Đóng góp của Phan Khôi trong việc phổ biến và phát triển chữ quốc ngữ trên báo chí Sài Gòn những năm 1928-1933

Thời kì Phan Khôi góp mặt với báo chí Sài Gòn (từ 1928 đến 1933) là thời kì sung sức nhất, thời kì làm nên “thương hiệu” Phan Khôi. Sự có mặt của ông trong các mục xã thuyết, nghiên cứu, sáng tác, tranh luận… trên các tờ báo có xu hướng cấp tiến ở Sài Gòn lúc bấy giờ đã làm sôi động không khí học thuật. Trong đó, những bài viết mang tinh thần phản biện sâu sắc về vấn đề chữ Quốc ngữ rất có ý nghĩa, bởi khi ấy Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện chữ Quốc ngữ, trở thành đối tượng quan tâm hàng đầu ở các cuộc vận động canh tân và vận dụng trong các hoạt động báo chí, xuất bản.

Xem chi tiết

Đối chiếu ý nghĩa ẩn dụ của hai từ “mặt trời”, “mặt trăng” trong tiếng Hán và tiếng Việt

Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, trên ngữ liệu thu thập từ thực tiễn ngôn ngữ và các tác phẩm văn học Trung Quốc, Việt Nam, tiến hành khảo sát ý nghĩa, nhất là ý nghĩa ẩn dụ của từ “mặt trời”, “mặt trăng”, từ đó chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa chúng, nhằm góp một tài liệu tham khảo về nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trung – Việt.

Xem chi tiết

Phạm trù nội động/ngoại động và cấu trúc đề-thuyết trong tiếng Việt

Mối quan hệ giữa phạm trù nội động/ngoại động và cấu trúc Đề-Thuyết là một quan hệ phức tạp. Phân tích mối quan hệ này là tìm hiểu mối quan hệ giữa động từ làm vị ngữ trong phần thuyết và các ngữ đoạn giữ vai trò là tham tố trong cấu trúc nghĩa. Việc Bị thể, Nhận thể trong cấu trúc nghĩa có thể đứng ở vị trí Đề là một đặc điểm nổi bật trong tiếng Việt, một ngôn ngữ thiên về chủ đề tiêu biểu.

Xem chi tiết

Tiếp cận văn bản thơ chữ Hán trong chương trình Trung học từ góc độ từ vựng, ngữ pháp

Bài viết này hướng đến làm rõ vài vấn đề biên dịch và bình giảng tác phẩm thơ chữ Hán trong trường trung học đã và đang gây băn khoăn cho cả người dạy lẫn người học. Trên cơ sở những nguyên tắc dịch thuật và bình giảng, thực trạng tiếp cận thơ chữ Hán ở trường trung học được đưa ra bàn bạc nhằm nhận dạng một số khuynh hướng cơ bản hiện nay với ưu và khuyết điểm vốn có. Kế thừa các khuynh hướng trên, cách tiếp cận tác phẩm thơ chữ Hán từ phương diện từ vựng, ngữ pháp được đề xuất như một hướng đi tuy không mới mẻ nhưng cần được tiếp tục khuyến khích.

Xem chi tiết

Vận mệnh chữ Nôm trong lịch sử văn hóa Nam bộ

Chữ Nôm đã cùng người Việt thiên di đến Nam Bộ từ khoảng thế kỉ XVII, nhưng không có nhiều cơ hội xuất hiện. Qua khảo sát thực tế, bài viết nhìn lại vận mệnh chữ Nôm ở Nam Bộ: là chữ viết ghi âm quan trọng, nhưng chữ Nôm ở Nam Bộ được sử dụng phổ biến trong thời gian rất ngắn. Bài viết chỉ ra các nguyên nhân của vấn đề bằng góc nhìn xuyên văn hóa.

Xem chi tiết

Nghệ thuật tạo hình tượng Giám Trai bằng gốm trong chùa Giác Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh

Tượng Phật Giám Trai trong chùa Giác Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là pho tượng gốm tráng men quý hiếm thuộc dòng gốm Cây Mai, Sài Gòn xưa. Đây là pho tượng được chế tác vào năm 1880, rất độc đáo về mặt mĩ thuật, mang nhiều giá trị trong nghiên cứu nghệ thuật truyền thống Nam Bộ. Bài viết cũng là một trong những cơ sở ban đầu để nghiên cứu về đặc trưng của mĩ thuật Nam Bộ.

