoa rất trọng lễ tiết, tư tưởng cội nguồn” luôn tồn tại trong tâm thức nên dù đi đâu, họ luôn thể hiện đời sống văn hóa, tín ngưỡng ở nơi mình sinh sống. Điều này lý giải vì sao ở Thu Xà có nhiều công trình kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa như: chùa Ông, chùa Bà cùng các hội quán của tứ bang (Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Phúc Kiến)…Hầu hết các công trình này đều bị tàn phá trong thời kỳ chiến tranh. Sau năm 1975, một số đền, chùa, miếu, hội quán cũng đều bị xuống cấp vì không được bảo tồn, tôn tạo. Chỉ có chùa Ông còn tương đối nguyên vẹn, trở thành chứng tích cho sự giao lưu văn hóa Việt-Hoa ở Quảng Ngãi.
2. Vài nét về chùa Ông
Chùa Ông (Quan Thánh Tự) tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 10 km về hướng đông. Chùa được 4 bang người Hoa Minh hương (Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông) sống tại vùng Thu Xà kiến lập vào năm Minh Mạng thứ hai (1821). Tuy trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm: 1881, 1894, 1920, 1991 nhưng kiến trúc chùa vẫn giữ được nguyên vẹn. Chùa thờ Quan Công ở gian chính diện, Phật Quan Âm Nam Hải ở gian hậu cung theo kiểu Tiền thánh hậu Phật”. Ngoài ra ở hậu cung còn có cụm tượng Thiên Hậu với Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ, Cửu Thiên Huyền Nữ và cụm tượng Kim Đẩu với 12 bà mụ. Sự tôn sùng của các bang hội Hoa Nam đối với Quan Vân Trường, Phật Quan Âm Nam Hải và bà Thiên Hậu lại phù hợp với tín ngưỡng và niềm tin của người Việt, đặc biệt là cư dân vùng ven biển. Chính vì vậy, chùa Ông, tuy ban đầu do tứ bang Minh hương tạo lập, nhưng dần đã trở thành nơi thờ phụng chung cho người Việt lẫn người Hoa.
Theo hồ sơ của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, chùa có tổng diện tích 4186 m2, bao gồm vườn chùa, tam quan, sân chùa và chùa. Tất cả được bao bọc bởi một vòng thành cao 1,2 m, dày 0,5 m theo kiểu chấn song con tiện. Chùa quay mặt về hướng Đông. Từ ngoài vào, các công trình kiến trúc được bố trí trên một trục đạo, bố cục chặt chẽ, đăng đối theo tuần tự gồm: cổng tam quan, bình phong – trụ biểu, lầu trống – lầu chuông và chùa. Hai bên mặt tiền có hai cổng phụ thấp, phía sau chùa là miếu thờ Tiêu Diện Đại Sỹ. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ tam gồm ba ngôi nhà liên kết nhau: tiền đường, chánh điện và hậu cung.
Về quy mô, tuy chùa Ông có vẻ khiêm nhường so với các ngôi chùa thờ Quan Công ở Hội An (Quảng Nam), hay chùa Ông ở TP.HCM nhưng ở đây có sự kết hợp hài hòa các yếu tố kiến trúc Việt-Hoa trong một tổng thể giàu tính thẩm mỹ. Chùa Ông Thu Xà đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch công nhận bằng di tích quốc gia theo quyết định số 43 VH QĐ ngày 7 1 1993.
3. Những biểu hiện của sự giao thoa văn hóa Việt-Hoa tại chùa Ông
3.1. Mô hình thờ tự
Hầu hết các chùa, miếu Ông ở Việt Nam đều thờ Quan Công, một nhân vật thời Tam Quốc và các vị tướng của ngài là chính; ngoài ra cũng phối thờ thêm một số đối tượng khác. Ch ng hạn, miếu Quan Đế Hội An có đối tượng thờ chính là Quan Công ở gian chính điện, hai bên là tượng Châu Thương và Quan Bình là các vị tướng của ngài. Ngoài ra còn thờ ngựa trắng bên tả, ngựa xích thố bên hữu có kích thước như ngựa thật. Miếu Quan Đế ở Tp. Hồ Chí Minh cũng có đối tượng thờ chính là Quan Công và hai vị tướng hầu. Ngoài ra còn phối thờ Thiên Hậu nguyên quân và Tài Bạch tinh quân (Thần Tài)…
Chùa Ông Quảng Ngãi lại có kết cấu khác, với gian chính điện thờ Quan Công, song hậu cung lại là ngôi chùa thờ Phật Quán Thế Âm Bồ Tát. Tổng thể chung, chính điện và hậu cung vẫn liên kết trong một chỉnh thể kiến trúc thống nhất, theo mô hình Tiền thánh hậu Phật” khá phổ biến trong các miếu mạo, đình chùa của Việt Nam. Điều này thể hiện yếu tố văn hóa Việt đã ảnh hưởng rõ nét đến việc thờ tự của người Hoa ở đây.
