Bàn về dịch thành ngữ Anh-Việt (trên cơ sở ngữ liệu các thành ngữ có yếu tố màu sắc: xanh, đen, đỏ, trắng)

Tất cả các ngôn ngữ đều có thành ngữ [Langlotz, 2006; Wright, 1999]. Thành ngữ là sản phẩm ngôn từ của một ngôn ngữ [Nguyễn Đình Hùng, 2009], đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của người bản ngữ một cách tự nhiên và, bởi vậy, trở thành vốn từ vựng quan trọng trong kho từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Thành ngữ phản ánh những quan sát, cảm nhận và mang đặc trưng văn hóa và tư duy riêng của người bản ngữ. Thành ngữ vì thế là một kho báu bao chứa những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú của một nền văn hóa.

Xem chi tiết

Nhà Nguyễn với việc quản lý và sử dụng hệ thống chùa sắc tứ

Chùa sắc tứ là ngôi chùa được vua nhà Nguyễn ban sắc chỉ chấp nhận chính thức và có tên trong danh sách của Bộ Lễ. Thời nhà Nguyễn, chùa sắc tứ xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ở giai đoạn đầu, chỉ chùa tổ đình, đại danh lam, quốc tự mới được liệt vào hàng sắc tứ. Về sau, việc ban sắc tứ cho các ngôi chùa có phần dễ dãi hơn. Tất cả những ngôi chùa này được triều đình nhà Nguyễn quản lý, sử dụng bằng nhiều quy định đôi khi rất chi tiết.

Xem chi tiết

Đôi nét về bình phong ngoại án thời Nguyễn ở Huế

Là một thành phần quan trọng trong kiến trúc Huế, bình phong mang ý nghĩa triết học phương Đông, chống sự không may ở lĩnh vực tâm linh cho gia chủ, chống khí độc/quỷ sứ tác động tới điện thần, cung điện… Bình phong còn biểu hiện về vị thế của chủ nhà, đặc biệt là một điểm nhấn nghệ thuật cho cả toàn kiến trúc.

Xem chi tiết

Bàn về cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế

Cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tồn tại một cách đương nhiên và ngày càng gia tăng trong hoạt động thương mại quốc tế. Cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT trong thương mại quốc tế xuất phát từ mối quan hệ vốn có, chặt chẽ giữa ba yếu tố: cạnh tranh – SHTT – thương mại quốc tế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập một cách khái quát mối quan hệ giữa cạnh tranh, SHTT và thương mại quốc tế, đồng thời nêu lên các dạng hành vi cơ bản phát sinh từ mối quan hệ này.

Xem chi tiết

Vũ đạo trong nghệ thuật sân khấu Dù Kê

Từ đặc điểm yêu chuộng cái hay, cái đẹp mà người Khmer Nam Bộ đã không ngừng miệt mài sáng tạo và cho ra đời một loại hình nghệ thuật mới, nghệ thuật sân khấu Dù kê. Đối với loại hình nghệ thuật sân khấu này, vũ đạo đóng vai trò chủ đạo. Ngoài việc kế thừa từ các loại hình múa của tổ tiên họ, người Khmer còn không ngừng sáng tạo và tiếp thu những nét tinh túy của các loại hình nghệ thuật của các dân tộc khác tạo nên một loại hình nghệ thuật mới đầy tính thu hút…

Xem chi tiết

Dấu ấn văn hóa nông nghiệp và sông nước trong thành ngữ – tục ngữ Khmer Nam Bộ

Trong nội dung bài báo, chúng tôi bước đầu tìm hiểu những hình ảnh mang dấu ấn của nền văn hóa nông nghiệp và sông nước trong thành ngữ – tục ngữ Khmer Nam Bộ. Đó là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong sản xuất nông nghiệp: cây lúa, hoa màu, các con vật; những dòng sông, con rạch, các phương tiện di chuyển trên sông,… Những hình ảnh này không chỉ làm cho nội dung phản ánh của thành ngữ – tục ngữ Khmer Nam Bộ phong phú hơn mà còn góp phần khẳng định bản sắc văn hóa người Khmer Nam Bộ.

Xem chi tiết

Luân thường nho giáo đối với sinh hoạt Ca Trù Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa cuối thế kỷ XIX

Về ảnh hưởng của Nho giáo đối với các nước Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, các học giả đã có nhiều bài viết trên phương diện chính trị – xã hội, nhưng trên phương diện văn hóa – nghệ thuật còn ít được quan tâm. Bài viết nghiên cứu một hiện tượng văn hóa phổ biến ở Việt Nam (giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa cuối thế kỷ XIX), đó là sinh hoạt ca trù (hát ả đào, hát cô đầu); ảnh hưởng của luân thường Nho giáo tới loại hình sinh hoạt văn hóa này.