Xem chi tiết

Nghệ thuật Kiến trúc, chạm khắc gỗ tiêu biểu ở một số đền thờ của Thanh Hóa

Theo “Thanh Hóa chư thần lục” toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.561 phủ, nghè, đền, miếu thờ các vị thần (trong đó nam thần là 3.078 vị và nữ thần là 432 vị), mỗi cơ sở thờ tự thông thường thì thờ một vị thần, tuy nhiên cũng có nơi thờ nhiều thần. Qua đó cho thấy số công trình kiến trúc lập trên cơ sở thờ tự cũng tương ứng với số thần. Trải qua biến cố lịch sử, điều kiện tự nhiên, số công trình kiến trúc không còn nhiều, nhưng những di vật còn lại đến nay đã chồng lắng nhiều lớp văn hóa, tín ngưỡng của cư dân xứ Thanh.

Xem chi tiết

Nghề đúc đồng Trà Đông với định hướng phát triển loại hình du lịch làng nghề

 Trà Đông (còn gọi là Kẻ Chè) là một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng và có vị trí quan trọng trong hệ thống làng nghề của xứ Thanh. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, nghề đúc đồng Trà Đông vẫn bảo lưu được nghề cổ truyền do cha ông để lại. Vì vậy, bên cạnh việc duy trì nghề đúc đồng truyền thống, tác giả đưa ra một số giải pháp định hướng phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch trong thời gian tới.

Xem chi tiết

Bảo tàng của sự đa dạng và sống động

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) đã trải qua một cuộc hành trình hai mươi năm, ghi dấu những trăn trở, tìm tòi và sáng tạo không ngừng trong việc mở ra các hoạt động phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm của công chúng. Cùng với nghiên cứu, sưu tầm để tạo dựng nên nhiều cuộc trưng bày đa dạng, Bảo tàng DTHVN còn tổ chức nhiều cuộc trình diễn để biến bảo tàng từ một nơi trưng bày hiện vật tĩnh lặng thành một điểm tham quan sống động với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn công chúng. Thông qua các hoạt động, di sản văn hóa dân tộc được bảo tồn, gìn giữ, phát huy để lan tỏa và thấm sâu các giá trị, tạo sức hút mạnh mẽ tới đông đảo công chúng.

Xem chi tiết

Giáo dục ở tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc (1895 – 1945)

Thời Pháp thuộc, Pháp đã áp dụng những chính sách về giáo dục cho miền núi nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng nhằm phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa. Giáo dục ở tỉnh Sơn La thời gian này có những thay đổi nhất định song cũng tồn tại nhiều hạn chế. Bài viết đề cập thực trạng giáo dục ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn này, từ đó đánh giá tác động của nền giáo dục đến kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc.

Xem chi tiết

Hiện trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển nghề gốm Mường Chanh – Mai Sơn – Sơn La

Gốm Mường Chanh là một sản phẩm kỹ nghệ thủ công truyền thống vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị văn hóa tộc người được nhân dân trong vùng và một số vùng lân cận ưa chuộng. Nghề gốm hiện nay cơ bản chưa được cải tiến từ kỹ thuật đến công nghệ sản xuất và đang có nguy cơ thất truyền. Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng và quy trình sản xuất gốm Mường Chanh chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển nghề gốm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái.

Xem chi tiết

Sự thay đổi về phong tục tập quán ở làng xã Bắc Kỳ thời Pháp thuộc

Bài viết phân tích một số thay đổi về phong tục tập quán ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ dưới tác động của chính sách cải lương hương chính thời kỳ Pháp thuộc trên các nội dung cưới hỏi, tang ma, khao vọng, khao lão, mua bán danh vị. Sự thay đổi đó là tích cực vì đã cắt giảm các khoản chi lãng phí, đặc biệt về ăn uống. Tuy nhiên, mục đích của chính sách cải lương hương chính của chính quyền Pháp không phải chỉ là để xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu mà còn là để chi phối và can thiệp.

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long

Các di sản văn hóa đều có giá trị đối với con người hiện tại và tương lai, do đó cần được bảo tồn và phát huy. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa với phát triển du lịch tại các di sản văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau. Di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long là một tài sản có giá trị lớn của nước ta. Phát triển du lịch văn hóa tại khu di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long là rất cần thiết không chỉ phát huy giá trị văn hóa của di sản văn hóa đó, mà còn làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch.