3.2. Các di sản văn hóa vật thể
Kiến trúc:
Hầu hết các chùa, miếu Ông khác ở Hội An hay TP.HCM tuân thủ khá nghiêm ngặt kiến trúc chùa chiền nói chung của người Hoa, với tổng thể chưa được xây dựng theo kiểu chữ Quốc”, do nhiều nếp nhà hợp lại. Chúng tuy thể hiện giao lưu văn hóa Việt – Hoa song những đường nét kiến trúc cơ bản, đặc sắc, tạo đặc trưng văn hóa dân tộc Trung Hoa vẫn được bảo lưu. Có thể dễ dàng nhận biết các chùa Hoa trong tổng thể môi trường xung quanh nhờ những đặc điểm, phong cách kiến trúc, màu sắc rực rỡ, tươi vui của cổng chùa, mái chùa, nghệ thuật trang trí đặc sắc. Kiến trúc đền miếu của người Hoa rất đặc trưng, thường có nóc miếu hình thuyền, hai đầu đao vút cong thanh thoát”, nhiều màu sắc đối chọi” và sặc sỡ, ốp phủ bằng vật liệu xây dựng, trong đó màu đỏ chiếm ưu thế, với quần thể tượng gốm trên gờ nóc, mái ngói ống, diềm mái ngói màu xanh…; hay vô số hương vòng hoàn nguyện” được treo ở sân thiên tĩnh làm cho miếu Hoa nổi bật giữa phố phường đông đúc.
Trong khi đó chùa Ông Quảng Ngãi lại không mang nhiều yếu tố đặc trưng đó, nó mang dáng dấp kiến trúc gần gũi với ngôi chùa Việt hơn. Đó là, chùa bố cục theo hình chữ tam gồm ba nhà liên kết nhau: tiền đường, chánh điện, hậu cung. Sự gần gũi đó thể hiện ngay từ kiến trúc tổng thể mang kiểu thức nhà rường miền Trung Việt Nam, khá thấp. Dù sau lần trùng tu thứ ba, ngôi chùa đã được cải tạo nâng cột cho mặt tiền cao lên và khuông cửa xây vòm nửa vòng cung ở mặt tiền, cột trụ có hoa văn đắp nổi trên đầu cột, nhưng nhìn chung kiến trúc vẫn giữ những đặc trưng ấy. Mái chùa lợp ngói âm dương. Trên bờ mái chùa trang trí rồng, phượng, kỳ, lân chầu vào bức hoành phi ở giữa. Tổng thể kiến trúc chùa Ông Quảng Ngãi gọn ghẽ, khiêm nhường với trang trí màu sắc hiền hòa không nổi bật so với cảnh quan xung quanh mà như nép mình vào thiên nhiên. Vì thế, chùa Ông Quảng Ngãi không dễ dàng nhận biết so với các ngôi chùa Hoa nói chung, chùa Ông Hội An và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
Điêu khắc
Chùa Ông là một ngôi chùa cổ xưa, có giá trị rất lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật, thể hiện qua các mảng chạm, khắc, đắp nổi ở các khám thờ, bộ vì kèo, vì chồng, liên ba, đỉnh mái, bình phong, với các mô típ trang trí tứ linh, lưỡng long tranh châu, cành mai, hoa cúc, dây leo thực vật hết sức tinh tế sống động. Bên cạnh đó là các pho tượng thờ, chủ yếu tạc bằng gỗ mít được chạm khắc tinh tế, có niên đại từ đầu thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 cùng các bao lam, khám thờ, bảng lồng, hoành phi, liễn đối, lư hương, đỉnh đồng, chuông… trang trí các đề tài truyền thống như cá chép hóa rồng, hoa lá…
Tượng chùa Ông là nhóm tượng chân dung có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện được kỹ thuật tạc tượng tinh xảo thời Nguyễn. Phần lớn các tượng này đều là tượng nhỏ, tượng lớn bao gồm ba pho là tượng Quan Công, Quan Bình, Chu Thương. Điều này thể hiện một nét đặc trưng của chùa Hoa, đó là mỗi chùa Hoa thờ một vị thánh riêng, thường có sự ưu ái đặc biệt về vị trí, kích thước và chất liệu tượng.