Xem chi tiết

Đặc trưng trong tang ma của người Sán Chỉ

Bài viết phân tích các đặc trưng trong tang ma của người Sán Chỉ tại Việt Nam. Theo tác giả, giống như một số dân tộc thiểu số cư trú tại vùng núi phía Bắc, người Sán Chỉ vẫn còn duy trì nhiều hình thức tang chế với những tập tục, kiêng kị riêng về cách “quản lý” linh hồn, khâm liệm, chuẩn bị hành trang cho người quá cố về với thế giới bên kia, về cách cúng tế, trang trí quan tài, di quan, chôn cất… Trong cách tang ma của người Sán Chỉ có nhiều quan niệm độc đáo về đời sống tín ngưỡng tâm linh.

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy giá trị các tác phẩm điêu khắc Champa ở Thừa Thiên Huế

Từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIX, một phần miền Trung Việt Nam (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) là lãnh thổ của vương quốc Lâm Ấp – Champa. Mặc dù vương quốc này không còn tồn tại, nhưng những di sản văn hóa Champa gồm kiến trúc đền tháp, thành lũy, các công trình khai thác nước, các tác phẩm điêu khắc… vẫn còn hiện diện rõ nét với thời gian. Các di sản văn hóa này là tài sản quý giá của dân tộc và nhân loại.

Xem chi tiết

Giáo dục ở tỉnh Hà Đông thời Pháp thuộc

Hà Đông là một trong những tỉnh có truyền thống khoa bảng nổi tiếng cả nước. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, giáo dục tỉnh Hà Đông có những thay đổi đáng kể. Ở làng xã, chính sách cải lương hương chính của chính quyền Pháp đã làm thay đổi bộ mặt làng xã, trong đó có giáo dục. Bài viết nghiên cứu về giáo dục làng xã trước và sau khi thực hiện chính sách cải lương hương chính ở tỉnh Hà Đông; tác động của chính sách cải lương hương chính đến giáo dục làng xã tỉnh Hà Đông thời Pháp thuộc.

Xem chi tiết

Núi sông xứ Huế qua Ô Châu cận lục

Sách Ô Châu cận lục do Tiến sĩ Dương Văn An (người Quảng Bình) biên soạn xong vào năm 1555 sau khi dựa vào 2 tập viết tay của 2 Nho sinh đồng hương viết về vùng Thuận-Quảng. Đây là sách địa phương chí đầu tiên của vùng đất này. Nó mang nội dung phong phú và giá trị cao về học thuật. Bài viết này chỉ đề cập đến 4 ngọn núi (Thương Sơn, Hương Uyển, Quy Sơn, Hải Vân) và 2 con sông (Linh Giang, Đan Điền) của xứ Huế mà tác giả sách ấy đã ghi chép gần 500 năm trước nhưng vẫn còn có giá trị đến ngày nay. Khi viết Ô Châu cận lục, cổ nhân đã thổi hồn mình vào trong tác phẩm bất hủ này.

Xem chi tiết

Một vài nhận xét về mối quan hệ giữa chúa Nguyễn Ánh – Vua Gia Long với người Khmer Nam Bộ

Trong quá trình khai phá vùng Đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là Nam Bộ), cộng đồng người Khmer1 có vai trò quan trọng. Họ không chỉ là lớp người đầu tiên đến khai phá, lập thành phum sróc, làng, ấp mà còn có những đóng góp to lớn về nhân lực, vật lực, tài lực cho sự nghiệp “trung hưng” của chúa Nguyễn Ánh (cuối thế kỷ XVIII) cũng như xây dựng và quản lý đất nước của vua Gia Long (đầu thế kỷ XIX). Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra một số nhận xét về mối quan hệ mật thiết giữa chúa Nguyễn Ánh – vua Gia Long với người Khmer ở Nam Bộ.

Xem chi tiết

Đôi nét khái quát về văn hóa Thừa Thiên Huế*

Bài viết gồm hai phần chính. Phần một đưa ra kiến giải của tác giả về cội nguồn của các địa danh Huế, Thừa Thiên, Thừa Thiên Huế đồng thời xác định vị trí của tiểu vùng văn hóa Huế (mà văn hóa Thừa Thiên Huế là hạt nhân của văn hóa xứ Huế) trong vùng văn hóa Bắc Miền Trung. Phần hai phân tích hiện tượng giao thoa giữa các lớp văn hóa trên vùng đất Thừa Thiên Huế: Lớp trầm tích văn hóa của cư dân tiền trú (Champa); Lớp bồi đắp nền tảng của người Việt từ cả hai miền Nam Bắc đến Huế; Lớp giao thoa văn hóa với người gốc Hoa;…

Xem chi tiết

Địa danh Bảy Núi

Bài viết này góp phần vào việc tìm hiểu về một địa danh nổi tiếng ở An Giang mà cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Địa danh Bảy Núi trong thư tịch Sách Gia Định thành thông chí (1820), ghi nhận trấn Vĩnh Thanh có 18 ngọn núi gồm: Ba Thê, Thoại Sơn, Tà Chiếu, Trà Nghinh, Tượng, Ca Âm, Nam Sư, Khê Lạp, Chút, Tà Biệt, Ba Xùi, Ất Giùm, Chơn Giùm, Nam Vi, Đoài Tốn, Sâm Đăng, Đại Bà Đê, Tiểu Bà Đê.

