Khai sinh chữ Quốc ngữ (từ 1620 đến 1659) – Phần 1

Sử dụng các mẫu tự Latinh để ký âm tiếng Việt với mục đích truyền đạo Công giáo vào xứ Đàng Trong ở tiền bán thế kỷ XVII, các giáo sĩ Dòng Tên không bao giờ ngờ rằng họ đã để lại một món quà vô giá cho dân tộc Việt Nam, đó là chữ Quốc ngữ. Ngày nay, chẳng ai hoài nghi về sự tiện ích tuyệt đối của chữ Quốc ngữ đối với nền quốc học và sự nghiệp phát triển văn hóa nước nhà, nhưng mấy ai biết chữ Quốc ngữ đã được khai sinh bởi một giáo sĩ người Bồ Đào Nha, tên là Francisco de Pina, tại một làng quê dân dã ở tỉnh Quảng Nam, đó là làng Thanh Chiêm…

Xem chi tiết

Vị thế của dinh Quảng Nam đối với xứ Đàng Trong

 Xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn cho dù được ra đời từ ý đồ ly khai, tránh thế lực đang muốn thâu tóm quyền lực của vua Lê là họ Trịnh, nhưng nó thật sự là xứ sở cho những thế lực mới, nguồn sinh khí mới nảy sinh, phát triển. Dân tộc Việt Nam đã từ đó tiếp tục mở đất để có một lãnh thổ rộng dài như hiện nay; nhà cầm quyền – chúa Nguyễn – có nhiều chính sách tích hợp Nho – Phật – Đạo – tín ngưỡng bản địa để an dân, mở mang kinh tế đối ngoại, hội nhập với thế giới bên ngoài, đưa Đàng Trong phát triển về mọi mặt tiến kịp với Đàng Ngoài….

Xem chi tiết

Nhà thờ Bà Chúa tàm tang Đoàn Quý Phi bên dòng chợ Củi

Ven quốc lộ 1A, cách cầu Câu Lâu về phía Bắc khoảng 500 m, có một tấm biển chỉ dẫn nhỏ, ghi: Nhà thờ Đức bà Đoàn Quý Phi. Men theo con đường bê tông về phía tây khoảng 50 m sẽ gặp một ngôi nhà thờ với kiến trúc ba gian truyền thống. Đó là nhà thờ “Bà Chúa tàm tang” Đoàn Quý Phi do con cháu tộc Đoàn Công (ở thôn Đông Khương 2, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) thờ tự….

Xem chi tiết