3.3. Các di sản văn hóa phi vật thể
Sắp xong, hoành phi, câu đối:
Chùa Ông còn bảo tồn được hơn 18 sắc phong thời Tây Sơn và triều Nguyễn, 10 văn bia c ng các văn bản chữ Hán quan trọng như đinh bạ, văn khế bán đất và các hoành phi, câu đối… Các sắc phong của các đời vua thời Nguyễn phong cho một số vị thần thờ tự tại ch a như Quan Thánh, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Kim Hoa Thánh Mẫu, Bắc quân đô đốc, Thổ trạch… như sắc phong của vua Tự Đức (1852) phong cho Quan Thánh, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bắc quân đô đốc; sắc phong của vua Đồng Khánh (1887) cho Thiên Hậu Thánh Mẫu; sắc phong của vua Thành Thái (1890) cho Kim Hoa Thánh mẫu; sắc phong của vua Khải Định (1917) cho Thổ trạch… Các văn bia chữ Hán ở chùa Ông chia làm 2 loại: loại văn bia có niên hiệu Thành Thái thứ 7, tức năm 1895 và văn bia có niên hiệu Khải Định, Canh Thân niên, tức năm 1920 , là các năm chùa trùng tu. Bia đá trang trí chạm nổi lưỡng long tranh châu ở trán bia, diềm bia trang trí đầu rồng mình quấn dây leo thực vật. Văn bia ghi lại danh sách những người cúng tiền trùng tu gồm tên người, nơi ở, số tiền cúng. Các câu đối có hình chữ nhật, chữ được khắc chìm, thếp vàng trên nền màu đỏ. Ngoài câu đối, còn có các bức hoành phi, để trang trí trên các xuyên hoa, đầu cửa có niên đại không đều nhau, một số do các thương nhân cúng chùa. Nội dung các hoành phi, câu đối ca ngợi chùa hoặc công đức và sự linh hiển của Quan Thánh hay Phật Quan Âm…
Lễ hội:
Chùa Ông bảo tồn được các lễ hội truyền thống như lễ tế vào ngày vía Thánh, lễ hội Xô cổ, Chưng cộ, Hoa đăng… mang nặng yếu tố giao lưu Hoa – Việt được thể hiện qua các hình thức chưng, rước cộ, và được diễn ra trong ngày rằm tháng 7 – ngày lễ Vu Lan, với sự tham gia của tất cả dân làng không kể là người Hoa hay người Việt, là lễ hội được tổ chức chu đáo phục vụ cho đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh.
Thánh Mẫu; sắc phong của vua Thành Thái (1890) cho Kim Hoa Thánh mẫu; sắc phong của vua Khải Định (1917) cho Thổ trạch… Các văn bia chữ Hán ở chùa Ông chia làm 2 loại: loại văn bia có niên hiệu Thành Thái thứ 7, tức năm 1895 và văn bia có niên hiệu Khải Định, Canh Thân niên, tức năm 1920 , là các năm chùa trùng tu. Bia đá trang trí chạm nổi lưỡng long tranh châu ở trán bia, diềm bia trang trí đầu rồng mình quấn dây leo thực vật. Văn bia ghi lại danh sách những người cúng tiền trùng tu gồm tên người, nơi ở, số tiền cúng. Các câu đối có hình chữ nhật, chữ được khắc chìm, thếp vàng trên nền màu đỏ. Ngoài câu đối, còn có các bức hoành phi, để trang trí trên các xuyên hoa, đầu cửa có niên đại không đều nhau, một số do các thương nhân cúng ch a. Nội dung các hoành phi, câu đối ca ngợi chùa hoặc công đức và sự linh hiển của Quan Thánh hay Phật Quan Âm…
Lễ hội:
Chùa Ông bảo tồn được các lễ hội truyền thống như lễ tế vào ngày vía Thánh, lễ hội Xô cổ, Chưng cộ, Hoa đăng… mang nặng yếu tố giao lưu Hoa – Việt được thể hiện qua các hình thức chưng, rước cộ, và được diễn ra trong ngày rằm tháng 7 – ngày lễ Vu Lan, với sự tham gia của tất cả dân làng không kể là người Hoa hay người Việt, là lễ hội được tổ chức chu đáo phục vụ cho đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh.