Xem chi tiết

Biểu tượng hoa cau trong lễ cưới của người Khmer Nam Bộ

Trong phạm vi bài viết này, trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, tác giả bước đầu tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của biểu tượng “hoa cau” trong lễ cưới của người Khmer. Qua đây, một mặt nhằm khẳng định giá trị văn học của biểu tượng “hoa cau” được thể hiện qua một số bài dân ca trong đám cưới, mặt khác góp phần khẳng định thêm giá trị văn hóa đặc sắc trong phong tục cưới hỏi của người Khmer Nam Bộ.

Xem chi tiết

Phương thức định danh cho các đối tượng địa lý ở tỉnh Quảng Bình

Bài viết trình bày giới thuyết chung về phương thức định danh. Nêu cách thức định danh cho các đối tượng địa lý của vùng đất bao gồm phương thức định danh tự tạo và phương thức chuyển hóa với một số cách đặt tên cụ thể, điển hình ở địa danh tỉnh Quảng Bình. Qua đó thấy được nét chung trong phương thức tạo lập địa danh của các địa phương khác trong nước và đặc điểm riêng trong cách gọi tên các đối tượng địa lý ở Quảng Bình.

Xem chi tiết

Khảo cổ học với tu bổ, tôn tạo di tích (Qua trường hợp di tích đền – chùa Bà Tấm, Gia Lâm – Hà Nội)

Qua khai quật phế tích đền – chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội, có niên đại vào thế kỷ XI – XII), tác giả nhận thấy, có nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau và có nhiều giá trị riêng biệt. Vì thế, không thể dựng ngôi chùa mới lên trên khu vực này, việc tôn tạo cần đẩy lên phía trước (trong khuôn viên chùa) để phục vụ yêu cầu tôn tạo và tín ngưỡng của nhân dân.

Xem chi tiết

Mối tương quan giữa các lễ hội ven biển Quảng Ninh với các lễ hội vùng duyên hải Bắc Bộ

 Lễ hội không thuần túy là một hình thức sinh hoạt nhằm để vui chơi, giải trí cho hàng vạn người mà còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh với những ước vọng hết sức nhân văn của người xưa. Nằm trong dòng chảy của lễ hội truyền thống ven biển Bắc Bộ nhưng lễ hội truyền thống ven biển Quảng Ninh vẫn có những điểm khác biệt so với các tỉnh khác về tín ngưỡng, qui mô, thời gian, lễ thức, nghệ thuật trình diễn…

Xem chi tiết

Vài nét về đồ gốm trong văn hóa Óc Eo

Do điều kiện sống của cư dân Óc Eo ở vùng sông ngòi dày đặc, vì vậy mà những đồ gốm sản xuất ra từ nồi dùng đun nấu cho đến các loại hình hũ, bình đựng muối, mắm, tương, cà… đều phải phù hợp với điều kiện trên sông nước. Có thể chia đồ gốm trong văn hóa Óc Eo làm 3 loại hình chính: đồ gia dụng (bếp lò, đèn, hũ, bình, nồi lớn nhỏ), đồ thờ cúng (bình Kendi, ly chân cao…), công cụ sản xuất (bàn xoa, chì lưới, dọi se sợi, nồi nấu kim loại…).

Xem chi tiết

Văn hóa Đông Sơn: 90 năm phát hiện và nghiên cứu*

Bài viết nêu lên quá trình phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn trong 90 năm qua. Việc xác lập văn hoá Đông Sơn là công lao thuộc về các học giả nước ngoài ở nửa đầu thế kỷ trước, còn những nỗ lực nhằm làm sáng tỏ mọi khía cạnh của nền văn hoá này thuộc về nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam. Bài viết cũng đề cập đến những nhận thức cơ bản về văn hóa Đông Sơn, như đặc trưng phân bố, đặc trưng hiện vật, niên đại và các giai đoạn phát triển, đời sống kinh tế, đời sống tinh thần, sự phân hóa xã hội và hình thành Nhà nước sơ khai và mối quan hệ giữa văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa trong khu vực lân cận.

Xem chi tiết