Xem chi tiết

Giá trị văn hóa của Thăng Long Tứ trấn

Thăng Long “Tứ trấn” (bốn ngôi đền bảo vệ) không chỉ là niềm tự hào của người dân vùng đất Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội nay, mà còn là điểm tựa tinh thần trong quá trình dựng nước và giữ nước của cả dân tộc suốt nhiều thế kỷ. Bốn ngôi đền với vai trò “tứ trấn” chưa xuất hiện ngay từ buổi đầu quy hoạch kinh đô Thăng Long mà lần lượt được hình thành qua thời gian. Chúng ta cần nhận thức rõ giá tri ̣văn hóa của Thăng Long tứ trấn và để hiểu rõ thêm về lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Xem chi tiết

Nạn cướp biển trên vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng dưới triều Nguyễn (1802- 1884)

Từ bao đời, cướp biển luôn là nỗi kinh hoàng của ngư dân khi ra khơi. Chúng không chỉ cướp bóc, giết người, gây ra bao thiệt hại về kinh tế mà còn là mối đe dọa đến an ninh chủ quyền quốc gia trên biển. Dưới triều Nguyễn, cướp biển xuất hiện trên vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng nhiều hơn, mức độ cướp phá trắng trợn và thường xuyên hơn. Để đối phó với lực lượng này, vương triều Nguyễn cùng với quân dân Quảng Nam – Đà Nẵng đã có những biện pháp hữu hiệu phòng chống nạn cướp biển, bảo vệ ngư dân

Xem chi tiết

Những biến động trong ngành khai mỏ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858

… Nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, triều Nguyễn – với những chính sách “trọng nông”, hạn chế sự phát triển của công, thương nghiệp đã cản trở sự phát triển nền kinh tế hàng hoá của đất nước, gây ra sự khủng hoảng xã hội trầm trọng, do đó việc mất nước vào tay thực dân Pháp là tất yếu! Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã đưa ra những căn cứ cho thấy, ngoài các chính sách trọng nông, triều Nguyễn trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX cũng rất quan tâm tới các hoạt động kinh tế khác, trong đó có hoạt động khai mỏ.

Xem chi tiết

Những người thầy ở làng xã Nghệ An xưa qua tư liệu Hán Nôm

Tại các thôn xã ở nhiều địa phương trong cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng, trường lớp được mở ra tương đối nhiều, thầy giáo là các vị quan về hưu, người đang làm quan nhưng tranh thủ lúc rảnh rỗi, người thi đỗ nhưng không ra làm quan, những ông đồ, ông Tú… Họ đem hết tài năng, tâm huyết truyền dạy cho các thế hệ học trò nơi bản quán và những vùng lân cận, góp phần đưa chữ Thánh hiền đến gần hơn với người dân. Điều đó được ghi chép khá chi tiết trong tư liệu Hán Nôm, hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Xem chi tiết

Đặc điểm Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840)

Dưới thời Minh Mạng, những tác động mạnh mẽ từ bối cảnh lịch sử và chính sách của triều đình đã làm cho Phật giáo Việt Nam phát triển với nhiều đặc điểm khác biệt so với các giai đoạn trước đó. Trên cơ sở phân tích, làm rõ đặc điểm Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng, bài viết tìm hiểu những tác động qua lại giữa chính sách của nhà nước với sự phát triển Phật giáo, từ đó góp phần làm rõ hơn đặc điểm của Phật giáo Việt Nam trong một giai đoạn và cung cấp các thông tin có thể hữu ích cho cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo có cơ sở tham chiếu trong việc quản lý các hoạt động của Phật giáo.

Xem chi tiết

Một tài liệu Châu bản về việc xin làm y sinh Thái Y Viện dưới đời vua Minh Mạng

Các thầy thuốc trong Thái Y Viện bất kể dưới triều nào cũng được tuyển chọn theo quy chế chặt chẽ. Tuy nhiên dưới đời Minh Mạng (1820-1840), Thái Y Viện triều Nguyễn lại nhận được một lá đơn của một vị thầy thuốc tự tiến cử mình và 4 người con, 1 người cháu xin vào làm tại Thái Y Viện. Thông qua việc tìm hiểu nguyên do xuất hiện lá đơn cũng như vì cớ gì mà người viết đơn không những không được thỏa ý nguyện mà còn bị vua Minh Mạng trách phạt, bài viết góp phần cung cấp thêm thông tin về hoạt động của Thái Y Viện triều Nguyễn.

Xem chi tiết

Thế giới thực vật trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt

Là một nước nhiệt đới, khí hậu gió mùa, đất nước Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng. Cây cối quanh năm tươi tốt, hoa trái đủ bốn mùa. Đặc điểm này khiến cho các loài thực vật trở nên gần gũi, gắn bó thiết thân với con người Việt Nam và được sử dụng làm chất liệu biểu trưng trong thành ngữ. Đây cũng là một phương diện thể hiện rõ nét dấu ấn văn hóa nông nghiệp trong thành ngữ tiếng Việt.

Xem chi tiết