Quan niệm ngưỡng:
Chùa Ông không chỉ là một công trình kiến trúc cổ có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân Hoa – Việt ở Quảng Ngãi từ xưa đến nay. Cộng đồng người Hoa tôn thờ và ngưỡng vọng Quan Công vì ông là người trung tín, trượng nghĩa – những đức tính cần thiết giúp họ giữ mối kết đoàn, tương trợ để tồn tại và vươn lên trong cuộc sống nhiều bất trắc, gian nan ở vùng đất mới. Hơn nữa, khi rời quê hương ra đi, hầu hết họ đi theo đường biển. Trong các cuộc hải hành nhiều ngày lênh đênh trên biển, họ luôn cầu khẩn Quán Thế Âm Bồ tát (Phật Quan Âm Nam Hải) và Thiên Hậu thánh mẫu (bà Thiên Hậu) phù hộ, độ trì để vượt qua sóng to, gió cả, tìm được chốn an lành để dung thân. Sự tôn sùng của các bang hội Hoa Nam đối với Quan Vân Trường, Phật Quan Âm Nam Hải và bà Thiên Hậu lại phù hợp với tín ngưỡng và niềm tin của người Việt, đặc biệt là cư dân vùng ven biển. Chính vì vậy, chùa Ông, tuy ban đầu do tứ bang Minh hương tạo lập, nhưng dần đã trở thành nơi thờ phụng chung cho người Việt lẫn người Hoa.
4. Kết luận
Văn hoá Việt Nam là kết tinh những tinh hoa văn hoá của 54 dân tộc anh em trong quá trình tụ cư, hỗn cư và hợp cư – quá trình giao tiếp, chọn lọc và thẩm nhận những giá trị văn hoá giữa dân tộc này với dân tộc khác – tạo nên sự thống nhất trong đa dạng về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nghiên cứu nghệ thuật trang trí kiến trúc và điêu khắc chùa Ông cho thấy giá trị tiếp biến văn hoá nghệ thuật được thể hiện nhuần nhị giữa văn hoá nghệ thuật người Hoa và tính truyền thống dân tộc qua các đề tài tôn giáo đã được địa phương hoá một cách tinh tế đầy sáng tạo của cha ông ta. Đồng thời cũng thể hiện sự giao thoa hài hoà về mặt văn hoá nghệ thuật, kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc, điêu khắc với cảnh quan môi trường, mang lại giá trị nhân văn to lớn.
Bên cạnh việc gìn giữ các giá trị vật chất, còn phải cấp thiết giữ gìn những giá trị tâm linh, duy trì bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật dân tộc, không chỉ là sự gìn giữ dấu ấn vật chất, nhưng sâu xa hơn là giá trị tinh thần của di sản văn hoá kiến trúc, giá trị về lịch sử, về kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc, giá trị tâm linh…Vì vậy, để duy trì bản sắc truyền thống cho những công trình nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo, cần phải chon lựa những giải pháp, những giá trị tinh thần phù hợp mới có thể phát huy được nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sức dân tộc trong giai đoạn hoà nhập quốc tế hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan An (1993), Chùa Hoa, một nét văn hóa đặc sắc của thành phố Hồ Chí Minh”, tạp chí Mỹ Thuật.
[2] Trần Lâm Biền (1998), Giao lưu mỹ thuật Hoa-Việt”, Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt-Hoa trong lịch sử, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
[3] Phan Đình Độ (2002), Phố xưa Thu Xà mấy nét văn hóa truyền thống”, Tạp chí Cẩm Thành.
[4] Nguyễn Thị Mỹ Hòa (2016), Nghệ thuật trang trí kiến trúc và điêu khắc chùa Ồng ở Thu Xà, Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ Khoa Lý luận và lịch sử mỹ thuật, trường Đại họa Mỹ thuật TP.HCM.
[5] Đoàn Ngọc Khôi (1992), Lý lịch di tích chùa Ông , Sở Văn hóa Thông tin – Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.
[6] Đặng Hoàng Lan (2013), Hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa trong phát triển du lịch”, Tạp chí Văn hoá và Du lịch.
[7] http://www.nuiansongtra.com
[8] http://baoquangngai.vn
Trích dẫn tệp PDF từ: tailieuxanh.com
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)
Download file (PDF): Sự giao thoa văn hóa Việt- Hoa tại chùa Ông Thu Xà- Quảng Ngãi (Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hòa) |